Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 63 - Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 63 - Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác

Kiến thức: HS biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù.

 - Kỹ năng: Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác.

 Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó công nhận định lí về tính chất đồng quy của ba đường cao của tam gíac và khái niệm trực tâm.

 - Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 63 - Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: ..
 	Ngày giảng: .. 	
Tiết 63 §9. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 
I. MỤC TIÊU: 
	- Kiến thức: HS biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù.
	- Kỹ năng: Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác.
	Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó công nhận định lí về tính chất đồng quy của ba đường cao của tam gíac và khái niệm trực tâm.
	- Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, compa, êke, thước kẻ.	
	Học sinh: Làm bài tập đã cho, bảng nhóm, compa, êke, thước kẻ.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định: (1’)
	Sĩ số:	7A:	7B:	7C:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Chữa bài tập 68/31 SBT
	3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Đường cao của tam giác: (15’)
Yêu cầu hs vẽ hình theo yêu cầu;
- Vẽ tam giác ABC lên bảng 
- Vẽ đoạn vuông góc từ đỉnh đến cạnh đối diện GV: giới thiệu đó là đường cao.
? Thế nào là đường cao của tam giác?
?: Một tam giác có mấy đường cao?
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hai đường cao còn lại của tam giác ABC.
? Đểvẽ đường cao của một tam giác ta làm thế nào?
HS: vẽ hình vào vở và nghe GV trình bày.
HS: một tam giác có ba đường cao.
HS: Lên bảng vẽ hình.
Hs trả lời
1. Đường cao của tam giác:
 A
	B	 I C
 AI: đường cao của tamgiác AB
* Khái niệm: SGK/81
*HĐ2:(17’) Tính chất ba đường cao của tam giác:
?1
GV: Yêu cầu HS thực hiện 
GV: chia lớp làm 3 phần: 1/3 lớp vẽ tam giác nhọn; 1/3 lớp vẽ tam giác tù; 
1/3 lớp vẽ tam giác vuông.
GV: Gọi 3 HS lên bảng vẽ hình.
? Qua các trường hợp vừa vẽ em rút ra nhận xét gì về tính chất của 3 đường cao trong tam giác?
GV: giới thiệu định lí về tính chất ba đường cao.
GV: Giới thiệu trực tâm của tam giác.
* Củng cố:
? Trọng tâm của tam giác là giao điểm của các đường nào
? Trực tâm của tam giác là giao điểm của các đường nào?
? Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm các đường nào?
? Điểm nào cách đều 3 cạnh của tam giác?
?1
HS: thực hiện 
Dùng ê ke vẽ 3 đường cao của tam giác ABC
HS: ba em lên bảng vẽ hình 
HS: nêu nhận xét 
Hs đọc nội dung định lý
2. Tính chất ba đường cao của tam giác:
 A
 L K
 H
 B I C
 AH
 B I C
 	 H
 L 	K
 A 
 B I C 
 Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm.
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố: (5’)
? Nhắc lại tính chất 3 đường cao?
Yêu cầu hs thảo luận làm bài 58/SGK
Gv: Nhận xét, chốt lại
Hs nhắc lại
Hs thảo luận làm và trả lời
3. Luyện tập: 
Bài tập 58 tr 83 SGK
Trực tâm của tam giac vuông trùng với đỉnh góc vuông vì 2 cạnh góc vuông đồng thời đóng vai trò là hai góc vuông.
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bài.
Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng quy trong tam giác, phân biệt bốn loại đường.
	 Ngày soạn: ..
 	Ngày giảng: .. 	
Tiết 64 §9. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 
I. MỤC TIÊU: 
	- Kiến thức: HS hiểu kỹ hơn tính chất của các đường đồng quy qua việc nghiên cứu tính chất đó áp dụng trong tam giác cân, tam giác đều
	- Kỹ năng: Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác, xác định các điểm đồng quy trong các tam giác đặc biệt
	- Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, compa, êke, thước kẻ.	
	Học sinh: Làm bài tập đã cho, bảng nhóm, compa, êke, thước kẻ.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định: (1’)
	Sĩ số:	7A:	7B:	7C:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	? Phát biểu tính chất của 3 đường cao?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
*HĐ3: Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân: (25’)
GV: Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của cạnh đáy BC.
? Đường trung trực của BC đi qua đỉnh nào?
?: Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A?
?: Vậy đường trung trực của BC đồng thời là đường gì của tam giác cân ABC?
?: AI còn là đường gì của tam giác ?
? Qua đó ta rút ra tính chất gì của tam giác cân?
GV: Đưa “Tính chất tam giác cân lên bảng phụ”
GV: Đảo lại một tam giác có các đường như thế nào là tam giác cân?
GV: Nêu nhận xét. Yêu cầu HS đọc lại nhận xét.
?2
GV: Yêu cầu HS thực hiện 
?: Áp dung tính chất trên vào tam giác đều ta có điều gì?
HS: Vẽ hình vào vở.
HS: Vì AB = AC (theo tính chất trung trực của một đoạn thẳng).
HS: Vì IB = IC nên AI là đường trung tuyến của tam giác.
HS: AI BC nên AI còn là đường cao của tam giác.
 AI còn là phân giác của góc A, vì trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh.
Hs phát biểu
HS: Hai em lần lượt nêu lại tính chất.
HS: Đọc lại nhận xét tr 82 SGK
?2
HS: thực hiện 
HS: Nêu tính chất cho tam giác đều.
3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân: 
 A
 B I C
 Tính chất của tam giác cân:
Nhận xét: (SGK)
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố: (12’)
? Nhắc lại tính chất của tam giác cân?
? Nhắc lại tính chất của tam giác đều?
GV: cho hs thảo luận làm bài 62/SGK
? Trình bày? Nhận xét?
GV: Hướng dẫn hs sửa chữa sai sót nếu có và chốt lại cách giải
Hs nhắc lại các tính chất
Hs vẽ hình vào vở, một hs lên bảng vẽ
Hs thảo luận làm và cử đại diện trình bày
Hs nhận xét
4. Luyện tập:
Bài 62 SGK/83:
Xét AMC vuông tại M và ABN vuông tại N có:
MC=BN (gt)
: góc chung.
=> AMC=ANB (ch-gn)
=>AC=AB (2 cạnh tương ứng)
=> ABC cân tại A (1)
chứng minh tương tự ta có CNB=CKA (ch-gn)
=>CB=CA (2)
Từ (1), (2) => ABC đều.
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bài.
Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng quy trong tam giác, phân biệt bốn loại đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63-64.doc