Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 35 - Tiết 50 - Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 35 - Tiết 50 -  Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức :

-Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, nội dung của đường lối đổi mới.

-Qúa trình thực hiện đổi mới đất nước (Qua ba kế hoạch 5 năm: 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000).

-Những thành tựu và yếu kém trong quá trình đổi mới.

2.Kĩ năng :

-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1136Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 35 - Tiết 50 - Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:35 Ngày soạn : 27/04/2011
Tiết :50 Ngày dạy: 28/04/2011
Bài 33. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000).
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức :
-Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, nội dung của đường lối đổi mới.
-Qúa trình thực hiện đổi mới đất nước (Qua ba kế hoạch 5 năm: 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000).
-Những thành tựu và yếu kém trong quá trình đổi mới.
2.Kĩ năng :
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ :
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH, có tinh thần đổi mới trong lao động, công tác và học tập.
-Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới đất nước.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1/ GV:Tư liệu lịch sử 9, tranh ảnh công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay, các văn kiện đại hội Đảng VI (1986), VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
2/ HS:Đọc và soạn bài theo các câu hỏi gợi ý, nghiên cứu kênh hình, sưu tầm tranh ảnh về công cuộc đổi mới đất nước từ 1986-nay.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức : 1’ 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh.
2.Kiển tra bài cũ : 4’
a.Câu hỏi:
Câu1:
+ Trình bày thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985)?
Câu2:
+ Trung Quốc tấn công nước ta thời gian nào:
 A. 17/02/1979. B. 17/03/1979. C. 17/04/1979. D. 17/05/1979.
b.Đáp án:
-Nông nghiệp tăng 4,9%/năm, lương thực đạt 17 triệu tấn.
-Công nghiệp tăng 9,5%/năm, hoàn thành hàng trăm các công trình lớn và hàng ngàn công trình nhỏ, dầu mỏ bắt đầu được khai thác, hoạt động KHKT được triển khai.
Câu2:
-A-17/02/1979
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài mới 1’: Từ 1976-1985, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó khó khăn cũng không nhỏ. Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã làm gì ? Chúng ta tìm hiểu bài 33.
b.Tiến trình bài dạy : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10’
22’
5’
HĐ1: Tìm hiểu đường lối đổi mới của Đảng như thế nào.
+Vì sao Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước?
+Em hiểu như thế nào về quan điểm đổi mới của Đảng?
-Giới thiệu hình 83:Đại hội Đảng VI.
HĐ2: Tìm hiểu thành tựu, yếu kém của Việt Nam trong 15 năm đổi mới.
+Cho biết mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1986-1990)?
+Nêu những thành tựu của kế hoạch 5 năm (1986-1990)?
-Giới thiệu hình 84:ta bắt đầu khai thác dầu mỏ ở mỏ dầu Bạch Hổ và hình 85 ta xuất khẩu gạo ở cảng Hải Phòng.
+Nhà nước ta đề ra kế hoạch 5 năm (1991-1995) là gì?
+Trong kế hoạch 5 năm (1991-1995), đất nước đạt được những thành tựu nào?
-Giải thích từ “lạm phát”.
-Giới thiệu hình 86:Công trình thuỷ điện I-Ya-li ở Tây Nguyên.
+Cho biết thành tựu của kế hoạch 5 năm (1996-2000)?
-Giới thiệu hình 87:lễ kết nạp VN vào ASEAN (1995)
+Sự đổi mới của Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 (Thảo luận)
-Giới thiệu hình 88, 89, 90 đây là sự thay đổi của nước ta trong 15 năm đổi mới.
-Liên hệ những thay đổi và thành tựu ở Bình Định.
+Trong 15 năm đổi mới , chúng ta có những khó khăn, yếu kém nào?
ª Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta phải phấn đấu không ngừng để có thể đạt tới dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh theo đúng định hướng XHCN.
HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố.
+Trình bày thành tựu của kế hoạch 5 năm (1996-2000)?
+Việt Nam kết nạp vào ASEAN khi nào ?
A.Ngày 28 tháng 7 năm 1995.
B.Ngày 27 tháng 7 năm 1995.
C.Ngày 26 tháng 7 năm 1995.
D.Ngày 25 tháng 7 năm 1995.
+Đại hội lần thứ VI của Đảng tổ chức thời gian nào:
A.10/1986. C. 12/1986. 
B.11/1986. D. 09/1986.
* Hướng dẫn về nhà.
-Làm các bài tập còn lại ở SGK
-Ôn lại những nội dung đã học để tiết sau tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
-Trong quá trình phát triển đất nước gặp không ít khó khăn, yếu kém dẫn đến khủng hoảng về kinh tế-xã hội.
-Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
-Sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu.
-Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
-12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới.
-Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục ấy thực hiện có hiệu quả, có những bước đi thích hợp.
-Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng văn hoá, đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
