Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 31 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 31 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, nhân dân đói khổ.

Sau khi lên cầm quyền Hồ Quý Ly cho thi hành nhiều chính sách cải cách để trấn hưng đất nước.

2. Kỹ năng:Thấy được vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

3. Thái độ:Thấy được vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh, di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 31 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/10
Ngày giảng: 7c: 1/12/10
Bài 16
Sự suy sụp của nhà trần
Tiết 31
II. nhà hồ và cải cách của hồ quý ly
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, nhân dân đói khổ.
Sau khi lên cầm quyền Hồ Quý Ly cho thi hành nhiều chính sách cải cách để trấn hưng đất nước.
2. Kỹ năng:Thấy được vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
3. Thái độ:Thấy được vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh, di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
2. Học sinh: soạn bài. 
III. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích. Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình tổ chức dạy - học :
1.ổn định: 7c:
2.Kiểm tra:? Em hãy trình bày tình hình kinh tế xã hội nước ta cuối XIV
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài.
Hồi cuối thế kỉ XIV khi nhà Trần suy yếu, xuất hiện một nhân vật lịch sử mới đó là Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly lợi dụng cơ hội thâu tóm dần quyền lực vào tay mình, phế truất vua Trần Thiếu Đế rồi lên ngôi lập ra nàh Hồ 1400-1407. Triều Hồ đã làm gì trong hoàn cảnh đó, kết quả ra sao.
Hôm nay...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập của nhà Hồ.
Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ
Thời gian:( 12 phút)
Hs: Đọc mục 1 SGK. 
? Cuối thế kỉ XIV tình hình đát nước ta như thế nào?
H: Vua quan ăn chơi, nhà nước suy yếu kinh tế giảm sút, nhân dân đói khổ-> khởi nghĩa khắp nơi
Gv:Hồ Quý Ly lộng quyền, 1 số quý tộc Trần muốn trừ khử Quý Ly, không thành, bị Hồ Quý Ly nổi dậy giết chết khoảng 370 người sau đó phế truất ngôi vua lên ngôi hoàng đế lập ra nước “Đại Ngu”.
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Hs trả lời.
Gv nhận xét kết luận.
? Em có suy nghĩ gì về việc nhà Hồ lên thay nhà Trần?
H: Hợp quy luật lịch sử, Trần không đủ sức
Hoạt động 2:Tìm hiểu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Li.
Mục tiêu: Hiểu được những bện pháp cải cách của Hồ Quý Li nhằm khôi phục lại đất nước.
Thời gian:(15 phút)
Gv: Khi Hồ Quý Ly lên ngôi, tình hình đất nước vô cùng rối loạn vì vậy Quý Ly đề ra biện pháp cải cách...
Hồ Quý Ly xuất thân trong gia đình quan lại có hai người cô lấy vua. Quý Ly giữ chức vụ cao nhất trong triều Trần lúc đó (Đại vương).
Khi nhà Trần lung lay ông truất ngôi vua và quyết định thực hiện một số biện pháp cải cách trên mọi lĩnh vực.
H:Đọc sgk.
? Về mặt chính trị hồ quý Ly đã thực hiện biện pháp cải cách như thế nào?
Hs trả lời.
Gv nhận xét kết luận .
? Vì sao Quý Ly lại bỏ các quan lại dòng họ Trần?
H: Sợ họ lật ngôi...
? Việc cử quan lại về địa phương thăm hỏi tỏ thái độ gì?
H: Quan tâm đến nhân dân, muốn chia sẻ khó khăn, động viên nhân dân
? Về mặt kinh tế Quý Ly có biện pháp cải cách gì?
Hs ttrar lời.
Gv nhận xét. Kết luận
? Những chính sách đó có tác dụng gì?
H: Phần nào làm cho kinh tế thoát khỏi khủng hoảng
Hs đọc sgk.
? Về mặt xã hội có biện pháp cải cách gì?
Hs trả lời.
Gv nhận xét, kết luận 
? Chính sách hạn nô có tác dụng gì?
H: Giảm bớt nô tì, tăng lực lượng lao động cho xã hội
? Những chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội động chạm đến quyền lợi của ai?
H: Quan lại, quý tộc người giàu có
? Nêu những chính sách về văn hoá, giáo dục.
Hs trả lời 
Gv nhẫn xét két luận 
? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
H: Kiên quyết phòng thủ, bảo vệ tổ quốc
? Em có nhận xét gì về những cải cách của Hồ Quý Ly?
H: Nhiều mặt tích cực, cải cách toàn diện tác động đến các tầng lớp xã hội...
G:Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tác dụng của cải cách Hồ Quý Li.
Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của cải cách Hồ Quý Li.
Thời gian:(9 phút)
? Những biện pháp cải cách của Hồ quý Ly có tác đụng gì?
Hs trả lời
Gv nhận xét, kết luận.
Gv: Hồ Quý Ly đã thực hiện những chính sách ấy với một lòng quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường, những chính sách cải cách ấy có ý nghĩa tích cực, tiến bộ song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết của xã hội lúc bấy giờ.
? Những cải cách này còn có hạn chế gì?
Hs trả lời.
Gv nhận xét kết luận.
G:Làm bớt thế lực họ Trần nhưng lại tăng thế lực họ Trần nhưng lại tăng thế lực họ hồ, làm lợi cho họ Hồ hơn là làm lợi cho quốc gia.
Việc truất ngôi giết hại 370 người giết trực tiếp và gián tiếp nhiều vua và tiếp tục tàn sát trong nhiều năm -> làm mất lòng dân, làm cho người quen biết không dám nói chuyện với nhau.
-> Cái ông làm ra không bằng bài học ông để lại “làm mất lòng dân người đời cho ông là gian giảo"
1.Nhà Hồ thành lập 1400
1400 Nhà Trần suy yếu hồ Quý Ly phế truất ngôi vua lập ra nhà Hồ (Đai Ngu).
2.Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Về chính trị:
+ Cải tổ bộ máy võ quan, thay người dòng họ Trần= các dòng họ khác thân cận và có tài năng.
+ Đổi tên đơn vị hành chính cấp trẩn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
-Kinh tế: 
+Phát hành tiền giấy thay tiền đồng , ban hành chính sách hạn điền.
+Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Về mặt xã hội:
+ Thực hiện chính sách hạn nô.
+ Bán thóc, chữa bệnh cho nhân dân.
- Về văn hoá, giáo dục:
Dịch sách chữ Nôm.
Quy định lại quy chế thi cử, học tập.
- Về quốc phòng:
+ Củng cố quốc phòng, quân sự, quân số, chế tạo súng (thần cơ).
+ Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang (phòng thủ).
3.Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
- Tác dụng:
+ ổn định tình hình xã hội.
+ Hạn chế sự tập trung ruộng đất của quý tộc.
+ Xây dựng nền văn hoá giáo dục mang tính dântộc.
+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.
+ Tăng thu nhập cho đát nước.
-Hạn chế: Chưa triệt để chưa phù hợp với thực tế không hợp với lòng dân.
->Triều Hồ khó vững
4.Tổng kết-
(?) Hãy nêu những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?
(?) Những chính sách ấy có mặt tích cực và hạn chế gì?
5.Hướng dẫn học bài
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 31.doc