Bài giảng môn học Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 20, 21 - Tiết 19, 20 - Bài 13 : Phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài giảng môn học Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 20, 21 - Tiết 19, 20 - Bài 13 : Phòng, chống tệ nạn xã hội

MỤC TIÊU :

 1. Về kiến thức :

 HS hiểu :

 - Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó .

 - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó .

 - Trách nhiệm của công dân nói chung , của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh .

 

doc 32 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 20, 21 - Tiết 19, 20 - Bài 13 : Phòng, chống tệ nạn xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20- 21: Ngày 01/01/2010
 Tiết 19- 20: Ngày dạy: 
Bài 13 : PHÒNG,CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
 I.MỤC TIÊU :
 1. Về kiến thức :
 HS hiểu :
 - Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó .
 - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó .
 - Trách nhiệm của công dân nói chung , của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh .
 2 . Về kỹ năng :
 Hs có kỹ năng :
 - Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội.
 - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân ;
 - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường , địa phương .
 3. Về thái độ :
 Hs có thái độ : 
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ;
- Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em , thanh niên vào tệ nạn xã hội ;
- Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội .
II. CHUẨN BỊ:
 - GV : SGK,STK, bảng phụ , phiếu học tập , tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài.
 - HS : chuẩn bị bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số :
 2. Kiểm tra : 
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh .
 3. Bài mới :
 Giáo viên giới thiệu bài: 
 Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thức thách lớn đó là các tệ nạn xã hội , tệ nạn nguy iểm là ma tuý , cờ bạc , mại dâm .ba tệ nạn này đang làm băng hoại những giá trị đạo đức của xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng .Những tệ nạn đó dang diễn ra như thế nào ? Tác hại của nó như thế nào và cách giảI quyết nó ra sao?
Tìm hiểu tiết học này để giảI đáp những thắc mắc này .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần dặt vấn đề .
- Gv : Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề. 
- Hs : Đọc
- Gv : chia hs thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi .
Nhóm 1: Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?
Em sẽ làm gì nếu các bạn trong lớp em cũng chơI như vậy ?
Nhóm 2: Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? Họ sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhóm 3: Qua 3 ví dụ trên , em rút ra được những bài học gì ? 
Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm có liên quan đến nhau không ? Tại sao ?
- Hs : Đại diện nhóm, trình bày ý kiến của nhóm mình .
- Hs : Nhóm khác bổ sung .
- Gv : Nhận xét ,kết luận .
? Cho biết tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn ? đối với gia đình ? đối với cộng đồng và toàn xã hội ?
- GV : Cung cấp cho hs một số thông tin về các tệ nạn xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.
? Theo em những nguyên nhân nào khiến con người sa vào các tệ nạn xẫ hội ? 
- HS : Trả lời .
- Gv : Ghi các nguyên nhân lên bảng .
 Vd : Lười nhác ham chơi, cha mẹ nuông chiều, tiêu cực trong xã hội, tò mò, hoàn cảnh gia đình éo le , cha mẹ buông lỏng con cái, bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, bị dụ dỗ ,ép buộc , khống chế , do thiếu hiểu biết .
? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính ?
Hs : Trả lời .
GV : Nguyên nhân chính là do con người thiếu hiểu biết , thiếu tính tự chủ.
? Trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ?
Hs : Nêu trách nhiệm của bản thân , gia đình , xã hội.
- GV : Gới thiệu điều 194, 200, 248, 249, 254,255 trong bộ luật hình sự năm 1999.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: 
- GV : Dùng phương pháp đàm thoại , hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. 
? Tệ nạn xã hội là gì ?
? Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào ?
? Pháp luật nhà nước ta có những quy định như thế nào để phòng chống tệ nạn xh ?
? HS phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
- HS : Lần lượt trả lời .
- GV : Bổ sung hoàn thiện .
Cho hs quan sát tranh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xh .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập 
 - GV: Yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập .
 - HS: Đọc bài tập, trao đổi, trình bày.
- GV: Hướng dẫn hs trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá chung.
I. Đặt vấn đề:
1. Nhóm 1: 
 Ý kiến của An là đúng 
 Vì lúc đầu là chơi ít tiền , sau đó quen ham mê sẽ chơi nhiều . mà hành vi chơI bài bằng tiền là hành vi đánh bạc , hành vi vi phạm pháp luật .
