Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 33 - Tiết 45 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 33 - Tiết 45 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

1.Kiến thức:

-Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Pa-ri.

+ Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, chi viện đầy đủ nhất, kịp thời nhất cho miền Nam.

+ Miền Nam đấu tranh chống sự lấn chiếm của địch, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

-Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân 1975 (chủ trương, diễn biến).

-Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

-Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 33 - Tiết 45 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Ngày soạn:12/04/2011
Tiết : 45 Ngày dạy: 13/04/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Pa-ri.
+ Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, chi viện đầy đủ nhất, kịp thời nhất cho miền Nam.
+ Miền Nam đấu tranh chống sự lấn chiếm của địch, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân 1975 (chủ trương, diễn biến).
-Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày các trận đánh và cách sử dụng tranh ảnh.
3.Thái độ:
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc.
-Khâm phục tinh thần cách mạng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng quyết phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/GV: 
-Tư liệu lịch sử 9, lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, lược đồ các chiến dịch Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, tranh ảnh có liên quan.
2/HS:
-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi gợi ý trong SGK, nghiên cứu kênh hình, sưu tầm tranh ảnh về các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phhong học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a/Câu hỏi:
Câu1:
+ Trình bày nội dung của hiệp định Pa-ri?
Câu2:
+ Hiệp dịnh Pa-ri kí vào thời gian nào:
 A. Ngày 27 tháng 01 năm 1970. B. Ngày 27 tháng 01 năm 1971. 
 C. Ngày 27 tháng 01 năm 1972. D. Ngày 27 tháng 01 năm 1973. 
b/Đáp án:
Câu1: -Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
-Hoa Kì rút hết quân đội của mình và đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, Mĩ cam kết không tiếp tục không dính líu về quân sự hoặc vào can thiệp vào công việc nội bộ của MNVN
-Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
-Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng lượng chính trị
-Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
-Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
Câu2:
-D-Ngày 27/01/1973.
3.Giảng bài mới : 
a.Giới thiệu bài mới: (1’)
b.Tiến trình bài dạy : (39’)
 Sau Hiệp định Pa-ri Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta, miền Bắc hoà bình trở lại, miền Nam lực lượng so sánh có lợi cho ta. Hơn lúc nào hết đây là thời gian thuận lợi nhất để miền Bắc là hậu phương lớn ra sức chi viện cho miền Nam, còn miền Nam ra sức đẩy mạnh đấu tranh chống bình định – lấn chiếm, chuẩn bị mọi mặt tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để hiểu rõ hơn nội dung các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học sẽ rõ hơn.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
12’
20’
5’
HĐ1: Tìm hiểu miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chi viện cho miền Nam như thế nào ?
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục I (SGK)
+ Cho biết tình hình nước ta sau hiệp định Pa-ri?
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK
+ Nêu những thành tựu mà miền Bắc đạt được trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá và ra sức chi viện cho miền Nam?
GV:Giảng:
-Sau 2 năm (1973-1974), về cơ bản MBắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hoá giáo dục, y tế.
-Kinh tế có bước phát triển. +Tống sản phẩm xã hội năm 1973 cao hơn năm 1965, năm 1974 cao hơn 1973 là 12,4%, sản lượng lúa năm 1973 là 5 triệu tấn. +Đến năm 1974 mặc dù miền Bắc có một số khó khăn về thiên tai song chúng ta cũng đạt được 4,8 triệu tấn.
+Sản lượng CN, TCN năm 1974 tăng 15% so với năm 1973.
-Nhiều bến cảng, tuyến đường đã được sửa chữa, một số cầu quan trọng cũng được khởi công
-Công nhân và bộ đội đã hợp sức tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn trên biển, trên sông, tiến hành nạo vét luồng lạch ra vào các cảng bảo đảm đi lại bình thường, tàu biển có trọng tải lớn có thể đi lại dễ dàng.
-Trong 2năm (1973-1974), miền Bắc đã đưa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật.
-Đột xuất trong 2 tháng đầu năm 1975, do yêu cầu khẩn trương của công cuộc chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công chiến lược, miền Bắc đã gấp rút đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội(trong tổng số 108.000 quân của kế hoạch động viên năm 1975
