Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Bài 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Bài 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên

.Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp hs nắm được định nghĩa truyền thuyết

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện con rồng cháu tiên.

 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

 - kể lại được truỵện.

B. Chuẩn bị:

 GV : SGK + G/A

 HS: SGK + bài soạn

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 23 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Bài 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
TUẦN 1. TIẾT 1. Ngày soạn: 23/ 8/ 2008
 Ngày giảng: 25/ 8/2008
BÀI 1
 VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN
A.Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp hs nắm được định nghĩa truyền thuyết
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện con rồng cháu tiên.
 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
 - kể lại được truỵện.
B. Chuẩn bị:
 GV : SGK + G/A
 HS: SGK + bài soạn
C. Tiến trình lên lớp: 
 I. Ổn định lớp: (2 phút )
 II. Bài mới: (35 phút )
 Hoạt động 1: giới thiệu bài: (2 phút )
 Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
THỜI
GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 13
 20
 5 
 3
- GV hướng dẫn hs cách đọc. GV đọc mẫu môtị đoạn, gọi hs đọc tiếp.
- Gọi hs đọc phần chú thích sgk.
? Qua phần chú thích cho biết truyền thuyết là gì? 
HS trả lời theo sgk
? Văn bản này được chia làm mấy phần? 
 phần 1: từ đầu Long Trang
3 phần phần 2: tiếp theo lên đường
 phần 3 : còn lại.
? Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc của LLQ& ÂC?
? LLQ đã giúp dân làm gì?
? V iệc kết duyên của LLQ & ÂC có gì kì lạ?
? cuộc tình duyên lì lạ này có ý nghĩa gì? 
 ( HS thảo luận )
- Đó là sự kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên, của hai giống nòi tài giỏi xinh đẹp
? Điều kì lạ ấy có ý nghĩa gì?
- Đàn con là sự kết tinh những tinh hoa của tiên rồng, nét đẹp của mẹ, tài năng của cha.
- Hình tượng “ môt bọc” chỉ rõ dân tộc ta là con một cha, cụm từ “ một bọc” chuyển sang âm hán việtthành “đồng bào” từ mượn gốc Hán.
? LLQ và Âu Cơ chia con ra sao? để làm gì?
? Chi tiết chia con nhằm nói lên điều gì? (hs thảo luận )
 Giải thích nguồn gốc các dân tộc, cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc trong việc cai quản đất đai rộng lớn.
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
- Chi tiết kkhông có thật được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích dân gian gắn với quan niệm tín ngưỡng vật tổ.
? Vai trò của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện?
- Tô đặm tính chất kì lạ, lón lao, đẹp đẽ của nhân vật sự kiện, thần kì hóa, tin yêu tôn kính tổ tiên dân tộc tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm
? Ý nghĩa của truyện : “ CRCT ”
Hoạt động 3: Luyện tập:
 Cho hs thảo luận bài tập 1 sgk
IV. Kiểm tra đánh giá:
GV đánh giá lại toàn bộ tiết học. Về học bài , soạn bài “ Bánh chưng bánh giày ”.
I. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích :
3. Bố cục: 3 phần
II. Phân tích:
1. Hình tượg LLQ& ÂCơ:
- LLQ& ÂCơ đều là thần có sức khỏe vô địch có nhiều phép lạ. Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
- LLQ giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở.
2. Cuộc tình duyên kì lạ:
- LLQ: thần, nòi rồng ở biển
- ÂC: Tiên tren non
 gặp nhau yêu mến kết duyên.
* ÂC sinh con: 
- Sinh ra bọc trăm trứng nở 
trăm con trai hồng hào, đẹp đẽ khỏe mạnh như thần. 
* Cảnh chia con:
 Nguồn góc các dân tộcviệt nam, sống trên mọi miền đất nước.
- Cụm từ: Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau ý nguyện đoàn kết, thống nhất.
* Ghi nhớ (sgk )
Tuần 1. Tiết 2 Ngày soạn:23/ 8/ 2008
 Ngày giảng:28/ 8/ 2008
 Văn bản 
 BÁNH CHƯNG BÁNH GIÀY 
 (Truyền thuyết )
 ( Hướng dẫn đọc thêm )
 A: Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
Biết tóm tắt và kể được truyện.
B: Chuẩn bị:
 GV: N/c tài liệu, tranh về cảnh Lliêu làm bánh.