 Nếu các bạn ở lớp chơi em sẽ ngăn cản , nếu không được sẽ nhờ cô giáo can thiệp .
2. Nhóm 2: 
 H và P vi phạm pháp luật về tội cờ bạc nghiện hút ( chứ không phải chỉ là vi phạm đạo đức ) 
 Bà Tâm vi phạp pháp luât về tội tổ chức bán ma tuý .
 Pháp luật sẽ xử bà Tâm ,Pvà H theo quy định của pháp luật .
 3. Nhóm 3: 
- Không chơi bài ăn tiền dù là ít .
- Không ham mê cờ bạc .
- Không nghe kẻ xấu để nghiện hút.
- 3 tệ nạn ma túy ,cờ bạc , mại dâm là bạn đồng hành với nhau . ma tuý mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV/AIDS .
 - Nguyên nhân con người sa vào tệ nạn xã hội.
* Tác hại của tệ nạn xh :
Đối với bản thân :
 - Đối với gia đình :
Đối với cộng đồng xh :
* Những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội .
II. Nôi dung bài học:
1. Tệ nạn xã hội.
2. Tác hại của tệ nạn xã hội.
3. Quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội.
4. Trách nhiệm của công dân, học sinh.
III. Bài tập:
1. Bài 1.
2. Bài 2.
3. Bài 3.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
? Thế nào là tệ nạn xã hội ? Tác hại của tệ nạn xã hội ?
? Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ?
? Trách nhiệm của mỗi chúng ta ?
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Xem bài Phòng chống HIV/ AIDS.
Ký duyệt tuần 20- 21
Ngày 01/ 2010
Tổ Trưởng
Phan Văn Diên
Tuần 22 Ngày soạn: 10/01/2010
Tiết 21 Ngày d ạy:
Bài 14 : PHÒNG , CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS.
I.MỤC TIÊU :
 1. Về kiến thức :
 Hs hiểu :
 - Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS .
 - Các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS .
 - NHững quy định của pháp luật về phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS .
 - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
 2 . Về kỹ năng :
 Hs có kỹ năng :
 - Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS .
 - Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS .
 3. Về thái độ :
 Hs có thái độ : 
 - ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
 - Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS . 
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập , tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài, thu thập số liệu thực tế .
 - HS : Chuẩn bị bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC .
 1. Ổn định tổ chức .
Kiểm tra sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Tệ nạn xã hội là gì ? Kể tên những tệ nạn xã hội mà em biết ?
 ? Bản thân em có trách nhiệm như thế nào trước những tệ nạn xã hội đó? 
Bài mới :
Giới thiệu bài:
Như chúng ta đã biết HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới trong đó có Việt Nam . HIV/AIDS đã gây những đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ , cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xh .Pháp luật nhà nước ta đã có những quy định để phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS . Để hiểu rõ hơn điều này ,chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học này .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần dặt vấn đề .
- GV : Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề .
HS : Đọc .
? Tai hoạ giáng xuống gia đình bạn Mai là gì ? 
? Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết cho anh trai bạn Mai ?
- HS: Phát hiện, trả lời.
Cảm nhận của em về nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và người thân của họ ?
- HS : Đối với người nhiễm HIV /AIDS là nỗi bi quan hoảng sợ cái chết đến gần , măch cảm tự ti trước người thân ,bạn bè . Đối với gia đình là nỗi đau mất đi người thân .
- GV : Lời nhắn nhủ trong bức thư cũng là bài học cho chúng ta . Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ AIDS , sống lành mạnh để không rơi vào cảnh đau thương như gia đình của Mai .
? Theo em con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ của AIDS không ? Vì sao ?
Hs : Thảo luận trả lời .
Gv : Kết luận .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: 
- GV: Dùng phương pháp đàm thoại , hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học .
? HIV/AIDS được em hiểu là gì ?
- HS: Nêu suy nghĩ.
- GV : HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải ở người .
-GV : Cung cấp thêm một số thông tin cho hs
 - Pháp luật Việt Nam có những quy định gì về phòng chống HIV/ AIDS ?
- HS: Đọc các quy định trong sgk.
- GV: Cung cấp thêm một số tư liệu cho HS.
- GV: Công dân, HS có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng, chống HIV/ AIDS ?
- HS: Nêu ý kiến.
-GV: Cho hs mở rộng thêm các nội dung sâu.