-Quan sát.
-Cả nước tập trung lực lượng giải quyết ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
-1989, xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
-Hàng tiêu dùng dồi dào, hàng hoá sản xuất trong nước tăng gắn với nhu cầu thị trường.
-Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng cả qui mô và hình thức, từ năm 1989 mở rộng hàng xuất khẩu có giá trị là gạo và dầu thô.
-Quan sát
-Mục tiêu :Cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường ổn định chính trị, về cơ bản đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
-Đình đốn sản xuất và rối ren trong lưu thông đã được khắc phục.
-Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2%, nạn lạm phát được đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển, vốn đầu tư nước ngoài tăng, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
-Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển KT-XHCN, thích ghi dần với kinh tế thị trường.
-Quan sát.
-Mục tiêu:Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững, đi đôi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.
-Thành tựu:
+ Kinh tế tăng trưởng khá GDP tăng 7%/năm.
+ Nông nghiệp phát triển liên tục góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định KT-XHCN.
+ Công nghiệp phát triển liên tục, trong 5 năm xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD tăng bình quân 21%/năm.
+ Nhập khẩu 61 tỉ USD tăng bình quân 13,3%/năm, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được đưa vào thực hiện 10 tỉ USD gấp 1,5 lần so với 5 năm trước
-Khoa học-công nghệ phát triển, GD-ĐT tăng.
-Quan sát.
-Làm tăng sức mạnh tổng hợp, thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.
-Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
-Nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
-Quan sát.
-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
-Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc, gay gắt, chậm được giải quyết.
-Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng.
-Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
-Ngày 28/07/1995
-12/1986
I.Đường lối đổi mới của Đảng.
1.Hoàn cảnh :
-Đất nước khủng hoảng về KT-XH.
-Do tác động của cuộc cách mạng KHKT.
-Sự kủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu.
-Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
ª 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới.
2.Nội dung :
-Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục ấy thực hiện có hiệu quả, với những bước đi thích hợp.
-Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng văn hoá, đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II.Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000).
1.Kế hoạch 5 năm (1986-1990) :
a.Mục tiêu :
- Cả nước tập trung lực lượng giải quyết ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
b.Thành tựu :
-1989, xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
-Hàng tiêu dùng dồi dào, hàng hoá sản xuất trong nước tăng.
-Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng cả qui mô và hình thức.
2.Kế hoạch 5 năm (1991-1995) :
a.Mục tiêu:
-Cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, về cơ bản đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
b.Thành tựu:
-Đình đốn sản xuất và rối ren trong lưu thông được khắc phục.
-Kinh tế tăng trưởng nhanh (GDP 8,2%).
-Nạn lạm phát được đẩy lùi.
-Kinh tế đối ngoại phát triển.
-Vốn đầu tư nước ngoài tăng.
-Hoạt động khoa học, công nghệ gắn liền với KT-XHCN.
3.Kế hoạch 5 năm (1996-2000) :
a.Mục tiêu:
-Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững, đi đôi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội.
- Bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân. 
-Nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.
b.Thành tựu:
-Kinh tế tăng trưởng khá GDP tăng 7%/năm.
-Nông nghiệp phát triển liên tục.
-Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển.
-Vốn đầu tư nước ngoài tăng.
-Khoa học-công nghệ chuyển biến tích cực.
-Giáo dục và đào tạo phát triển nhanh.
-Chính trị xã hội căn bản ổn định, an ninh quốc phòng tăng cường, quan hệ đối ngoại mở rộng.
4.Ý nghĩa lịch sử của đối mới :
-Tăng sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.
-Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
-Nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
5.Hạn chế, yếu kém :
-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
-Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc, gay gắt, chậm được giải quyết.
-Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng.
4.Dặn dò :2’
-Về nhà học thuộc bài, sưu tầm những thành tựu của Bình Định trong công cuộc đổi mới.
-Xem trước bài 34 và tìm hiểu:
+Đặc điểm lịch sử giai đoạn 1919-1930?
+Đặc điểm lịch sử giai đoạn 1930-1945?
+Đặc điểm lịch sử giai đoạn 1945-1954?
+Đặc điểm lịch sử giai đoạn 1954-1975?
+Đặc điểm lịch sử giai đoạn 1975 đến nay?
+Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên CNXH ở nước ta?
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET50LSỬ9.doc