 HS: Chuẩn bị bài soạn.
C: Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp (2 phút )
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) Thế nào là truyền thuyết ? tóm tắt truyện CRCT.
III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: giới thiệu bài (2 phút )
 Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản. 
Thời
gian
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 15
 15
 4
 2
GV hướng dẫn HS cách đọc.
Gọi HS đọc phần chú thích.
Gọi hs kể tóm tắt gv nhận xét.
GV hướng dẫn hs chia bố cục: 3 phần
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
? Nhà vua chọn người nối ngôivới ý định ra sao?
? Bằng hình thức nào?
? Vì sao các con vua chỉ có LLiêu được thần giúp đỡ?
? Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần ? ( hs trả lời )
? Tại saothần không chỉ dẫn cho LL hoặc làm giúp? 
 Để LL bộc lộ trí tuệ, khả năng việc dành được kế vị vua mới xứng đáng
? Vì sao những thứ bánh của LL vua cha chọn tế trời đất và tiên vương và LL được chọn nối ngôi ? (HS thảo luận ) 
 Hoạt động 3: Luyện tập:
 Bài tập 1: (HS thảo luận nhóm)
? Nêu ý nghỉa phong tục ngày tết gói bánh chưng bánh giày ?
Để nhớ tổ tiên, tỏ lòng thờ kính đất trời, đề cao nghề nông.
IV. Kiểm tra đánh giá: 
Củng cố: GV củng cố lại toàn bộ bài
Dặn dò: về học bài , soạn bài mới.
I. Đọc - hiểu văn bản:
II. Phân tích:
1. Hoàn cảnh,ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
 * Hoàn cảnh:
- Giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, vua đã già
 * Ý định:
- Người nối ngôi ta phải nối chí ta
 * Hình thức:
 - Câu đố thử tài
2. Cuộc thi tài giải đố
- Lliêu là người thiệt thòi nhất.
-Được thần mách bảo: “ Không có gì quý làm bánh”
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế, ý tưởng sâu sắc tượng trưng cho trời, đất, muôn loài hợp ý vua tài đức của người có thể nối chí vua.
 * Ghi nhớ (SGK ) 
TUẦN 1. TIẾT 4. Ngày sọan: 26/ 8/ 2008
 Ngày giảng: 30/ 8/ 2008
 Tập làm văn
 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC 
 BIỂU ĐẠT
Mục tiêu cần đạt:
 Huy động kiến thức của hs về các loại vă bản mà hs đã biết.
 Hình thành sơ bộ khái niệm: vă bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
Chuẩn bị:
 GV: SGK + g/a 
 HS : SGK + SGK
 Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (2 phút )
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 
 III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: giới thiệu bài (2 phút )
 hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 20
 13
 3
? Trong đời sống khi có một tư tưởng, t/ c nguyện vọng cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm thế nào? 
? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm nguyện vọng một cách đầy đủ trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm thế nào?
? GV cho hs đọc 2 câu ca dao trong sgk.
? Hai câu ca dao này sáng tác ra để làm gì?
 - Vb gồm 2 câu viết ra để nêu lên một lời khuyên phải bèn lòng vững chí, không thay đoỏi, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.
? Hai câu 6 & 8 liên kết với nhau ntn?
- Liên kết với nhau bằng luật thơ lục bát, về ý 2 câu tập trung một ý, không thay đổi ý chí.
- GV hướng dẫn hs cách nhận biết văn bản
 Chia nhóm hs thảo luận (d, đ, e )
 GV chốt lại kiến thức và cho hs đọc ghi nhớ chấm 1, 2.
- GV sử dụng bảng phụ về các kiểu văn bản & phương thức biểu đạt
- vd 1: Tục truyền đời HV thứ 6 tự sự
- vd 2: Cánh phượng đỏ tươi như màu của nắng miêu tả
- vd 3: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
  biểu cảm
Hoạt động 3: luyện tập:
 1. Bài tập 1: 
Xác định phương thức biểu đạt trong các đoạn văn sau:
a. tự sự b. miêu tả c. nghị luận
d. biểu cảm đ. thuyết minh
 2. bài tập 2:
Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
 Vb tự sự
IV. Kiểm tra đánh giá:
củng cố:GV củng cố lại toàn bộ bài
Dặn dò: về học bài, soạn bài.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
 - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viếtcó chủ đề, liên kết mạch lạc, lí lẽ.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Có 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
 + Tự sự
 + Miêu tả
 + Biểu cảm
 + Nghị luận
 + Thuyết minh
 + Hành chính công vụ
* Ghi nhớ: (sgk )
II. Luyện tập:
TUẦN 2 . TIẾT 6. Ngày soạn: 2/ 9/ 2008
 Ngày giảng: 4/ 9/ 2008
 Bài 2
 Tiếng việt: TỪ MƯỢN
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs hiểu được thế nào là từ mượn (đặc biệt là từ Hán Việt ) và các nguyên tắc mượn từ.
 - Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói, viết.
B. Chuẩn bị:
 GV: SGK + G/A
 HS: SGK + bài soạn.
C. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định lớp( 2 phút )
 II. Bài cũ: ( 5 phút )
 ? Từ là gì? Phân biệt từ ghép và từ láy
 III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2 Phút )
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 10
 10
 13
 3
? Thế nào là từ thuần việt?
? Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng hãy giải thích nghĩa của từ “ trượng”, từ “ tráng sĩ” trong ví dụ
? Theo em các từ chú thích trên có nguồn gốc từ đâu?
- GV hướng dẫn hs xác định nguồn gốc một số từ mượn
? Trong các từ sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra - đi – ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết
- Mượn tiếng Anh: ti vi, mít tinh, in- tơ- nét
 Pháp: xà phòng, ra- đi-ô, ga
 Nga: xô viết
 Hán: sứ giả, giang sơn
? Thế nào là từ mượn? Từ mượn được mượn từ những nước nào?
* GV cho hs đọc nguyên tắc mượn từ trong sgk
 - Những chữ ta không có, khó dịch thì nên mượn 
 Vd: Độc lập, Tự do
 - Những chữ ta có tương đương thì không nên mượn tùy tiện, ảnh hưởng đến sự trong sáng, thuần khiếtcủa ngôn ngữ dt.
? N êu nguyên tắc mượn từ?
Hoạt động 3: Luyện tập:
1. bài tập 1:
 ? Ghi lại các từ mượn, cho biết các từ ấy mượn của ngôn ngữ nào?
2. Bài tập 2: Hướng dẫn hs làm
IV. Kiểm tra đánh giá:
Củng cố: GV củng cố lại toàn bài
Dặn dò:
 Về học bài, làm hết bài tập.
 Soạn bài: tìm hiểu chung về văn tự sự.
I. Từ thuần việt và từ mượn:
1. Từ thuần việt:
- L à những từ do ông cha ta sáng tạo ra.
2. Từ mượn:
- Tráng sĩ: Từ mượn gốc Hán
- Trượng:
 Từ mượn là những từ vay mượn tiếng nước ngoài
- Mượn từ tiếng Hán và ngôn ngữẤn - Âu.
II. Nguyên tắc mượn từ:
Không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
* Ghi nhớ (sgk )
III. Luyện tập:
Hán việt:vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
 HV: gia nhân
Anh: pốp, Mai- cơn- giác- xơn, in- tơ nét
 gốc Hán: quyết định, lãnh thổ, trang chủ
TUẦN 3 .TIẾT 11 + 12 Ngày soạn: 10/ 9/ 2008
 Ngày giảng: 12/ 9/ 2008
Tập làm văn
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT
 TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nắm được vai trò chức năng và ý nghĩa của sự việc và nhân vẩttong văn bản tự sự.
 - Vận dụng và hiểu các yếu tố trên khi đọc truyện.
 - Gd lòng say mê khi cảm thụ tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị:
 GV: SGK +G/A
 HS: SGK + bài soạn
C. Tiến trình bài dạy:
 I. Ổn định lớp: ( 2 phút )
 II. Bài cũ: ( 5 phút )
 ? Nêu đặc điểm và ý nghĩa văn bản tự sự?
 III. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2 phút )
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Tuần 7. tiết 23. Ngày soạn: 3/ 10/ 2008
 Ngày giảng: 6/ 10/ 2008
TIẾNG VIỆT
CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm.
Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
B. Chuẩn bị:
 GV: soạn bài, xem ngữ liệu.
 HS: xem trước bài.
C. Lên lớp:
 I. Ổn định lớ ...  nghĩa của cả câu có phù hợp không? 
? Các câu trên ta có thể sửa lại như thế nào?