? HIV lây truyền qua những con đường nào?
-HS : + Lây truyền qua đường máu .
 + Lây truyền qua quan hệ tình dục.
 +- Lây truỳen từ mẹ sang con .
? Cách phòng tránh ?
- HS : + Ttránh tiép xúc với máu của người nhiễm HIV/AIDS .
 + Không dùng chung bơm kim tiêm.
 + Không quan hệ tình dục bừa bãi. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập .
? Nêu mối quan hệ giữa HIV /AIDS với các tệ nạn xh khác ?
Hs : thảo luận , trả lời .
Gv : hướng dẫn hs làm bài tập 3.
I. Đặt vấn đề .
 Tìm hiểu đoạn thư.
- Anh trai trong bức thư đã chết vì bệnh AIDS .
- Do bị bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma tuý mà bị HIV/AIDS . 
- Tâm trạng của Mai đau buồn, thương tiếc người anh.
 - “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS ”
II. Nội dung bài học .
1. HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người , AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV .
HIV /AIDS đang là một đại dịch của thế giới và Việt Nam , đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khẻo ,tính mạng của con người và tương lai nòi giống dân tộc , ảnh hưởng đến kinh tế xh của đất nước .
2. Quy định của pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS. (SGK)
3. Mọi người cần có hiểu biết đầy đủ về HIV /AIDS , không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ ; Tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS .
III. Bài tập 
Bài 1: 
Bài 3: 
 Các con đường b,e,g,i.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ .
? Thế nào là HIV ? Quy dịnh của pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS ?
? Trách nhiệm của mọi người trong việc phòng chống HIV/ AIDS ?
Làm các bài tập ở nhà.
Chuẩn bị bài: Phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy,nổ và các chất độc hại .
Ký duyệt tuần 22
Ngày 01/2010
Tổ trưởng
Phan Văn Diên
Tuần 23 Ngày soạn: 10/01/2010
Tiết 22 
Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,CHÁY,NỔ VÀ CÁC CHẤT 
ĐỘC HẠI .
 I.MỤC TIÊU :
 1. Về kiến thức :
 - Hs nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại .
 - Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí , các chất dẽ gây cháy ,gây nổ và các chất độc hại khác .
 - Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên .
 - Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên .
 2 . Về kỹ năng :
 Biết cách phòng nừa và nhắc nhở người khác cùng thực hiện ,
 3. Về thái độ :
 Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại ; nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực  ... u ý kiến bàn bạc công việc chung .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: 
- GV : Dùng phương pháp đàm thoại , hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học .
? Thế nào là quyề tự do ngôn luận ?
? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình như thế nào ?
- HS: Trả lời .
- GV : Nhấn mạnh : Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp luật , không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung , vu khống ,vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật , phá hoại , chống lại lợi ích nhà nước , nhân dân 
- GV : Yêu cầu HS lấy ví dụ về việc làm vi phạm quyền tự do ngôn luận .
- HS :+ Xuyên tạc công cuộc đổi mới của đất nước qua một số tờ báo .
 + Viết thư nạc danh vu cáo , nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân .
- GV: Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật có ý nghĩa như thế nào ?
- HS: Trả lời 
- GV : Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ , thực hiện quyền làm chủ của công dân , phê bình đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức , cơ quan ,xây dựng đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước . 
- GV: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công đân ? 
? Công dân , HS có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận?
- HS: Trao đổi, trình bày. 
* GV : Kết luận : Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật , phat huy quyền làm chủ của nhân dân , công dân nói chung và hs nói riêng , càn phảI ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp cácý kiến có giá trị và thamgiavào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập .
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
Treo bảng phụ bài tập 1 
- HS : Lên bảng đánh dấu tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân .
- GV: Cho HS thảo luận, trình bày theo yêu cầu bài tập 2.
- HS : Trao đổi, thực hiện làm bài tập 
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV : Kết luận bài tập đúng .
 I. Đặt vấn đề .
- Các việc làm a,b,d là những việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận.
- Cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
II. Nội dung bài học .
 1.Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước , xã hội .
 2. Công dân có quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí ,có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật 
 - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở , trên các phương tiện thông tin đại chúng , kiến nghị với đại biểu quốc hội , hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri 
 - Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân , góp phần xây dựng Nhà nước , quản lý xã hội .
