Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73: Bài học đường đời đầu tiên ( trích dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73: Bài học đường đời đầu tiên ( trích dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )

. Mục tiêu :

 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

 - Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .

 - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.

 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.

 

doc 112 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73: Bài học đường đời đầu tiên ( trích dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../....../.......
Ngày giảng:....../......./......
Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
	- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
 - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
 - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí " 
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 - HS: Đọc chú thích SGK
 ? Em hiểu gì về Tô Hoài ?
- HS trình bày
- GV nhận xét, bố sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích?
- GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó.
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? Tác dụng của nó ?
- HS: Trả lời
? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Thể loại văn chủ yếu của tác phẩm này là gì?
- HS: Thảo luận -> Trả lời:
 Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1 : + Dế Mèn tự tả chân dung mình 
 + Trình tự tả: Chân dung tĩnh: tả hình dáng.
 Chân dung động: hoạt động, thói quen
- Đoạn 2 : Trêu chị Cốc 
 Dế Mèn hối hận
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn? 
- HS: Trả lời
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả Dé Mèn?
- HS: Trả lời
? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn? 
? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì? 
- HS: trả lời
GV: Thảo luận về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của Dế Mèn?
- HS: Thảo luận theo bàn ( 5p): 
* Nét đẹp trong hình dáng : Khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động Đẹp trong tính nết : yêu đời tự tin.
* Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn : Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu 
GV tiểu kết : Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật ,bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động, phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niên ở nhiều thời. 
- HS: Đọc phân vai
I.Đọc hiểu chú thích
 1. Tác giả: SGK
 2. Tác phẩm: SGK
 3. Đọc và tìm hiểu chú thích
 4. Bố cục, thể loại
 a. Bố cục: 2 phần
 b. Thể loại: là kí nhưng thực chất là truyện, tiểu thuyết đồng thoại
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn : 
* Ngoại hình:
+ Càng : mẫm bóng 
+ Vuốt : Cứng, nhọn hoắt 
+ Cánh - áo dài chấm đuôi 
+ Đầu to : Nổi từng tảng 
+ Răng : Đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu : Dài, uốn cong 
* Hành động :
+ Đạp phanh phách
+ Nhai ngoàm ngoạp
+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân rung râu.
+ Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm 
+ Quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó 
-> Sử dụng nhiều động từ, tính từ->Tạo nên sự khoẻ mạnh cường tráng của Dế Mèn.
* Tính cách:
- Yêu đời, tự tin
- Kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu.
* Luyện tập
 3. Củng cố 
 - GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo. 
 4. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
 - Học thuộc nội dung đã tìm hiểu để nắm được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
 - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
...............................................................................
Ngày soạn:....../....../.......
Ngày giảng:....../......./......
 Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) ( Tiếp)
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
	- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
 - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
 - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí " 
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên
- GV: Sự mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì?
- HS: Đọc đoạn “ Tính tôi hay nghịch ranh...đầu tiên”
? Hãy so sánh hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc?
- HS: Trả lời
? Việc làm đó của Dế Mèn dẫn đến kết quả gì?
- HS: Trả lời
? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? Ý nghĩa của bài học này?
- HS: Trả lời
? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đắc sắc? 
- HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
HĐ2: Hướng dẫn tổng kết 
? Nội dung của truyện là gì?
- HS: Trả lời
? Hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật kể, tả của Tô Hoài?
- HS: trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ
