Bài giảng môn học Công nghệ - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống

Bài giảng môn học Công nghệ  - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Kỹ năng: Vận dụng, liên hệ được với thực tế

- Thái độ: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV:Tranh vẽ hình 1.1; hình 2.2; hình 1.3; hình 1.4 SGK .

 Tranh, ảnh sưu tầm

- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.

 

doc 100 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1362Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Công nghệ - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
 BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Soạn ngày: 12.8.2010
Giảng ngày
Tiết: 1 ; Tuần: 1
BÀI 1
VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT 
VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Kỹ năng: Vận dụng, liên hệ được với thực tế
- Thái độ: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV:Tranh vẽ hình 1.1; hình 2.2; hình 1.3; hình 1.4 SGK . 
 Tranh, ảnh sưu tầm
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 - Lớp 8A :
 - Lớp 8B :
 - Lớp 8C :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
2) Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở của HS
3) Tìm tòi phát hiện kiến thức mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài học;
GV: Trong đời sống hàng ngày con người đã dùng những phương tiện thông tin nào để diễn đạt tư tưởng, tình cảm cho nhau?
HS: Trao đổi, phát biểu ý kiến
GV: Kết luận: Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp
GV: Các em hãy quan sát hình 1.1 và cho biết các hình a,b,c,d có ý nghĩa gì?
HS: Nghiện cứu trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 1.2 và đặt câu hỏi Người công nhân khi chế tạo ra các sản phẩm và xây dựng các công trình thì căn cứ vào cái gì?
HS: Trả lời
GV: Nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và kết luận: Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kỹ thuật.
HĐ2: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.
GV: Cho học sinh quan sát hình 1.3
GV: Muốn sử dụng hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì chúng ta cần phải làm gì?
HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến
GV: Nhấn mạnh bản vẽ KT là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trao đổi sử dụng
HĐ3: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
GV: Cho h/s quan sát hình1.4 và đặt câu hỏi các lĩnh vực đó có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không?
HS: Nghiên cứu lấy ví dụ về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực khác nhau.
GV: Bản vẽ được vẽ bằng những phương tiện nào?
HS: Nghiên cứu, trả lời
Bài 1:
I) Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất:
- Tranh hình 1.1 và hình 1.2
II)Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống
- Hình 1.3 ( SGK)
Để người tiêu dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn.
III) Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật
4. Củng cố và dặn dò.
	- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
	- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK
	- Đọc và xem trước bài 2 ( SGK )
Soạn ngày: 
Giảng ngày
Tiết: 2 ; Tuần: 1 BÀI 2
HÌNH CHIẾU
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh hiểu được thế nào là hình chiếu
- Kỹ năng: Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
- Thái độ: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK gồm tranh vẽ các hình ( SGK ); mẫu vật bao diêm, bao thuốc lá ( Khối hình hộp chữ nhật)
- Bìa cứng gấp thành ba mặt phẳng hình chiếu
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 - Lớp 8A :
 - Lớp 8B :
 - Lớp 8C :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm hình chiếu
GV: giới thiệu bài học đưa tranh hình 2.1 
( SGK) cho h/s quan sát từ đó giáo viên đặt câu hỏi cách vẽ hình chiếu một điểm của vật thể như thế nào?
HS: Quan sát trả lời
GV: Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm gì trên MP?
HS: Trả lời
GV: MP chứa tia chiếu gọi là mp gì?
HS: Quan sát trả lời
GV: Rút ra kết luận
HĐ2: Tìm hiểu các phép chiếu.
GV: cho h/s quan sát hình 2.2 rồi đặt câu hỏi
GV:Hình2.2a là phép chiếu gì? Đặc điểm của tia chiếu ntn?
HS: Thảo luận, trả lời.
GV:Hình2.2b là phép chiếu gì? Đặc điểm của tia chiếu ntn?
HS: Thảo luận, trả lời
GV:Hình2.2c là phép chiếu gì? Đặc điểm của tia chiếu ntn?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Tổng hợp ý kiến nhận xét, rút ra kết luận
GV: Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ hình chiếu gì?
GV: Phép chiếu // và phép chiếu xuyên tâm dùng để làm gì?
HĐ3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
GV: cho h/s quan sát tranh vẽ các MP chiếu và nếu rõ vị trí các MP chiếu
GV: Vị trí của các MP phẳng hình chiếu đối với vật thể?