- Điểm yếu, nhược điểm (điểm còn yếu kém )
I/ Dùng từ không đúng nghĩa.
Phát hiện lỗi:
a.Yếu điểm.
b. Đề bạt.
c. Chứng thực.
2. Chữa lỗi.
a. Thay yếu điểm = điểm yếu, nhược điểm
- Bầu: chọn bằng bỏ phiếu hoặc biểu quyết 
- Chứng kiến: trông thấy tận mắt sự việc xẩy ra
? Nguyên nhân nào dẫn đến những lỗi sai trên?
 - Nguyên nhân: + không biết nghĩa
 + hiểu sai nghĩa
 + hiểu không đầy đủ
? Vậy chúng ta cần khắc phục bằng cách nào?
- Không hiểu hoặc hiểu ( sai nghĩa ) chưa rõ nghĩa thì không dùng.
- Khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển.
Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng
? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
? Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Thay từ đá = đấm hoặc tống = tung 
b. Thực thà = Thành khẩn
 Bao biện = Ngụy biện
c. Tinh tú = Tinh túy 
b. Thay đề bạt = bầu
c. Thay chứng thực = chứng kiến
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1. 
- Bản tuyên ngôn .
- Tương lai xán lạn.
- Bôn ba hải ngoại.
- Bức tranh thủy mặc.
- Nói năng tùy tiện.
2. Bài tập 2. 
a. Khinh khỉnh.
b. Khẩn trương.
c. Băn khoan.
3. Bài tập 3.
IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ( 3 PHÚT )
1. Củng cố:
 Giáo viên nhấn mạnh lại kiến thức của bài.
2. Dặn dò: 
 - Về học bài
 - Soạn bài tiếp theo
Họ tên : KIỂM TRA NGỮ VĂN
Lớp 6: Thời gian (45 )
ĐIỂM
LỜI PHÊ
CHỮ KÍ PH
 PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
 Câu 1: Truyền thuyết là gì? 
Những câu chuyện hoang đường .
Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyện kể lại hiện thực đời sống hã hội
Truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.
 Câu 2: Truyện: “ Con Rồng cháu Tiên” nhằm: 
Giải thích nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giải thích sự việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giải thích giống nòi người Việt.
 D. Giải thích sự việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 Câu 3: Truyền thuyết “ Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
Vũ khí hiện đại để giết giặc.
Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
Tình làng nghĩa xóm.
 Câu 4: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh là gì?
Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước đất đai giữa các bộ lạc.
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thủy Tinh.
 Câu 5: Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì? 
Sức mạnh của thần linh.
Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn
Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm.
Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân.
 Câu 6: Sự thông minh của em bé trong truyện cổ tích : “ Em bé thông minh” được thử thách qua mấy lần?
Một lần.
Hai lần.
Ba lần.
Bốn lần.
 PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm )
 Câu 1: Thế nào là truyện cổ tích? 
 Câu 2: Nêu ý nghĩa truyện “ Thạch Sanh ”
ĐÁP ÁN:
 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
 Câu 1: B Câu 2: C. Câu 3: B Câu 4: A. Câu 5: D Câu 6: D
 PHẦN TỰ LUẬN : 
 Câu 1: ( 4 điểm )
Truyện cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc:
 + NV bất hạnh.
 + NV dũng sĩ, nv có tài năng kì lạ.
 + NV thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
 + NV là động vật.
 Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác
 Câu 2: ( 3 điểm )
 -Ước mơ công lí.
 - Đề cao tinh thần yêu hòa bình.
 - Kẻ ác bị chừng trị
________________________________________________________________________
TUẦN 9 TIẾT 29 Ngày soạn: 11/ 10/ 2008
 Ngày giảng: 13 / 10/ 2008
BÀI 8: TẬP LÀM VĂN
A/ MỤC TIÊU:
	- Tạo cơ hội để học sinh luyện nói, làm quen với phát biểu miệng.
	- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
B/ CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: ( chuẩn bị ) soạn giáo án
	- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
C/ LÊN LỚP:
	I/ ỔN ĐỊNH LỚP ( 2 PHÚT ).
 	II/ BÀI CŨ ( 5 PHÚT ).
	? Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
	III/ BÀI MỚI ( 35 PHÚT ).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Cho học sinh tìm hiểu đề và yêu cầu của từng đề bài.
