Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

1) Kiến thức :

- HS hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc

- Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc

- Những biểu hiện và việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa các dân tộc .

2) Rèn kỹ năng :

-Tham gia tốt các hoạt động vì tình hữu nghị giữa các dân tộc .

- Thể hiện tình đòan kết , hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày

3) Thái độ :

 

doc 104 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	5	 Bài 5 : TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC 
Tiết : 5 TRÊN THẾ GIỚI 
Ngày soạn :15 / 9 / 2006
I) Mục tiêu bài học : 
1) Kiến thức :
- HS hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc 
- Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc 
- Những biểu hiện và việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa các dân tộc .
2) Rèn kỹ năng :
-Tham gia tốt các hoạt động vì tình hữu nghị giữa các dân tộc .
- Thể hiện tình đòan kết , hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày 
3) Thái độ :
- Hành vi xử sự có văn hóa với bạn bè , khách nước ngoài đến Việt Nam .
- Tuyên truyền chính sách hòa bình , hữu nghị của Đảng và nhà nước ta 
- Góp phần bảo vệ tình hữu nghị với các nước 
II) Chuẩn bị của Thầy và Trò :
Thầy : SGK , SGV , tranh , bài báo , câu chuyện về tình hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới , phiếu học tập 
Trò : Sưu tầm về các hoạt động tình hữu nghị giữa các dân tộc
III) Tiến trình dạy và học :
Ổn định tổ chức lớp :
Kiểm tra bài cũ :(5’)
Câu hỏi :
 Bài tập 1 : Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ? Hãy khoanh tròn câu đúng .
a. Đối đầu , xung đột .
b . Chiến tranh lạnh .
c . Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế 
d . Cả ba đều đúng 
 Bài tập 2 : Biểu hiện của lòng yêu hòa bình là gì ?
Trả lời :
 Bài tập 1 : Câu c đúng ; 
 Bài tập 2 : Biểu hiện của lòng yêu hòa bình là
- Giữ gìn cuộc sống bình yên .
- Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn 
- Không để xảy ra chiến tranh xung đột 
3)Giới thiệu bài mới : (1’)Trong cuộc sống con người cần có mối quan hệ , cùng hợp tác để tiến bộ . Đối với đất nước ta cần có tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nhằm mục đích giao lưu nhiều lĩnh vực để phát triển và tiến bộ . Cụ thể hôm nay Thầy trò ta cùng nhau hiểu rõ hơn 
 4) Bài mới :
TL
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Kiến thức
8’
Hoạt động 1 :Phân tích thông tin phần đặt vấn đề 
GV : Chuẩn bị số liệu trước , ảnh phóng to rõ ,sau đó 
Treo số liệu và ảnh cho HS quan sát 
GV : Cho HS thảo luận nhóm chung một câu hỏi 
Câu hỏi : Quan sát số liệu ảnh trên , em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào ? Hãy nêu ví dụ 
GV : Gợi ý cho học sinh thảo luận 
GV : Cho từng nhóm lên trình bày 
GV : Nhận xét chung kết luận chuyển ý 
Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề
HS ; Quan sát ảnh và số liệu 
HS : Thảo luận nhóm 
- Tính đến tháng 10 / 2002 VN có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương 
- 3 / 2003 VN có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia , tao đổi đai diện ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới 
Ví dụ : Hội nghị cấp cao Á –Âu lần thứ V tổ chức tại VN là dịp để VN mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước , hợp tác về các lĩnh vực kinh tế , văn hoá và là dịp giới thiệu bạn bè thế giới về đất nước và con người VN
I / Đặt vấn đề :
- Các số liệu .
- Quan sát ảnh
5’
Hoạt động 2:Liên hệ thực tế về tình hữu nghị 
GV : Tổ chức học sinh liên hệ hoạt động hữu nghị của nước ta với các nước nói chung và thiếu nhi Việt Nam nói riêng 
GV : Nói thêm 
- ASEM 1 tổ chức tại Thái Lan năm 1996
- ASEM 2 tổ chức tại Anh năm 1998
- ASEM 3 tổ chức tại Hàn Quốc năm 2000
- ASEM 4 tổ chức tại Đan Mạch năm 2002
