Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 12: Độ cao của âm

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 12: Độ cao của âm

TIẾT 12: ĐỘ CAO CỦA ÂM

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Hs lăm được thế nào là tần số.

- Hs nêu mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ TN0 để tạo ra âm trầm, âm bổng.

- sử dụng cụ được thuật ngữ âm trâm âm bổng.

3. Thái độ:

- Yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 12: Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 12: độ cao của âm 
I- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hs lăm được thế nào là tần số.
- Hs nêu mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ TN0 để tạo ra âm trầm, âm bổng.
- sử dụng cụ được thuật ngữ âm trâm âm bổng.
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II- Chuẩn bị:
- Gv Chuẩn bị cho cả lớp: 2 con lắc đơn có chiều dài khác nha, 1 đĩa đục lỗ, 1 độngcơ,1 nguồn điện, 1 tấm bìa mỏng, 1 thước thép mỏng dài 20 đến 30 cm, 1 hộp khuyếch âm.
III-Các hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
tg
Hoat động của trò
Hoạtđộng 1: Kiểm tra.
ã Em hãy cho biết các nguồn âm có đặc điểm gì chung?
ã Hãy chỉ ra bộ phận phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn ghi ta, khi thổi sáo?
Hoạt động2: Tình huống học tập.
Các bạn trai thường có giọng trầm các bạn gái thường có giọng bổng. Khi nào âm phát ra âm trầm, khi nào phát ra âm bổng?
Hoạt động3: Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số.
Gv yêu cầu học sinh đọc TN1 
Gv giới thiệu dụng cụ phân công nhiệm vụ của các nhóm quan sát và làm theo yêu cầu của câu C1: Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng. Gv treo bảng.
Gv làm TN 
Gv mời học sinh lên bảng hoàn thành bảng.
Gv giới thiệu tần số đơn vị tần số và kí hiệu 
Gv dựa vào kết quả bảng trên, yêu cầu học sinh trả lời câu C2 
C2: Từ bảng trên, hãy cho biết co lắc nào có tần số dao động lớn hơn?
Gv mời học sinh hoàn thành nhận xét.
Giữa dao động và âm cao, âm thấp có mối liên hệ với nhau không?
Hoạt động4: Nghiên cứu mói liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
Gv làm TN yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu C3
Gv làm TN yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu C4.
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động5: Vân dụng.
Gv yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C5
Gv nêu câu C6 :Hãy tìm hiểu xem khi vặn dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?
Gv giới thiệu về dụng cụ.
Gv làm TN học sinh lắng nghe và yêu cầu học trả lời câu C7
5/
3/
7/
15/
10/
Hai học sinh lên bảng trả lời 
HS1 lên trả lời
HS2 lên trả lời 
Hs khác nhận xét bổ xung.
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ trả lời.
I- dao động nhanh, chậm – tần số.
* Thí nghiệm 1:
Hs đọc tài liệu
Hs lắng nghe, quan sát và làm theo nhiệm vụ phân công.
Hs quan sát
Hs lên bảng hoàn thành vào bảng.
Hs có thể ghi chép.
ăSố dao động trong 1 giây gọi là tần số.
ă Đơn vị tần số: Hec
ă Kí hiệu: Hz
Hs trả lời câu C2
Hs hoàn thành nhận xét:
Nhận xét: dao động càng nhanh (hoặc chậm) tần số dao động càng lớn ( hoặc nhỏ).
Hs dự đoán
II- âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).
* Thí nghiệm 2:
Hs quan sát lắng nghe
Các nhóm thảo luận trả lời câu C3: 
Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp. Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.
* thí nghiệm 3:
Hs quan sát lắng nghe 
Các nhóm thảo luận trả lời câu C4: Khi đĩa quay chậm,góc miếng bìa dao động chậm âm phát ra thấp. Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh âm phát ra cao.
Hs hoàn thành kết luận.
Kết luận: Dao động càng nhanh (hoặc chậm) tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ) âm phát ra càng cao(hoặc thấp).
III- vân dụng.
Hs trả lời câu C5 
 Hs suy nghĩ trả lời câu C6 
Hs khác nhận xét bổ xung.
Học sinh lắng nghe và quan sát.
Cá nhân học sinh lên làm TN0 và trả lời câu C7
IV- Củng cố- Dặn dò:(5/)
1. Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc phần “ Ghi nhớ ”.
Bài tập : Vật phát ra âm cao hơn khi nào? 
A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn.
C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. khi tần số dao động lớn hơn.
2. Dặn dò:
- VN học bài và làm bài tập trong SBT.
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết ” và đọc trước bài 12. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet12- Bai11.doc