-Về vật chất – kĩ thuật:MB đưa vào MN 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm..., trong đó có 4,6 vạn tấn vũ khí, đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo, 3,2 vạn tấn xăng dầu... Vận chuyển bằng con đường chiến lược Trường sơn.
+Em đánh giá như thế nào về kết quả mà miền Bắc đã đạt được?
(Thảo luận:2nhóm)
GV: Chuyển ý.
-Do thất bại trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương, Mĩ buộc phải lùi bước trong chiến tranh, đi đến kí Hiệp định Pa – ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/01/1973) và hai tháng sau (ngày 29/03/1973) phải rút hết quân về nước. Nhưng vì muốn giữ “danh dự, uy tín” và quyền lợi, Mĩ vẫn chưa từ bỏ Việt Nam. Vậy để hiểu rõ hơn về âm mưu của Mĩ như thế nào, ta cùng tìm hiểu mục II sẽ rõ hơn.
HĐ2: Tìm hiểu cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Nam chống “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn Miền Nam như thế nào?
+Tình hình Mĩ-Nguỵ sau hiệp định Pa-ri như thế nào?
+ Còn về lực lượng của ta thì sao ?
+Trong cuộc đấu tranh chống địch “lấn chiếm” ta còn có những hạn chế gì
+ Cuộc đấu tranh chống “bình định-lấn chiếm” diễn ra như thế nào?
GV:-Diễn biến:
+Năm 1973, quân dân ta ở miền Nam kiên quyết đánh trả địch trong cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”.
+Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, ta mở đợt Đông –Xuân vào hướng Đông Nam Bộ. Trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ → giành thắng lợi vang dội ở đường số 14, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.
+Trước tình hình đó Hội nghị 21 của Trung ương Đảng đã xác định kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng như thế nào?
GV:-Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là ĐQ Mĩ và tay sai Nguyễn Văn thiệu – kẻ đang phá hoại hoà bình, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc
-Hội nghị của Đảng nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của CM miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình huống nào cũng phải tiếp tục con đường CM bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao với tính chủ động, linh hoạt cao, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng của CM về mọi mặt, đánh thắng từng bước và chủ động trọng mọi tình huống, đưa CM miền Nam tiến lên.
+ Thành tích sản xuất tại khu giải phóng ở miền Nam thì sao ?
GV:Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Năm 1973, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với năm 1972. Nhờ sản xuất phát triển, đóng góp của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng. Năm 1973, nhân dân khu 9 (miền Tây Nam Bộ đã đóng góp 34.000 tấn thóc) và riêng 6 tháng đầu năm 1974 đã đóng góp 48.000 tấn thóc...
-Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh
ª Tất cả những hoạt động và thành tựu trên chuẩn bị cho đại thắng mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam.
+Thắng lợi trên mặt trận quân sự và sản xuất có ý nghĩa như thế nào?
(Thảo luận nhóm: 2 nhóm)
+Em có nhận xét gì về tình hình chiến trường trong thời gian này?
GV: Liên hệ thực tế:Về sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của nhân dân hai miền Nam – Bắc trong giai đoạn hiện nay (phòng chống thiên tai bão lụt, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động trong và ngoài nước...)
GV: Giáo dục tinh thần chiến đấu, thực hiện di chúc thiên liên của Người.
+Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng toàn dân một bản Di chúc lịch sử với nội dung nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân “Phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà ”
-Giáo dục tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 2 miền Nam – Bắc.
GV: Giáo dục bảo vệ môi trường.(hoạt động tháo gỡ bom mìn còn sót lại ở địa phương.)
HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố.
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập lên bảng và yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập.
Bài1:Sau hiệp định Pa-ri tình hình ở miền Nam như thế nào?
A.Quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.
B.Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam.
C.Quân các nước trung lập vào nước ta.
D.Quân ngụy sụp đổ.
Bai2: Ở miền Bắc sau Hiệp định Pa-ri, nhiệm vụ nào không phải là quan trọng nhất?
A.Khắc phục hậu quả của chiến tranh.
B.Khôi phục và phát triển kinh tế.
C.Tiếp tục chi viện cho miền Nam.
D.Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bài3: Những biểu hiện nào thể hiện sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam.?
A.Giữ lại cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự.
B.Tiếp tục để lại lực lượng quân đội ở miền Nam.
C.Dùng thủ đoạn ngoại giao để cô lập ta.
D.Dùng thủ đoạn chính trị để lừa bịp ta.
Bài4:Hãy cho biết nội dung nào không phải là những hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của Mĩ-Ngụy ở miền Nam Việt Nam.?
A.Tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
B.Mở các cuộc hành quân bình định - lấn chiếm vùng giải phóng.