HS: Quan sát, trả lời
GV: Cho h/s quan sát hình2.4 và nõi rõ vì sao phải mở 3 mp hình chiếu sao cho 3 h/c đều nằm trên một mp.
GV: Các mp chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát?
HS: Quan sát trả lời
HĐ4: Tìm hiểu vị trí của các hình chiếu.
GV: cho h/s quan sát hình 2.5 và đặt câu hỏi
GV: Sau khi mở 3mp hình chiếu khi đó 3h/c đều năm trên một mp. vị trí của 3h/c được thể hiện trên mp ntn?
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: vì sao phải dùng nhiều h/c để biểu diễn vật thể? Nếu dùng một h/c có được không?
HS: Trả lời
GV: Rút ra kết luận
Bài 2
I. Khái niệm về hình chiếu:
- Hình 2.1 ( SGK )
II. Các phép chiếu
- Tranh hình 2.2
III. Các hình chiếu vuông góc.
1. Các MP chiếu.
- Tranh hình2.3 ( SGK ).
- Mặt chính diện gọi là MP chiếu đứng.
- Mặt năm ngang gọi là MP chiếu bằng.
- Mặt cạnh bên phải gọi là MP chiếu cạnh.
2. Các hình chiếu.
- H/c đứng có hướng chiếu từ trước tới.
- H/c bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
- H/c cạnh có hướng chiếu từ trái sang.
IV. Vị trí các hình chiếu
- Tranh hình 2.5
4. Củng cố và dặn dò:
- GV: yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài về nhà học bài và làm bài tập trong SGK.
- Đọc và xem trước Bài 3 SGK
- Dặn lớp giờ sau mang dụng cụ để TH.
Soạn ngày: 21.8.2010
Giảng ngày
Tiết:3 ; Tuần: 2
BÀI 4
BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh nhận dạng được các khối đa diện thường gặp như hình hộp, hình chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp cụtbiết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.
- Kỹ năng: Học sinh đọc bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. Học sinh biết cách bố trí hình chiếu trên bản vẽ.
- Thái độ: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ các hình bài 4 ( SGK), mô hình 3mp hình chiếu
- Mô hình các khối đa diện, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
- Chuẩn bị các vật mẫu như: Hộp thuốc lá, bút chì 6 cạnh.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
 - Lớp 8A :
 - Lớp 8B :
 - Lớp 8C :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Giới thiệu bài học.
HĐ1: Tìm hiểu khối đa diện
GV: Cho hóc inh quan sát tranh hình 4.1 và mô hình các khối đa diện và đặt câu hỏi.
GV: Các khối hình học đó được bao bới hình gì?
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Kết luận
GV: Yêu cầu học sinh lấy một số VD trong thực tế.
HĐ2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật.
GV: Cho học sinh quan sát hình 4.2 và mô hình hình hộp chữ nhật sau đó đặt câu hỏi.
GV: Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì?
HS: Nghiên cứu, trả lời
GV: Các cạnh và các mặt của hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì?
GV: Đặt vật mẫu hình hộp chữ nhật trong mô hình 3mp hình chiếu đối diện với người quan sát.
GV: Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên mp hình chiếu đứng thì hình chiếu đứng là hình gì?
HS: Trả lời
GV: Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật?
GV: Kích thước của hình chiếu phản ánh kích thước nào của hình hộp chưc nhật?
GV: Lần lượt vẽ các hình chiếu lên bảng.
HĐ3. Tìm hiểu lăng trụ đều và hình chóp.
GV: Cho học sinh quan sát hình 4.4.
GV: Em hãy cho biết khối đa diện hình 4.4 được bao bởi các hình gì?
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Khối đa diện được xác định bằng các kích thước nào?
HS: Nghiên cứu trả lời
HĐ4.Tìm hiểu hình chóp đều
GV: Cho học sinh quan sát hình 4.6 và đặt câu hỏi
GV: Khối đa diện hình 4.6 được bao bởi hình gì?
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì?
- Chúng có hình dạng ntn?
- Chúng thể hiện những kích thước nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn h/s làm vào vở Bài tập 
Bảng 4.3
Bài 4
I. Khối đa diện
- Tranh hình 4.1 ( SGK).
- KL: Khối đa diện được bao bới các hình đa giác phẳng.
II.Hình hộp chữ nhật
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật.
- Hình 4.2
- Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
- Học sinh làm Bảng 4.1 vào vở
III. Lăng trụ đều.
1. Thế nào là hình lăng trụ đều
- Hình 4.4
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều.