GV : Cho học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị 
GV : Gợi ý : Giao lưu , kết nghĩa , viết thư , tặng quà , xin chữ kí 
GV : Yêu cầu các em tích cực tham gia các hoạt động bày tỏ tình hữu nghị vói nhân dân và thiếu nhi các nước 
Chuyển ý 
Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế về tình hữu nghị
HS : Giới thiệu các sưu tầm về các hoạt động hữu nghị 
- Của nước ta 
ASEM 5 tổ chức tại Hà Nội , Việt Nam năm 2004
HS : xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị như ;
- Viết thư UPU
10’
Hoạt động 3 :Tìm hiểu nội dung bài học 
GV : Cho học sinh thảo luận chung cả lớp 
H? Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới ?
GV : chốt lại à ghi bảng 
H? Ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác ?
H?Chính sách của Đảng ta đối với hòa bình hữu nghị ?
GV : chốt lại à ghi bảng 
H?HS chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?
GV : chốt lại à ghi bảng 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
HS : Làm việc các nhân 
HS : Trả lời 
HS : Trả lời
HS : Trả lời
HS : Trả lời
II / Nội dung bài học 
1) Khái niệm tình hữu nghị :
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bè bạn thân thiện giữa nước này với nước khác .
2) Ý nghĩa của tình hữu nghị : 
- Tạo cơ hội , điều kiện để các nước , các dân tộc cùng hợp tác phát triển .
- Hữu nghị hợp tác , giúp nhau cùng phát triển kinh tế ,văn hóa , giáo dục , y tế , khoa học , kĩ thuật .
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau , tránh gây mâu thuẫn , căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh .
3) Chính sách của Đảng ta về hòa bình 
- Chính sách của Đảng ta đúng đắn , có hiệu quả .
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi .
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước .
- Hòa nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại 
4) HS chúng ta phải làm gì ? 
- Thể hiện tình đoàn kết , hữu nghị với bè bạn và người nước ngoài 
- Thái độ cư chỉ , việc làm và sự tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày .
10’
Hoạt động 4 :Liên hệ thực tế , giải bài tập SGK .
GV:Liên hệ các hoạt động về tình hữu nghị hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới.
H?Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết ?
H?Công việc cụ thể của các hoạt động đó ?
H? Những việc làm cụ thể của HS góp phần phát triển tình hữu nghị ?
Bài tập : Em làm gì trong các tình huống sau đây ? 
a. Bạn em có thái độ thiếu trách nhiệm với người nước ngoài .
b. Trường em tổ chức giao lưu với nước ngoài .
Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế , giải bài tập SGK .
HS:Việc làm cụ thể 
- Quan hệ đối tác kinh tế , khoa học kĩ thuật , công nghệ thông tin
- Văn hóa giáo dục , ytế dân số
- Dân số
- XoÙa đói giảm nghèo 
- Môi trường ,hợp tác chống bệnh SARS- HIV/ AIDS
- Chống khủng bố ,an ninh toàn cầu .
HS:
- Việc làm tốt :
Quyên góp ủng hộ chất độc màu da cam , tham gia hoạt động nhân đạo 
- Chưa tốt : 
Thiếu lành mạnh trong lối sống 
III / Bài Tập :
- Tình huống a : 
Em góp ý kiến vơi bạn , cần phải có thái độ văn minh với người nước ngoài , cần giúp đỡ họ tận tình nếu họ yêu cầu có nhưvậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước .
- Tình huống b : 
Em tham gia tích cực , đóng góp sức mình , ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là diệp giới thiệu con người và đất nước Việt Nam , để họ thấy chúng ta lịch sự, hiếu khách .
5) Củng cố và hướng dẫn về nhà :(6’)
a) Củng cố :
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai .
- GV : Đưa tình huống một bạn HS gặp một khách du lịch nước ngoài .
- HS:Tự giải quyết tình huống ,theo 2 cách 
	+ Thái độ lịch sự 
	+ Thái độ thô lỗ , thiếu lịch sự 
b) Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc bài cũ , làm các bài tập 1,2 3 SGK
- Sưu tầm tranh ,ảnh cho bài 6 “ Hợp tác cùng phát triển ” , các câu hỏi gợi ý - SGK