? Ở đoạn cuối câu truyện, sau khi chôn cất choắt Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của người bạn xấu số. Em hãy thử hình dung tâm trạng của Dến Mèn để nói lên, diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời kể của Dế Mèn?
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 2. Bài học đường đời đầu tiên
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
- Quắc mắt với Choắt
- Mắng Choắt
- Cất giọng véo von trêu chị Cốc
-> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi
- Chui tọt vào hang
- Núp tận đáy hang, nằm im thin thít
- Mon men bò lên
-> Hoảng sợ, hèn nhát
* Kết quả:
- Choắt chết
-> Dế Mèn hối hận, chôn cất Choắt
=> Rút ra bài học đường đời đầu tiên
III. TỔNG KẾT 
1, Nội dung: 
- Vẻ đẹp của Dế Mèn.
- Sự ân hận của Dế Mèn và bài học ghi nhớ.
2, Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật miêu tả loài vật.
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Ngôn ngữ chính xác
- Thể loại truyện đồng thoại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi 
 * Ghi nhớ : sgk (11).
IV. LUYỆN TẬP 
 3. Củng cố 
 - Cho đọc phân vai 
 - GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo 
 4. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Cảm nhận của em về tâm trạng của Dế mèn khi đứng trước nấm mộ Dế Choắt.
 - Đọc và nghiên cứu bài: Phó từ.
Ngày soạn:....../....../.......
Ngày giảng:....../......./......
 Tiết 75 PHÓ TỪ
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Khái niệm Phó từ
	+ Ý nghĩa khái quát của Phó từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ.
	- Các loại Phó từ.
 2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản .
 - Phân biệt các loại phó từ.
	 - Sử dụng phó từ để đặt câu.
 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng Tiếng Việt khi nói, viết. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Bảng phụ.
 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào ? 
 ( Danh từ , động từ , tính từ , chỉ từ , lượng từ , số từ )
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1:Hình thành khái niệm phó từ 
- GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk
- HS đọc VD và trả lời câu hỏi
 ? Các từ : đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất , ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS: Trả lời
 ? Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- HS: Trả lời
? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết phó từ là gì ?
- HS đọc ghi nhớ 1 sgk.
- HS làm bài tập nhanh : tìm phó từ 
a, Ai ơi chua ngọt đã từng 
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau
b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không chêu chị Cốc thì Choắt đâu tội gì
HĐ2: Phân loại phó từ.
- GV treo bảng phụ có ghi VD mục II,
- HS đọc và trả lời câu hỏi
? Những phó từ nào đi kèm với các từ : Chóng ,trêu,, trông thấy, loay hoay? 
- GV : Lưu ý: trong Tiếng Việt, 1 từ có thể được 1 hoặc nhiều từ khác bổ nghĩa cho nó.
Ví dụ : Đừng quên nhau = đừng quên + quên nhau, 
Lớn nhanh = Lớn nhanh + lớn quá
- HS thống kê các phó từ tìm được ở mục I, II .
- GV treo bảng: các loại phó từ
? Nhìn vào bảng phân loại, hãy cho biết phó từ gồm mấy loại 
? Ý nghĩa các loại phó từ ?
? Kể thêm phó từ mà em biết?
- HS: Trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ: SGK
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm theo nhóm với trò chơi tiếp sức : Thi tìm hiểu ý nghĩa của các phó từ trong 5 phút ,đội nào xong trước đội ấy thắng 
- Sau đó lớp nhận xét, GV bổ xung và kết luận
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn : 
+ Nội dung : Thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bi thảm của Dế Choắt.
+ Độ dài : Từ 3 – 5 câu 
+ Kĩ năng : Có dùng một phó từ, giải thích lý do dùng phó từ ấy
I. BÀI HỌC
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy, thật > lỗi lạc.
b. soi gương ưa nhìn, 
 to bướng
- Động từ : Đi, ra, thấy, soi
 - Tính từ : Lỗi lạc, ưa, to, bướng 
* Ghi nhớ: SGK
*. CÁC LOẠI PHÓ TỪ
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
* Các phó từ: lắm, đừng, không, đã, đang.
* Bảng phân loại phó từ
 Ý nghĩa 
 PT đứng 
trước ĐT,TT
PT đứng sau ĐT,TT
-Chỉ quan hệ thời gian
-Chỉ mức độ
-Chỉ sự tiếp diễn 
-Chỉ sự phủ định
-Chỉ sự cầu khiến
-Chỉ kết quả và hướng
-Chỉ khả năng 
đã, đang 
Cũng, vẫn
Cũng ,vẫn
Không
đừng,chớ..
Lắm,quá
Vào , ra 
được
* Ghi nhớ : SGK 
III. LUYỆN TẬP :
Bài 1 :
a, Phó từ :
- Đã : chỉ quan hệ thời gian
- Không : Chỉ sự phủ định
- Còn : Chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Đã : phó từ chỉ thời gian
- Đều : Chỉ sự tiếp diễn
- Đương, sắp : Chỉ thời gian
- Lại : Phó từ chỉ sự tiếp diễn 
- Ra : Chỉ kết quả, hướng.
- Cũng, Sắp : Chỉ sự tiếp diễn, thời gian
- Đã : chỉ thời gian
- Cũng : Tiếp diễn
- Sắp : Thời gian
b, Trong câu có phó từ : Đã chỉ thời gian.
Được : Chỉ kết quả
Bài tập 2 : 
 3. Củng cố : - Hoàn thành các bài tập còn lại 
 - Viết đoạn văn tả cảnh mùa xuân trong đó có sử dụng phó từ ... ợp kiến thức về truyện và kí đã học.
	- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện và kí đã học.