C.Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
D.Chuẩn bị thay thế Tổng thống chính quyền nguỵ Sài Gòn.
Bài5:Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 21 đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản gì?
A.Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B.Chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa..
C.Đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D.Chuyển sang giai đoạn đấu tranh hoà bình để thống nhất đất nước.
*Hướng dẫn về nhà:
-Vẽ bản đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 vào vở học.
-Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
-Sưu tầm tư liệu tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
-Đọc SGK và trả lời
C-Quân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta.
-Miền Nam: Lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
-Miền Bắc: Hoà bình, khắc phục hậu quả chiến tranh.
-Đọc phần chữ nhỏ trong SGK
C-Tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn trên sông.
-Khôi phục các cơ sở kinh tế, công trình văn hoá, giáo dục.
-Đưa vào miền Nam 20 vạn bộ đội.
-Riêng 2 tháng đầu năm 1975 đưa vào 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, xăng dầu
-HS thảo luận và CBKQ:
C-Đây là những thành quả hết to lớn mà nhân dân miền Bắc đã đạt được. Kết quả đó đã giúp miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, kinh tế được khôi phục và phát triển, làm cho xã hội ổn định, đời sống được nâng cao góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
C-Mĩ ngày 29/3/1973, làm lễ cuốn cờ rút quân về nước, nhưng vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền Sài Gòn.
-Chính quyền Sài Gòn vi phạm hiệp định Pa-ri, “bình định và lấn chiếm” vùng tự do.
C-Lực lượng thay đổi có lợi cho ta, quân ta quyết đánh trả để bảo vệ vùng tự do chống địch bình định và lấn chiếm.
-Đảng họp hội nghị lần thứ 21, xác định rõ kẻ thù và xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam.
C-Do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của đối phương, cho nên ta đã sơ hở, có nơi cho rằng cần phải tôn trọng Hiệp định nên địch đánh, ta chỉ giữ hoặc rút chứ không đánh lại hoặc có nơi nảy sinh tình trạng mệt mỏi muốn nghỉ hơn...nên trên một số địa bàn quan trọng, chúng ta đã bị mất đất, mất dân.
C-Cuối 1974 đầu 1975, ta mở những cuộc tấn công vào hướng Đông Nam Bộ.
-Quân ta giành thắng lợi ở đường 14-Phước Long.
C-Kẻ thù: Mĩ – và tay sai Nguyễn văn thiệu →Nguỵ.
-Nhiệm vụ cách mạng: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
C-Năm 1973, diện tích gieo trồng tăng 20%.
-Nhân dân miền Tây Nam Bộ đóng góp 34000 tấn thóc, 6 tháng đầu năm 1974 là 48.000 tấn.
-Thảo luận và báo cáo kết quả.
C-Ta lấy lại được các vùng đất vừa bị mất, giải phóng thêm gần nửa triệu dân.
-Nguỵ quyền Sài Gòn lao đao vì bị cắt viện trợ chỉ còn một nửa so với năm 1972-1973
C-Thời cơ mới đã xuất hiện trên chiến trường → có thể giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-Dựa vào kiến thức vừa học để trả lời.
C-A-Quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.
C-D-Đổi mới xây dựng CNXH
C-A-Giữ lại cố vấn quân sự, lâp Bộ chỉ huy quân sự
C-D-Chuẩn bị thay thế Tổng thống chính quyền nguỵ Sài Gòn.
C-A-Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
I.Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển KT-VH, ra sức chi viện cho miền Nam.
1.Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri:
-Mĩ rút quân khỏi nước ta
 -So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cách mạng.
-Miền Bắc trở lại hoà bình, khôi phục và phát triển KT-VH.
2.Thành quả của cách mạng miền Bắc (1973-đầu 1975):
-Từ (1973-1974), miền Bắc căn bản khôi phục xong các cơ sở kinh tế, đường giao thông, các công trình văn hoá, đưa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong.
-Hai tháng đầu năm 1975, đưa vào 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, quân trang quân dụng
ª Chuẩn bị cho Tổng tiến công xuân 1975 và tiếp quản vùng giải phóng.
II. Đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1/Âm mưu và hành động của Mĩ.
-Mĩ : Vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
-Chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến hành “lấn chiếm và tràn ngập lãnh thổ” cuả ta.
2.Cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
-Cuối 1974 đầu 1975, ta mở những cuộc tấn công lớn và giành thắng lợi ở đường 14-Phước Long.
-Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt đạt nhiều thành tựu.
4.Dặn dò : (2’)
-Về nhà học bài cũ .
-Đọc và soạn các phần còn lại theo các câu hỏi gợi ý sau:
+Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
+Vì sao ta chọn đánh Tây Nguyên trước?
+Diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, Hồ Chí Minh?
+Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
+ Sưu tầm tranh ảnh lịch sử có liên quan đến bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET45LSỬ9.doc