- Hình 4.5
- HS làm Bảng 4.2 vào vở BT
IV. Hình chóp đều
1. Thế nào là hình chóp đều.
- Hình 4.6
- Mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
2.Hình chiếu của hình chóp đều.
- Hình 4.7
4. Củng cố và dặn dò.
	- GV: cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
	- Hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập cuối bài
	- Về nhà học bài đọc và xem trước bài 3,5 ( SGK )
Soạn ngày: 23.8.2010
Giảng ngày
Tiết: 4 ; Tuần: 2
BÀI 3 - BÀI 5
TH HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
TH ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện, phát huy được trí tưởng tượng không gian của học sinh. 
- Kỹ năng: Học sinh đọc bản vẽ các khối đa diện
 Học sinh biết cách bố trí hình chiếu trên bản vẽ.
- Thái độ: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Chuẩn bị thước kẻ, eke, compa. - Chuẩn bị mô hình vật thể A,B,C,D ( Hình 5.2 SGK).
- Vật liệu giấy khổ A4, bút chì, tẩy
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học, Vở , giấy nháp 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
 - Lớp 8A :
 - Lớp 8B :
 - Lớp 8C :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung bài thực hành.
HĐ1. GV giới thiệu bài thực hành.
GV: Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của học sinh.
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ.
GV: Nêu mục tiêu cần đạt được của bài thực hành.
HĐ2. Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
GV: Cho học sinh đọc phần nội dung của bài học.
HĐ3. Tổ chức thực hành.
GV: Trình bày bài làm trên khổ giấy A4.
GV: Cho học sinh nghiên cứu hình3.1 và điền dấu ( x) vào bảng 3.1 để tỏ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu, hướng chiếu.
GV: Hướng dẫn vẽ;
- Kẻ khung cách mép giấy 10mm
- Tuỳ vào vật thể mà ta bố trí sao cho cân đối với tờ giấy.
- Vẽ khung tên góc dưới phía bên phải bản vẽ.
HĐ4. GV:giới thiệu bài học;
- Nêu mục tiêu của bài học trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
GV: Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh.
GV: Chia nhóm
HĐ5.Tìm hiểu cách trình bày bài làm ( Báo cáo thực hành ).
GV: Cho học sinh đọc phần nội dung SGK bài học.
HĐ6. Tổ chức thực hành
GV: Nêu cách trình bày bài trên khổ giấy A4. Vẽ sơ đồ phần hình và phần chữ, khung tên lên bản ... G SX VÀ TRONG ĐỜI SỐNG
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
	- Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí
	- Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Giáo viên nghiên cứu SGK, giáo án, chuẩn bị, kìm, dao, kéo
	- Học sinh đọc và xem trước bài học, chuẩn bị một sốvật dụng cơ khí thường dùng trong gia đình như: Kìm, dao, kéo
	III. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định tổ chức 1/:
 - Lớp 8A :
 - Lớp 8B :
 - Lớp 8C :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Giới thiệu bài học
- Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động tạo ra của cải vật chất
HĐ1.Tìm hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
GV: Cho học sinh quan sát hình 17.1 ( a,b,c) SGK.
GV: Các hình 17.1 a,b,c SGK mô tả người ta đang làm gì?
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Sự khác nhau giữa cách nâng một vật nặng trên hình 17.1 SGK như thế nào?
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Tổng hợp ý kiến rút ra kết luận.
HĐ2.Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí quanh ta
GV: Cho học sinh đọc hình 17.2 SGK rồi đặt câu hỏi.
GV: Em hãy kể tên các sản phẩm cơ khí có trên sơ đồ?
HS: Trả lời
GV: Với mỗi nhóm sản phẩm trên hãy tìm một số sản phẩm cụ thể mà em biết.
HS: Trả lời
GV: Ngoài ra em còn biết thêm những sản phẩm nào khác
HĐ3.Tìm hiểu quá trình gia công sản phẩm cơ khí.
GV: Dựa trên sơ đồ SGK hãy điền vào chỗ trống (  ) những cụm từ thích hợp.
HS: Trả lời.
GV: Quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí gồm những công đoạn chính nào?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy tìm các dạng gia công cơ khí nữa mà em biết.
HS: Trả lời.
4.Củng cố:
- GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong SX và đời sống?
- Kể tên một số sản phẩm cơ khí?
- Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?