IV) Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần : 	1	 Bài1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ 
Tiết : 1 
Ngày soạn :20/8/ 2006
I) Mục tiêu bài học : 
1) Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là chí công vô tư ,những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư .
- Vì sao cần chí công vô tư .
2) Rèn kỹ năng :
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày .
- Biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện người có phẩm chất chí công vô tư .
3) Thái độ :
- Biết quý trọng và ủng hộ hành vi thể hiện chí công vô tư .
- Phê phán , phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi , thiếu công bằng trong giải quyết công việc 
II) Chuẩn bị của Thầy và Trò :
Thầy :
+ SGK,SGV, tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư .
+ Sưu tầm thêm một số câu chuyện câu nói của danh nhân , hay ca dao tục ngữ .
Trò : SGK ,mẫu chuyện về chí công vô tư ,bảng nhóm ,bút dạ 
III) Tiến trình dạy và học :
1)Ổn định tổ chức lớp :
2)Kiểm tra bài cũ :(5’)
a)Câu hỏi :
b)Trả lời :
3)Giới thiệu bài mới :(2’)
Chúng ta đang sống trong một nhà nước XHCN , một nhà nước cần những con có đức tính chí công vô tư , góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh , cuộc sống nhân dân được bảo đảm . Vậy cần có những con người có đức tính như thế .
 4) Bài mới :
TL
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Kiến thức
15’
Hoạt động 1 :Phân tích truyện đọc , giúp hS hiểu thế nào là chí công vô tư .
GV:Cho HS đọc truyện trong SGK
GV:chia lớp 6 nhóm thảo luận 
Câu hỏi thảo luận 6 câu 
Câu 1 : Tô Hiến Thành đẫ suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ?
Câu 2 : Em hiểu gì về Tô Hiến Thành trong việc dùng người và giải quyết công việc ?.
Câu 3 : Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ Tịch Hồ Chí Minh ?
Câu 4 : Cuộc đời và sựï nghiệp Hồ chí Minh có tác động như thế nào đến tình cảnh của nhân dân ta ?
Câu 5 : Những việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện điều gì ? Có tác dụng của biểu hiện đó ?
Câu 6 : Cuộc đời và sự nghiệp HCM đã biểu hiện được điều gì ?
GV:Sau khi cho HS thảo luận nhóm tổng kết  ... )
Nhóm 5,6:Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân 
I/ Đặt vấn đề :
- Quan sát 3 ảnh Sách giáo khoa 
15’
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học 
H?Bảo vệ Tổ quốc là như thế nào ?
GV:Cho HS đọc 
- Câu nói của HCM
- Điều 13,44,48 Hiến Pháp năm 1992 
H?Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc 
GV:Theo lời nói của Bác Hồ “ Không có gì quý hơn độc lập tự do ”
GV:Cho HS lấy sự kiện lịch sử để chứng minh 
H?Bảo vệ Tổ quốc bao gồm nội dung gì ?
GV:Cho HS đọc Điều 12 luật nghĩa vụ quân sự 
Điều 78,259và 262Bộ luật hình sự 1999
H?Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ Tổ quốc như thế nào ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học 
HS:Dựa vào nội dung SGK trả lời 
HS :Đọc câu nói và các điều trong hiến pháp 
HS:Dựa vào nội dung SGK trả lời 
HS :Vận dụng kiến thức lịch sử để chứng minh 
HS:Dựa vào nội dung SGK trả lời 
HS :Đọc câu nói và các điều trong luật nghĩa vụ quân sự và luật hình sự 1999
HS:ra sức học tập và rèn luyện ,đồng thời tích cực và sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự 
II/Nội dung bài học :
1) Bảo vệ tổ quốc là gì ?
Bảo vệ độc lập chủ quyền ,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ,bảo vệ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
2) Vì sao phải bảo vệ ?
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi ,sương máu khai phá ,bồi đắp mơí có được 
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính tổ quốc ta .
3) Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung nào ?
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự 
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội .
4) Trách nhiệm của học sinh 
- Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức 
- rèn luyện sức khỏe tập quân sự 
- Tích cực tham gia phong trào bảovệ an ninh 
- sẵn sàng làm nhĩa vụ quân sự, vận động tổ chức người khác cùng thực hiện 
7’
Hoạt động 3 :Cho học sinh làm bài tập 
GV:Treo bài tập 1 /65 SGK
GV:Gọi HS lên bảng làm 
GV:Cho HS nhận xét 
GV:Treo bài tập 
Những hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự 
a/Không chấp hành lệnh nhập ngũ 
b/Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự 
c/Không chấp hành lệnh khám sức khỏe 
d/Động viên người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự 
Hoạt động 3: Cho học sinh làm bài tập 
HS:Làm bài tập 
HS:nhận xét bài làm của bạn 
HS:Làm bài tập 
HS:nhận xét bài làm của bạn
III/ Bài tập :
* 1/65
- Đáp án đúng là a,c,d,đ,e,h,i
* Những hành vi vi phạm pháp luật là 
- a,b,c
5) Củng cố và hướng dẫn về nhà :(5’)
a) Củng cố :
- Cho HS liên hệ thực tế các hoạt động bảo vệ tổ quốc ,giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương 
- GV: Cho HS sắm vai với nội dung 
+ Thực hiện không tốt 
+ Thực hiện tốt 
b) Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc nội dung và sắm vai lại theo tiểu phẩm
 – Chuẩn bị bài 18 với các nội dung gợi ý SGK
IV) Rút kinh nghiệm :
Tuần : 	32 Bài 18 : SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 
Tiết : 32 
Ngày soạn : 
I) Mục tiêu bài học : 
 1) Kiến thức :
	- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
	- Mối quan hệ sống có đạo đức và hành vi tuân theo pháp luật 
	- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ,cần phải rèn luyện học tập nhiều mặt 
 2) Rèn kỹ năng :
	- Biết giao tiếp ,biết ứng xử ,có đạo đức và tuân theo pháp luật 
- Biết phân tích đánh giá những hành vi đúng sai về đạo đức về pháp luật về bản thân và của mọi người xung quanh 
- Biết tuyên truyền giúp đỡ người xung quanh sống có đạo đức có văn hóa và thực hiện tốt pháp luật 
 3) Thái độ :
- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh ,trước hết với những người trong giađình ,thầy cô và bạn bè 
- Có ý chí nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích cho xã hội 
II) Chuẩn bị của Thầy và Trò :
Thầy :tìm hiểu các mẫu chuyện có liên quan ,tranh ảnh 
Trò :Sưu tầm tranh ,các mẫu chuyện 
III) Tiến trình dạy và học :
1) Ổn định tổ chức lớp :
2) Kiểm tra bài cũ :
a) Câu hỏi :
* Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ tổ quốc 
-a/Xây dựng lực lượng quốc phòng 
b/ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 
c/ xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 
d/ Tất cả các ý trên 
* Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ Tổ quốc như thế nào ?
b) Trả lời :
* Câu d đúng 
* - Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức 
- rèn luyện sức khỏe tập quân sự 
- Tích cực tham gia phong trào bảovệ an ninh 
- sẵn sàng làm nhĩa vụ quân sự, vận động tổ chức người khác cùng thực hiện
3)Giới thiệu bài mới :(1’) thực tế trong cuộc sống con người luôn vươn tới cái hoàn thiện , cái tốt đẹp ,muốn vậy cần phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật .Vào bài 
 4) Bài mới :
TL
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Kiến thức
8’
Hoạt động 1 :Tìm hiểu phần chuyện kể đặt vấn đề 
GV:Gọi HS đọc chuyện 1nam và 1 nữ 
H?Những chi tiết nào Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức ?
H?Những biểu hiện của Hải Thoại làm việc theo pháp luật ?
H?Động cơ nào thúc đẩy anh làm được điều đó ?thể hiện được phẩm chất gì ?
H?Việc làm của anh đem lại lợi ích gì ?
GV:Cho HS nhận xét bổ sung 
GV:Kết luận ,rút ra bài học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần chuyện kể đặt vấn đề 
HS:Đọc chuyện 
HS:Biết tự trọng ,chăm lo đời sống ,trách nhiệm năng động và nâng cao uy tín 
HS:Làm theo pháp luật ,giáo dục cho mọi người,mở rộng sản xuất ,thực hiện nộp thuế đầy đủ ,đấu tranh 