3. Nhà nước tạo điều kịên thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí và phát huy đúng vai trò của mình .
III. Bài tập 
1. Bài 1: Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân :
a. Viết bài đăng báo phản ánh viêc làm thiếu trách nhiệm , gây lãng phí , gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước .
b. Chất vấn đại biểu quốc hội ,đại biểu hội đồng nhân dân trong các kỳ tiếp xúc cử tri 
2. Bài 2 : Có thể 
- Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật .
- Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
 - GV : Khái quát nội dung chính
 - Học bài , hoàn thành các bài tập . 
 - Chuẩn bị bài 20: Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ký duyệt tuần 28
Ngày 15/03/2010
Tổ trưởng
Phan Văn Diên
Tuần 29-30	 Ngày 16/ 03/ 2010
Tiết 28-29
Bài 20 : HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU :
 1. Về kiến thức :
 HS nhận biết được Hiếp pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ; hiểu vị trí vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam ; Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến Pháp năm 1992 
 2. Về kỹ năng .
Hs có nếp sống và thói quen “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
 3. Về thái độ :
 Hình thành trong HS ý thưc “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : SGK,SGV, bảng phụ 
 - HS : Chuẩn bị bài ở nhà .
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra : 
 Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu hs thực hiện bài tập 3 :
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài :
 - GV : Kể tên một vài quyền và nghĩa vụ của công dân em đã được học ?
 - HS : Kể : Quyền khiếu nại , quyền tố cáo , quyền tự do ngôn luận , quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng ,sức khoẻ ,danh dự , nhân phẩm 
 - GV : Tất cả những quyền đó đều được ghi nhận trong hiếp pháp nhà nước ta. Vậy Hiến pháp là gì ? Hiến pháp có vị trí và ý nghĩa như thế nào ? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu phần đặt vấn đề 
- GV : Gọi HS đọc phần đặt vấn đề 
- HS : Đọc .
- GV: Trên cơ sở quyền trẻ em đã học , em hãy nêu một điều trong luật bảo vệ , chăm sóc , giáo dục trẻ em , mà theo em đó là sự cụ thể hoá điều 65 của hiến pháp ?
- HS : + Điều 7 luật bảo vệ , chăm sóc , giáo dục trẻ em “trẻ em có quy ền đ ược sống chung v ới cha mẹ ”
+ Điều 10 “ Tr ẻ em có quy ền đ ược học tập v à có bổn phận học hết chương trình giáo dục ph ổ cập ” 
 + Điều 5 : “trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch ” 
- GV: Từ điều 65 và điều 146 của Hiến pháp và các điều luật trên ,em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em , luật hôn nhân và gia đình ? 
- HS : Suy nghĩ, nhận xét .
- GV ; Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ ở các bài đã học để chứng minh .
Bài 12 : Điều 46 – HP 92 
 Điều 2 - Luật hôn nhân và gia đình
Bài 16 : Điều 58 –HP 92 
 Điều 175 - Bộ luật dân sự .
Bài 17: Điều 17,18 – HP 92 
 Điều 144- Bộ luật dân sự .
- GV : Kết luận 
- GV: Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản HP ? Vào những năm nào ?
- HS : Trao đổi, trả lời .
- GV : + HP 1946 sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước ban hành HP của cách mạng dân tộc dân chủ và nhân dân .
 + HP 1959 HP của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà .
 + HP 1980 HP của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước .
 + HP 92 – HP của thời kỳ đổi mới .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học .
- GV: HP là gì ?
- HS: Trả lời.
- GV : Giới thiệu các nội dung cơ bản của HP 92: HP 92 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15-4-92 và được QH khóa X, kỳ họp thứ 10 sửa đổi , bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/QH10. HP bao gồm 147 điều , chia làm 12 chương .
dân (Điều 126-140) 
- Chương 7: Chủ tịch nước (Điều 101-108)
- Chương 8: Chính phủ (Điều 109- 117)
- Chương 9: HĐND-UBND (Đ118-125)
- Chương 10 : TAND và Viên kiểm sát nhân 
- Chương 11: Quốc kỳ , quốc huy , quốc ca , nagỳ quốc khánh , thủ đô (Điều 141 -145) 
- Chương 12 : Hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP (Điều 116- 147 ) 
- GV: Nội dung của HP quy định những vấn đề gì ?