Trên cơ sở dàn bài tham khảo cho các tổ thảo luận các bài làm đã chuẩn bị ở nhà và hình thành, thành một dàn bài cụ thể cho cả tổ.
 a: Tự giới thiệu về mình
 b: Giới thiệu người bạn mà em yêu quý
 c: Kể về gia đình mình
 d: Kể về một ngày hoạt động của mình.
- Giáo viên yêu cầu từng tổ diễn thuyết trước lớp.
- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng trước lớp cho mọi người cùng nghe.
+ Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng mắt nhìn vào mọi người.
- Sau khi các tổ cử đại diện trình bày, giáo viên cho các em nhận xét bài làm trước lớp và cho điểm theo tổ. 
- Về nhà mỗi học sinh tự ra đề tương tự và làm bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Chuẩn bị:
Học sinh chuẩn bị.
II/ Thực hiện:
- Tổ 1 diễn thuyết đề 1.
- Tổ 2 diễn thuyết đề 2.
- Tổ 3 diễn thuyết đề 3.
- Tổ 4 diễn thuyết đề 4.
III/ Luyện tập:
- Học sinh về nhà làm bài.
IV/ Hướng dẫn học ở nhà: ( 3 phút )
 - Chuẩn bị bài “ Cây bút thần ”
 TUẦN 9 TIẾT 30 + 31 Ngày soạn: 13/ 10/ 2008
 Ngày giảng: 15/ 10/ 2008
VĂN BẢN
( Truyện cổ tích )
 A/ MỤC TIÊU:
	- Giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần ” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
	- Kể lại được truyện.
 B/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài 
- Học sinh: Soạn bài ở nhà
 C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định lớp ( 02 phút ).
II/ Bài cũ ( 05 phút ) Nêu ý nghĩa truyện “ Em bé thông minh ”
III/ Bài mới ( 80 phút ).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp,
- Giáo viên gọi học sinh đọc phần chú thích ( SGK )
- Gọi học sinh đọc phần tóm tắt truyện:
- Giáo viên gọi học sinh phân đoạn: ? Văn bản này chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn.
? Tại sao nói Mã Lương là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích?
? Kiểu nhân vật này có đặc điểm gì?
- Đặc điểm: Mỗi người có một tài lạ và dùng tài ấy để làm việc thiện, chống cái ác.
? Theo em Mã Lương giống với một tài năng nào trong truyện cổ tích em đã được học? ( Thạch Sanh.. )
? Mã Lương được giới thiệu qua những đặc điểm nào về số phận, tính nết và khả năng?
- Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ và rất ham vẽ 
? Điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy?
I/ Đọc hiểu - văn bản:
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 3. Tóm tắt ( học sinh tóm tắt )
 4. Phân đoạn:
II/ Phân tích:
 1. Hoàn cảnh và năng khiếu vẽ ở Mã Lương.
- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ.
- Sự say mê, cần cù, nỗ lực chăm chỉ, với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có Ò vẽ rất giỏi.
? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào?
? Chi tiết nào thể hiện rõ điều đó? ( vẽ chim  chim bay, vẽ cá  cá trườn xuống sông).
? Khi được thần ( Quy ) cho cây bút bằng vàng Mã Lương đã vẽ cho những ai? vẽ cho người nghèo
 Vẽ cho vua và tên địa chủ.
? Khi đã thành tài lại có thêm cây bút thần, Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo?
? Tại sao Mã Lương không vẽ ( lúa ) cho họ lúa, gạo, nhà cửa, vàng, bạc mà lại vẽ cày, cuốc, đèn. 
- Mã Lương không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để họ sản xuất ra của cải và hưởng thụ thành quả do chính mình làm ra vì vậy các đồ vật Mã Lương vẽ là những cong cụ như thế nào?
Tục ngữ có câu: “ Tay làm hàm nhai ”
 “ Có làm thì mới có ăn
 Không dưng ai dễ đem phần cho ai ”
* Chống lại kẻ gian tham:
? Tài vẽ đã gây tai họa gì cho Mã Lương?
 - Bị địa chủ bắt 
? Địa chủ bắt Mã Lương để làm gì?
 - Vẽ theo ý muốn tham lam của hắn
? Vậy em có vẽ theo yêu cầu của hắn không?