HS:Động cơ thúc đẩy anh là :Xây dựng công ty với ngang tầm sự đổi mới 
- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
HS:Đạt được giá trị vật chất và tinh thần 
HS:Nhận xét bổ sung 
I/Đặt vấn đề :
Chuyện Nguyễn Hải Thoại 
15’
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học 
H?Thế nào sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
H?Quan hệ sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
H?Ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
H?Trách nhiệm của HS ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học 
HS:Dựa vào nội dung bài học SGK
HS:Dựa vào nội dung bài học SGK
HS:Dựa vào nội dung bài học SGK
HS:Dựa vào nội dung bài học SGK
II/ Nội dung bài học : 
1)Sống có đạo đức là :
- Suy nghĩ hành động theo chuẩn mực đạo đức 
- chăm lo việc chung ,lo cho mọi người 
- Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ 
- Lấy lợi ích xã hội là mục tiêu sống .
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích 
2)Tuân theo pháp luật là :Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật .
3)Quan hệ sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
- Đạo đức : Tựu giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức do xã hội qui định.
- Pháp luật : Bắt buộc thực hiện những qui định của pháp luật do nhà nước đề ra 
4) Ý nghĩa :
Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân ,là động lực điều chỉnh nhận thức thái độ ,hành vi thực hiện qui định của Pháp luật 
5) Trách nhiệm :
- Học tập ,lao động tốt 
- Rèn luyện đạo đức tư cách – Quan hệ tốt với bạn bè gia đình và xã hội 
- Nghiêm túc thực hiện Pháp luật 
7’
Hoạt động 3 :Cho HS liên hệ thực tế 
GV:Cho HS thảo luận bàn 
Hãy lấy 2 ví dụ (3’)
Thực hiện tốt 
Không thực hiện tốt 
Hoạt động 3: Cho HS liên hệ thực tế 
HS:Thảo luận nhóm bàn 
- Tội buôn bán ma túy Vũ xuân Trường 
- Giết hại cướp của ,cờ bạc (Trương văn Cam )
- Lã Thị Kim Oanh tham ô tài sản 
- HS quay cóp bài của bạn 
- Bác sĩ Lê Thế Trung 
- Lê Thái Hoàng 
5’
Hoạt động 4 :Luyện tập và giải bài tập SGK
GV:Treo bảng phụ trang 68,69
GV:Gọi HS lên bảng làm 
GV:Treo bài tập : Những hành vi nào sau đây không có đạo đức và không tuân theo pháp luật 
a/Đi xe đạp hàng 3,4
b/vượt đèn đỏ gây tai nạn 
c/vô lễ với thầy cô giáo 
d/Làm hàng giả 
đ/Quay cóp bài 
e/Buôn bán ma túy 
Hoạt động 4 : Luyện tập và giải bài tập SGK
HS:Đọc bài tập 
HS:Làm bài tập 
III/Bài tập :
2/68,69
-Hành vi có đạo đức :a,b,c,d,đ,e
- Hành vi biểu hiện việc làm theo pháp luật g,h,i,l
Bài tập :
- Vi phạm đạo đức :c,đ
- Vi phạm pháp luật :a,b,d,.e
5) Củng cố và hướng dẫn về nhà :(5’)
a) Củng cố :
- Thế nào sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
- Quan hệ sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
- Ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
- Trách nhiệm của HS ?
- Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề 
b) Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc nội dung cũng cố 
- Làm bài tập 1,3,4,5,6 trang 68,69
- Tìm hiểu câu ca dao tục ngữ 
IV) Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 06-05-2008
Tiết : 34 
Bài : THI HỌC KÌ II
I) Mục tiêu : 
 1) Kiến thức : Giúp học sinh ôn tập những kiến thức sau khi học sinh đã tiếp thu 
 2) Rèn kỹ năng : Rèn cách viết một bài kiểm tra theo dạng trắc nghiệm và tự luận 
 3) Thái độ : xác định được trình độ tiếp thu của học sinh
II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinhø :
1. Giáo viên:Câu hỏi và đáp án 
2. Học sinhø:Giấy nháp và dụng cụ viết 
III) Hoạt động dạy và học :
1) Ổn định tổ chức lớp :HS báo cáo sĩ số
2) Kiểm tra : Đề và đáp án kèm theo 
Kết quả thống kê :
Lớp
Sĩ số
0 à2
3à 4
5 à6
7à 8
9 à 10
Trên TB
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
9A1
9A2
9A3
9A4
9A5
9A6
IV) Rút kinh nghiệm bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CD 9.doc