 3. Thái độ: - Bước đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa truyện và kí.. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Bảng phụ hệ thống các tác phẩm .
 2. HS: - Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV treo bảng phụ 
- HS lên điền kiến thức vào bảng phụ
1. Lập bảng kiến thức về các tác phẩm đã học:
Stt
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại 
 Tóm tắt nội dung
1 
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện dài
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi. Trò nghịch ranh của Dế Mèn trêu chị Cốc đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn rút ra bài học đầu tiên.
2 
Sông nước Cà Mau
Đoàn Giỏi
Truyên dài
 Vùng Cà Mau có sông ngòi kênh rạch chi chít, rừng đước trùng điệp. Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp trên sông.
3 
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
 Khi biết em có tài hội hoạ, người anh mặc cảm, tự ti, ghen tị. Nhờ sự độ lượng, nhân hậu của em gái, người anh nhận ra lỗi lầm của mình.
4 
Vượt thác
Võ Quảng
Truyện dài
 Dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác trên sông Thu Bồn. Sông nước thật giàu có, hùng vĩ. Con người có vẻ đẹp rắn chắc, mạnh mẽ, chiến thắng thiên nhiên.
5
Buổi học cuối cùng
An-
phông-
xơ- Đô đê
Truyện ngắn
 Buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An - dát và hình ảnh thầy giáo Ha Men người yêu nước qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé PhRăng
6 
 Cô Tô
Nguyễn Tuân
 Kí
Vẻ đẹp trong sáng của vùng đất CôTô và cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo qua cách khám phá cuả Nguyễn Tuân
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
 Kí
Cây tre VN giàu sức sống, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm, gắn bó với con người VN
8
Lòng yêu nước
I. Ê-ren-bua
Tuỳ bút chính luận
Lòng yêu nước từ tình yêu những cái tầm thường nhất, gần gũi với gia đình, quê hương.
9 
Lao xao
Duy Khán
Truyện kí
Các loài chim ở vùng quê phong phú , đa dạng như thiên nhiên, mỗi loài có đặc điểm riêng, chúng được miêu tả gắn liền với kỉ niện thời thơ ấu của tác giả.
? Qua các tác phẩm đã học em có nhận xét gì đất nước, con người VN ?
? Nhân vật em yêu thích nhất trong các truyện đã học? Em hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vất đó?
- HS đọc ghi nhớ
2. Cảm nhận về đất nước, con người VN:
- Đất nước rộng lớn, tươi đẹp, thiên nhiên trù phú, cảnh sông nước bao la, hùng vĩ.
- Cuộc sống của người lao động vất vả nhưng con người luôn yêu đời, say mê lao động sáng tạo.
- Lòng yêu nước là yêu những gì gẫn gũi với con người.
3. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật:
* Ghi nhớ (SGK)
 3. Củng cố: 
- Điểm lại các tác phẩm đã học. 
- Nội dung chính của văn bản: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi 
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm chắc nội dung các bài đã học.
- Đọc trước bài: Câu trần thuật đơn không có từ là.
Ngày soạn: ......./........./........
Ngày dạy:........./......../........
Tiếng Việt 
 Tiết 118 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
 3. Thái độ: - Thấy được sự đa dạng của kiểu câu trần thuật đơn và sử dụng kiểu câu trần thuật đơn không có từ là vào văn nói, viết.
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Bảng phụ ( VD Phần I, II).
 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Cho VD minh hoạ.
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: HD học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK
- HS đọc ví dụ trên bảng phụ 
- HS thảo luận nhóm (theo bàn)
- GV giao nhiệm vụ: Xác định CN - VN trong 2 ví dụ trên ? 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
-> Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét.
? VN của các câu trên có từ là không ? 
? Các vị ngữ đó do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành ?
? Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải ?
- HS: Phú ông không mừng lắm
 Chúng tôi không tụ họp ở góc sân 
? Qua ví dụ em thấy, câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì ?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại.
- HS đọc ví dụ SGK
? Xác định CN - VN trong các câu trên ?
- GV gọi HS lên bảng gạch chân các từ 
- HS: Trả lời
? Trong hai câu trên, câu nào miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm sự vật nêu ở CN?
? Câu nào nêu sự tồn tại, xuất hiện hoặc tiêu biến của sự vật ?
- HS: Trả lời
? Chọn một trong hai câu điền vào chỗ trống ? Giải thích vì sao em chọn như vậy ?
- HS: Trả lời
- HS đọc ghi nhớ 
HĐ3. Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận
Xác định CN, VN trong các câu 
Đại diện nhó trình bày kết quả
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- HS viết bài 
- GV gọi 2, 3 em đọc đoạn văn
I. BÀI HỌC
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ:
 1. Ví dụ: SGK.
 2. Nhận xét:
a. Phú ông mừng lắm.
 CN VN
b. Chúng tôi tụ họp ở góc sân.
 CN VN
- VN của các câu trên không được kết hợp với từ là.