Bài 17
I. Vai trò của cơ khí.
- Treo tranh hình 17.1 ( SGK)
KL: Cơ khí tạo ra các máy móc và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng xuất cao.
- Cơ khí giúp cho con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
II. Sản phẩm cơ khí quanh ta.
- Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, máy và công cụ cho mọi ngành trong nền KTQD, tạo điều kiện để các ngành khác phát triển tốt hơn.
III. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào.
- Rèn, dập àDũa, khoanàTán đinhànhiệt luyện. 
- Vật liệu cơ khí ( Kim loại, phi kim ) àGia công cơ khí ( Đúc, hàn, rèn, cắt gọt,NL).
à Chi tiết à Lắp ráp àsản phẩm cơ khí.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	 	- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời toàn bộ câu 	hỏi cuối bài.
	- Đọc và xem trước bài vật liệu cơ khí Chuẩn bị một số 	thanh kim loại đen và kim loại màu.
Tuần: 
Tiết: 
Soạn ngày: 
Giảng ngày: 
Tuần: 21 
Soạn ngày: 30/ 01/2006
Giảng ngày://2006
Tiết: 42
BÀI 37. PHÂN LOẠI VÀ SỐ LIỆU KỸ THUẬT CỦA ĐỒ DÙNG ĐIỆN
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
	- Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi đồ dùng điện.
	- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
	- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV chuẩn bị: Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình .
	- Một số đồ dùng điện cho mỗi nhóm ( bóng điện, bàn là điện, quạt điện..)
	- HS: chuẩn bị các nhãn hiệu đồ dùng điện gia đình.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định tổ chức 2/: 
- Lớp 8A: 
- Lớp 8B: 
- Lớp 8C:
Hoạt động của GV và HS
T/g
	Nội dung ghi bảng	
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy kể tên những bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện trong các đồ dùng điện mà em biết? Chúng làm bằng vật liệu dẫn điện gì?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu cách phân loại đồ dùng điện gia đình.
GV: Cho học sinh quan sát hình 37.1 đồ dùng điện gia đình.
GV: Em hãy nêu tên và công dụng của chúng
GV: Năng lượng đầu vào của các đồ dùng điện là gì?
HS: Trả lời
GV: Năng lượng đầu ra là gì? 
HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện.
GV: Cho học sinh quan sát một số đồ dùng điện để học sinh tìm hiểu và đặt câu hỏi.
GV: Số liệu kỹ thuật gồm những đại lượng gì? số liệu do ai quy định?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích các đại lượng định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện
GV: Trên bóng đèn có ghi 220V, 60W em hãy giải thích số hiệu đó.
HS: Trả lời
GV: Các số liệu có ý nghĩa như thế nào khi mua sắm và sử dụng đồ dùng điện?
HS: Trả lời
4.Củng cố:
GV: Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK và nhấn mạnh tiêu chí để phân loại và sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
GV: Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi của bài học.
10/
13/
15/
3/
- Lõi dây dẫn điện, chốt, phích cắm điện thường làm bằng đồng, nhôm.
I .Phân loại đồ dùng điện gia đình.
stt
Tên đồ dùng điện
Công dụng
1
2
3
4
5
6 
7
8
Đèn sợi đốt
Đèn huỳnh quang
Phích đun nước
Nồi cơm điện
Bàn là điện
Quạt điện
Máy khuấy
Máy xay sinh tố
Chiếu sáng
Chiếu sáng
Đun nước
Nấu cơm
Là quần áo
Quạt máy...
Khuấy
Xay trái cây
a) đồ dùng điện loại - điện quang.
b) Đồ dùng điện loại nhiệt - điện.
c) Đồ dùng điện loại điện - cơ.
Bài tập bảng 37.1
II. Các số liệu kỹ thuật.
- Số liệu kỹ thuật là do nhà sản xuất quy định để sử dụng đồ dùng điện được tốt, bền lâu và an toàn.
1.Các đại lượng định mức:
- Điện áp định mức U ( V )
- Dòng điện định mức I ( A)
- Công xuất định mức P ( W )
VD: 220V là đ/a định mức của bóng đèn.
60W là công xuất định mức của bóng đèn.
2.ý nghĩa và số liệu kỹ thuật..
- Các số liệu kỹ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật.
* Chú ý: Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
- Không cho đồ dùng điện vượt quá công xuất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc và xem trước bài 38 SGK Đồ dùng loại điện quang, đèn 	sợi đốt.	
