Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tiết 3: Luyện tập (tiếp)

Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tiết 3: Luyện tập (tiếp)

Qua bài này, học sinh cần đạt được những yêu cầu tối thiểu sau:

 1. Kiến thức: - Cũng cố quy tắc nhân đơn thức với đa thức, quy tắc nhân đa thức với đa thức

 2. Kỹ năng: - Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

A(B+C) = AB+ AC

A+ B)(C+D) = AC+ AD+ BC+ BD

 trong đó A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức đại số

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tiết 3: Luyện tập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn: 26/8/ 2011
 TIẾT 3 LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU:
Qua bài này, học sinh cần đạt được những yêu cầu tối thiểu sau:
 1. Kiến thức: - Cũng cố quy tắc nhân đơn thức với đa thức, quy tắc nhân đa thức với đa thức
 2. Kỹ năng: - Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 
A(B+C) = AB+ AC
A+ B)(C+D) = AC+ AD+ BC+ BD
 trong đó A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức đại số
 - Thực hiện được phép nhân đơn thức với đơn thức, đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức
 3. Thái độ: - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi tính toán
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Luyện tập thực hành,
 Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 *Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng 
 * Học sinh: Thước, bảng nhóm, vở, nháp
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sĩ số: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
?Hãy phát biểu quy tắc nhân một đa thức với một đa thức. Làm bài tập 8a (SGK).
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Ở các tiết trước, chúng ta đã nắm bắt được các quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức, nhân một đa thức với một đa thức. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố các kiến thức đó và rèn kĩ năng thực hiện pháp nhân đơn thức, đa thức. Chúng ta cùng luyện tập.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (10’)
GV: Gọi hai HS lên bảng giải bài tập 10a,b sgk; cả lớp làm ở vở nháp.
Hs: Thực hiện
GV: Tổ chức hs nhận xét cách trình bày và kết quả phép tính.
HS: Thực hiện
GV: lưu ý HS 
?Khi thay bởi , thay bởi thì kết quả phép tính ở các bài toán a, b như thế nào? 
HS Đáp: Được các tổng trên, mỗi hạng tử có dấu ngược lại
Hoạt động 2 (10’)
HS: Làm bài tập 12 theo nhóm cùng bàn với hai nội dung:
-Thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức
-Tính giá trị của biểu thức ứng với mỗi giá trị đã cho của x.
GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
HS: So sánh kết quả các nhóm, đi đến kết quả thống nhất.
GV(chốt lại): Khi phải tính giá trị của một biểu thức phức tạp nào đó, trước hết ta nên rút gọn biểu thức đó bằng cách thực hiện phép tính, thu gọn các hạng tử đồng dạng. Sau đó, ta tính giá trị của biểu thức ở dạng gọn nhất.
Hoạt động 3 (10’)
GV: Gợi mở hs làm bài tập 14 sgk:
-Trong tập hợp số tự nhiên, số chẵn được viết dưới dạng tổng quát như thế nào? Ba số chẵn liên tiếp được viết như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Theo đề bài, ta có đẳng thức nào?
HS: Trả lời
GV: Ba số chẵn cần tìm là những số nào?
HS: Trao đổi theo nhóm cùng thực hiện báo cáo cách tìm và kết quả.
GV: Dẫn dắt hs tìm được biểu thức: 
HS: Tìm ba số cần tìm.
Bài tập 10: 
Thực hiện phép tính:
a)
b) 
Bài tập 12:(SGK)
M
Khi x = 0: M= - 0 – 15 = - 15
Khi x = 15: M= - 15 – 15 = - 30
Khi x = -15: M = + 15 – 15 = 0
Khi x = 0,15: M= - 0,15 – 15 = - 15,15
Bài tập 14 (SGK)
Nếu gọi số chẵn nhỏ nhất trong ba số là 2n thì ta có:
Ta có: 2n = 46
 2n + 2 = 48
 2n + 4 = 50
Đáp số: ba số chẵn liên tiếp cần tìm là 46; 48; 50.
4 Củng cố: (4’)
- Em hãy nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân hai đa thức?
- Nhắc lại các bài tập vừa làm
5. Dặn dò: ( 3’)
- Nắm chắc quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân hai đa thức
- BTVN: 11, 13, 15 (SGK)
- Sau khi làm xong bài tập 11, mỗi HS phải trả lời câu hỏi sau: Muốn chứng minh giá trị của một biểu thức đại số nào đó không phụ thuộc vào giá trị của biến, ta phải làm như thế nào?
- Xem trước bài những hằng đẳng thức đáng nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docT3-DAI8.doc