- HS : Trả lời 
- GV : HP là đạo luật quan trọng nhất của nhà nước. HP điều chỉnh những QHXH cơ bản nhất của một quốc gia , định hướng chođường lối phát triển KTXH của đất nước.
- GV: HP có quyết định chi tiết tất cả các vấn đề? Cơ quan nào được ban hành HP ?
- HS: Trả lời.
- GV: Giới thiệu điều 83 –HP 92 
- GV: Trách nhiệm của công dân ntn trước HP,PL?
- HS: Suy nghĩ, trình bày.
- GV: Gọi HS đọc tư liệu tham khảo 
- HS: Đọc 
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập 
- GV: Gọi hs đọc bài tập 1 và hướng dẫn làm.
- HS: Đọc, thực hiện. 
- GV: Treo bảng kẻ sẵn các lĩnh yêu cầu hs điền các điều tương ứng.
- HS: Lên bảg thực hiện.
- GV: Chia nhóm, hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- HS: Chia hs làm 3 nhóm, thi làm bài tập nhanh, cử đại diện trình bày.
- GV: Hướng dẫn Hs làm bài tập 3. 
- HS: Thực hiện teo yêu cầu.
+ Cơ quan quyền lực Nhà nước : QH, HĐND tỉnh .
+ Cơ quan quản lý Nhà nước : CP, UBND quận , Bộ GD&ĐT , Bộ NN& phat triển nông thôn ,Sở lao động thương binh xã hội , Phòng GD&ĐT .
+Cơ quan xét xử : TAND
+ Cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao.
I. Đặt vấn đề 
 * Điều 8 luật bảo vệ chăm sóc , giáo dục trẻ em “Trẻ em đ ược nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng , thân thể ,danh dự , nhân phẩm ”
-Giữa HP và các điều luật có mối quan hệ với nhau , mọi văn bản pháp lu ật đ ều phái phù hợp với HP và là sự cụ thể hoá HP.
=> HP là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật .
* Các Hiến pháp: 
 Từ khi lập nước đến nay nước ta đã ban hành 4 bản HP
( 1946,1959,1980,1992)
=> HP VN là sự thể chế hoá đường lối chính trị của ĐCS VN trong từng thời kỳ từng giai đoạn cách mạng
II. Nội dung bài học.
1. Hiến pháp: là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều đ ược xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của HP, không được trái HP.
- Chương 1 : Nước CHXHCN VN -chế độ chính trị (Điều 1- 14 )
Chương 2: Chế độ kinh tế (Điều 15-29) 
- Chương 3: Văn hoá, giáo dục , khoa học , công nghệ (Điều 30-43)
Chương 4: Bảo vệ tổ quốc XHCN (Điêu 44-48)
- Chương 5 : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 49-82)
- Chương 6: Quốc hội (Điều 83-100)
2. Nội dung HP: 
 - Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên lý mang tính định hướng của đường lối xây dựng , phát triển đất nước; bản chẩt nhà nước; chế độ chính trị; chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước .
 - HP do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định trong HP .
3. Trách nhiệm của công dân.
 - Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành HP và pháp luật .
III. Bài tập: 
1. Bài 1:
Các lĩnh vực 
Điều luật 
Chế độ chính trị 
Điều 2
Chế độ kinh tế 
Điều 15,23
VH,GD,KH & CN
Điều 40
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 
Điều 52,57
Tổ chức bộ máy Nhà nước 
Điều 101,131
2. Bài 2: 
- Quốc hội ban hành : HP , luật doanh nghiệp , Luật thuế giá trị gia tăng , Luật giáo dục .
- Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành : Quy chế tuyển sinh ĐH , CĐ
- TW ĐTNCSHCM ban hành : Điều lệ ĐTNCSHCM
3. Bài 3: Sắp xếp các cơ quan Nhà nước theo hệ thống :
- Cơ quan quyền lực Nhà nước : QH, HĐND tỉnh .
- Cơ quan quản lý Nhà nước : CP, UBND quận , Bộ GD&ĐT , Bộ NN& phat triển nông thôn ,Sở lao động thương binh xã hội , Phòng GD&ĐT .
- Cơ quan xét xử : TAND
- Cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
 - GV: Cho HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
 - Tìm hiểu thêm về Hiến pháp ở nhà, làm các bài tập còn lại. 
 - Chuẩn bị bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Ký duyệt tuần 29-30
Ngày 15/03/2010
Tổ trưởng
Phan Văn Diên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 8(1).doc