	Tuần: 
Tiết: 
Soạn ngày: 
Giảng ngày: 
ll
Tuần: 22 
Soạn ngày: 10/ 2/2006
Giảng ngày://2006
Tiết: 44
BÀI 39. ĐÈN HUỲNH QUANG
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
	- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang
	- Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang.
	- Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.
	- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV Tìm hiểu cấu tạo đèn huỳnh quang, đèn compắc huỳnh quang
	- Tranh vẽ về đèn huỳnh quang và đèn compắc huỳnh quang.
	- HS: Đọc và xem trước bài.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định tổ chức 1/: 
- Lớp 8A: 
- Lớp 8B: 
- Lớp 8C:
Hoạt động của GV và HS
T/g
	Nội dung ghi bảng	
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang.
GV: Đèn ống huỳnh quang có mấy bộ phận chính.
HS: Trả lời
GV: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì?
HS: Trả lời.
GV: Điện cực của bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo như thễ nào?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
GV: Bóng đèn huỳnh quang có những đặc điểm gì?
HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu đèn compăc huỳnh quang
GV: Giới thiệu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn compac huỳnh quang, nêu lên ưu điểm và công dụng.
HĐ3.So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết và gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
20/
10/
10/
2/
I. Đèn ống huỳnh quang.
1.Cấu tạo.
- Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính.
- ống thuỷ tinh và điện cực.
a) ống thuỷ tinh.
- Có các chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m 2,4m mặt trong có chứa lớp bột huỳnh quang.
b) Điện cực.
- Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn. Điện cực được tráng một lớp bari – Oxít để phát ra điện tử.
2.Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng lên lớp bột huỳnh quang làm phát sáng.
3.Đặc điểm đèn ống huỳnh quang.
a) Hiện tượng nhấp nháy
- SGK
b) Hiệu suất phát quang.
c) Tuổi thọ
d) Mồi phóng điện.
4) Các số liệu kỹ thuật
5) Sử dụng
II. Đèn Compac huỳnh quang.
- Cấu tạo, chấn lưu được đặt trong đuôi đèn, kích thước nhỏ, dễ sử dụng.
- Có hiệu xuất phát quang gấp 4 lần đèn sợi đốt.
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng 39.1
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1,
2,
1,
2,
Đèn huỳnh quang
1,
2,
1,
2,
	5 Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
	- Đọc và xem trước bài 40 SGK Chuẩn bị đèn ống huỳnh 	quang để giờ sau TH.
Tiết: 53
BÀI 47. TH MÁY BIẾN ÁP ( Tiếp )
	I
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
Hoạt động của GV và HS
	Nội dung ghi bảng	
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
HĐ1.Giáo viên giới thiệu bài thực hành.
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ 4- 5 học sinh.
Các nhóm kiểm tra thực hành của mỗi thành viên
GV: Kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn thực hành cho các nhóm.
HĐ2.Tìm hiểu nội dung thực hành máy biến áp.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi về an toàn sử dụng máy biến áp
GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài, kiểm tra về điện SGK
HS: Thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên
Sau khi thực hiện song ghi vào mục 3 báo các thực hành.
GV: Mắc mạch điện như hình 47.1 SGK
GV: Cách mắc đồng hồ, ampekế và bóng đèn như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Khi đóng khoá K, đây là chế độ tải của máy biến áp, yêu cầu học sinh quan sát trạng thái đồng hồ, bóng đèn và ghi nhận xét vào mục 4 báo cáo thực hành.
Sau đó cắt khoá K cuộn thứ cấp hở mạch, đây là chế độ không tải, nhận xét ghi vào mục 4 báo cáo TH
HS: Thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên
4 Củng cố:
GV: Nhận xét tinh thần, thái độ, an toàn vệ sinh lao động.
- Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mục tiêu bài học
Thu báo cáo về nhà chấm.
I. Chuẩn bị
- SGK
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1. Các số liệu kỹ thuật và giải thích ý nghĩa.
2. Tên và chức năng các bộ phận chính của máy biến áp.
3.Kết quả kiểm tra máy biến áp trước khi thực hành.
TT
Kết quả kiểm tra
4.Quan sát và vận hành máy biến áp.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và làm bài tập
	- Liên hệ thêm một số đồ dùng điện gia đình.
	- Đọc và xem trước bài 48 SGK sử dụng hợp lý điện năng

Tài liệu đính kèm:

  • doccong.doc