? Mã Lương đã làm gì để trừng trị tên vua tham lam độc ác?
+ Mã Lương đã thực hiện lệnh vua như thế nào?
- Lần này em không cự tuyệt mà dùng mẹo khéoléo uyển chuyển hơn, vẽ ngược lại ý vua ( Rồng – cóc ghẻ; Phượng Ž gà trụi lông). 
- Vờ nhận lời vẽ theo yêu cầu: Vẽ biển xanh gợn sóng mênh mông, vẽ thuyền rồng to đẹp Ž nét bút đậm nhạt nhấn chìm gian ác.
? Vì sao Mã Lương lại vẽ những thứ trên? Thái độ của Mã Lương đối với tên địa chủ như thế nào và tên vua như thế nào?
? Em có nhận xét gì về ngòi bút thần với những đồ vật Mã Lương vẽ?
Ž Truyện dân gian đã để nhân vật trải qua nhiều tình huống thử thách từ thấp đến cao. Lần sau khó khăn phức tạp hơn lần trước. Theo đó phẩm chất của nhân vật ngày càng bộc lộ rõ hơn, từ chỗ không vẽ Ž vẽ ngược hẳn ý muốn của kẻ thù. Từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chủ động tiêu diệt kẻ ác lớn nhất để trừ họa cho mọi người. 
Mã Lương khảng khái, dũng cảm, lại có bút thần trong tay như vậy đã đủ để tiêu diệt kẻ ác chưa? Mà cần phải có yếu tố gì nữa?
? Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo của nhân dân có nhiều chi tiết lý thú gợi cảm nhất là bút thần và khả năng kỳ diệu của nó. Em hãy tìm một vài chi tiết mà em cho là lý thú nhất?
? Theo em Mã Lương có xứng đáng được nhận bút thần không? Vì sao? ( Mã Lương nghèo khổ, ham học, sống đúng đắn.)
? Cây bút thần đó có giống với những cây bút thường không? Nó lí thú ở chỗ nào?
? Đặc biệt bút thần chỉ làm theo ý muốn của ai? 
Còn trong tay người khác như tên vua thì tác dụng sẽ ngược lại
? Ž Như vậy cây bút đã thể hiện điều mơ ước gì của nhân dân.
? Hình ảnh bút thần và khả năng kỳ diệu cho thấy được quan niệm gì của nhân dân?
? Nhân tài sinh ra từ nhân dân thế họ có phải phục vụ nhân dân không?
? Từ chính sách lao động cực khổ người dân muốn tưởng tượng ra cây bút thần có nhiều công dụng như thế để thể hiện ước mơ gì?
- Được thần cho cây bút = vàng Ò vẽ vật có khả năng như thật Ò thần kỳ hóa tài vẽ.
 2. Mã Lương sử dụng bút thần.
*. Đối với người nghèo:
- Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng múc nước.
 Là những công cụ hữu ích cho mọi nhà.
( Đối với tên địa chủ và tên vua )
* Đối với địa chủ:
Em không vẽ bất cứ thứ gì mà vẽ cung tên Ž bắn chết.
* Đối với tên vua:
Dùng mẹo khéo léo vẽ ngược lại ý vua Ž dìm chôn vua dưới biển khơi Ž trừ họa cho dân.
TL: Mã Lương rất căn ghét tên địa chủ và tên vua.
+ Mã Lương như người được trao sứ mệnh để tiêu diệt kẻ ác thực hiện công lý.
+ Ngoài ra cẫn có thêm sự mưu trí, thông minh nữa.
 3. Truyện giàu ý nghĩa và có nhiều chi tiết lý thú gợi cảm .
* Những chi tiết lý thú:
- Cây bút Ž phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương.
- Có khả năng kỳ diệu.
- Chỉ trong tay Mã Lương bút thần mới có tác dụng.
Bút thực hiện công lí cho nhân dân.
* Ý nghĩa:
- Quan niệm về công lý.
- Tài năng là phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa.
Ước mơ và niềm tin Žkhả năng kì diệu của con người.
* Ghi nhớ ( SGK ).
III/ LUYỆN TẬP: 
- Kể diễn cảm ( học sinh kể ).
IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ( 03 PHÚT )
 1. Củng cố: Giáo viên củng cố toàn bộ ý chính
 2. Dặn dò: - Về học bài
 - Soạn bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6(7).doc