- VN do tính từ và cụm động từ tạo thành 
- Có thể điền vào VN các từ :Không, chưa.
* Ghi nhớ (SGK)
B. CÂU MIÊU TẢ VÀ CÂU TỒN TẠI:
 1. Ví dụ 1: SGK
* Nhận xét:
 a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con 
	TN	CN
tiến lại.
 VN 
b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé 
 TN	 VN	CN
con.
- Câu a: Câu miêu tả CN đứng trước VN
- Câu b: Câu tồn tại CN đứng sau VN
 2. Ví dụ 2: SGK
* Nhận xét: 
- Chọn câu: b vì hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước.
* Ghi nhớ (SGK)
II. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1: Xác định CN - VN :
a. Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng 
 CN 	VN
bản, xóm thôn.-> Câu miêu tả
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mái chùa cổ kính. 
-> Câu tồn tại
 V 	CN
- Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một 
	 C	VN
nền văn hoá lâu đời -> Câu miêu tả 
b. Bên hàng xóm tôi có cái hang 
	 V	CN
của Dế Choắt .-> Câu tồn tại
Dế Choắt/ là tên tôi đã đặt cho nó 
 CN	VN
một cách chế giễu và trịch thượng thế.
-> Câu miêu tả
c. Dưới gốc tre tua tủa/ những mầm 
	VN	CN
măng mọc thẳng. -> Câu tồn tại
Măng /trồi lên nhọn hoắt như một 
CN	VN
mũi gai khổng lồ xuyên qua luỹ đất mà trỗi dậy. -> Câu miêu t.ả
 Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh
 3. Củng cố: 
- Câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì ? 
- Có mấy loại câu trần thuật đơn không có từ là ?
 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học kĩ bài, nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nhận diện câu trần thuật đơn khồng có từ là và các kiểu của nó. 
- Làm bài tập số 3 
- Ôn tập phần TLV về văn miêu tả, giờ sau học.
Ngày soạn: ......./........./........
Ngày dạy:........./......../........
Tập làm văn 
 Tiết 119 ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người.
- Yêu cầu và bố cục của một bài .văn miêu tả.
 2. Kĩ năng: - Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
 3. Thái độ: - Thấy được tác dụng của việc vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh, liên tưởngtrong văn tả cảnh và tả người.
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Đọc và nghiên cứu về văn miêu tả.
 2. HS: - Ôn tập kiến thức về văn miêu tả.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết.
- GVcho học sinh thảo luận nhóm (nhóm bàn)
- GV giao nhiệm vụ:
? So sánh sự giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự ?
- HS: Đại diện nhóm trả lời
-> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
? So sánh sự giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ?
- HS thảo luận nhóm (nhóm bàn)
-> Đại diện nhóm trả lời
->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- Lớp thảo luận nhóm
- GV giao nhiệm vụ: Tìm cái hay, độc đáo trong đoạn văn và giải thích vì sao?
- Đại diện nhóm trả lời
-> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý sơ lược.
 Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét, chữa bài
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - GV hướng dẫn HS tìm chi tiết 
- HS tìm và đọc các đoạn văn và giải thích vì sao?
? Chỉ ra những liên tưởng, ví von, so sánh trong các đoạn văn đã tìm được?
- HS đọc ghi nhớ
I. LÝ THUYẾT:
 1. Điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
* Giống nhau: Có đối tượng (kể và tả)
* Khác nhau:
- Tự sự: hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động kể: có sự việc, đối tượng, diễn biến, kết quả
- Miêu tả: Sử dụng hành động tả: có đối tượng tả, đặc điểm riêng của đối tượng qua hình ảnh, chi tiết
 2. Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người
* Giống nhau: cùng xác định đối tượng tả, tả chi tiết theo trình tự, có nhận xét, cảm nghĩ về đối tượng mình tả.
* Khác nhau:
- Tả cảnh: tả bao quát đến tả từng bộ phận
- Tả người: tả hình dáng đến tính tình qua lời nói, cử chỉ, thái độ
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1:
 Cái độc đáo trong đoạn văn 
- Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật .
- Có những liên tưởng, so sánh độc đáo.
- Ngôn ngữ phong phú, diễn đạt sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm , thái độ của người viết đối với cảnh vật.
 Bài tập 2:
 Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đầm sen đang nở:
* Mở bài: Giới thiệu đầm sen
* Thân bài: Tả đầm sen:
- Tả bao quát cảnh đầm sen
- Tả cụ thể : 
+ Lá sen 
+ Hoa sen: Cánh hoa, nhuỵ hoa, hương hoa
+ Tác dụng của hoa sen
 * Kết luận: Đầm sen gợi cho em cảm xúc gì ?
 Bài tập 3:
 Chọn lọc các chi tiết tiêu biêu để tả em bé đang tập đi, tập nói: 
- Nhận xét chung 
- Tả khuôn mặt, dáng đi, cách học nói ...
Bài tập 4:
 Tìm đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự trong 2 bài :" Bài học đường đời đầu tiên" và " Buổi học cuối cùng"
* Ghi nhớ (SGK)
 3. Củng cố:
- Khi làm văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ?
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nhớ được các bước làm một bài văn miêu tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 ki 2.doc