Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 10 - Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 10 - Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được tình quê hương được thể hiện một cách chân thành,sâu sắc của Lí Bạch.

- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ

- Hình ảnh ánh trăng,vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc- Hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

- Xác định được Nghệ thuật đối trong bài thơ.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2486Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 10 - Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Điều chỉnh:..................................
 Bài 10-Văn bản
 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
 (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)
Tiết 37. Đọc - Hiểu văn bản 
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được tình quê hương được thể hiện một cách chân thành,sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ
- Hình ảnh ánh trăng,vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc- Hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
- Xác định được Nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán. 
3. Thái độ:
- Cảm nhận được đề tài qua cách thể hiện giản dị, nhẹ nhành của tác giả.
- Biết Yêu mến và tự hào về quê hương đang sống.
B. Chuẩn bị: 
1.- Thầy: PP: Vấn đáp, thảo luận, dùng lời bình...
 PT: Tham khảo tài liệu SGK, STK, STK, máy chiếu.
- Trò: Học bài theo câu hỏi SGK
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. (3’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Xa ngắm thác núi lư "cảm nhận của em về bài thơ?
 2. Dạy và học bài mới:
 * Giới thiệu bài(1')
	- Vọng nguyệt hoài hương- (Trông trăng nhớ quê) là 1 đề tài phổ biến trong thơ cổ Phương Đông. Trăng là biểu tượng quen thuộc đã trở thành cảm hứng cho các thi nhân xưa: trăng gợi về sự đoàn tụ, trăng gợi nỗi nhớ quê. Bài thơ: "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"- Lí Bạch, là 1 bài thơ đã mang lại cho người đọc biết bao rung động và đồng cảm sâu xa .Lí Bạch là một trong những tiên thi trong thơ ca đời Đường Trung Quốc. Vậy bài thơ có nội dung ntn hôm nay cô giáo và các em cùng nhau đi tìm hiểu....
 * Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
?Em trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch, và bài thơ?
GV giới thiệu thêm.
GV Chiếu chân dung nhà thơ, tác phẩm.
- Lý Bạch là 1 người yêu trăng, thơ Lý bạch tràn ngập ánh trăng ....
Lý Bạch là nhà thơ sống ở đời Đường Trung Quốc. Ngay từ nhỏ ông vốn rất thông minh, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.
 Ông đã từng làm làm quan trong triều và rồi về già ông mất. Có người cho rằng ông chết do bệnh nặng, có người cho rằng ông mất do ông tự tử. Thơ ông tràn ngập ánh trăng.
- Bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là một bài thơ nằm trong đề tài “ Vọng nguyệt hoài hương”, bài thơ viết theo hình thức cổ thể, mỗi câu thường có 5-7 chữ.
- GV Nêu yêu cầu đọc: Giọng trầm buồn , tình cảm , nhịp 2/3.
- GV đọc - học sinh đọc.
- Gọi nhận xét bạn đọc . 
? Dựa vào vốn từ Hán Việt em hãy giải thích nghĩa các từ “Tĩnh, dạ, minh, nguyệt” 
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
? Cho biết những PTBD tác giả sử dụng trong bài thơ?
? Hãy chia bố cục của bài thơ? Dựa vào đâu mà em chia như vậy?
GV: Chiếu 2 câu đầu:
- Gọi học sinh đọc hai câu đầu . Dịch nghĩa từng từ .
?Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ?
? Nhà thơ nhìn thấy ánh trăng trong hoàn cảnh nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
?Nếu thay từ "Sàng" bằng từ "Đình" (sân), "án" (bàn) và từ “nghi” bằng các từ khác thì ý nghĩa của câu thơ như thế nào ?
?Ánh trăng sáng đã khiến cho tác giả liên tưởng đến điều gì?Tìm từ ngữ miêu tả?
GV bình: 
Trong một đêm trăng tha hương, Lí Bạch đã trằn trọc không ngủ được. Trong tâm trạng ấy (có thể chợp ngủ rồi lại tỉnh và không sao ngủ tiếp được nữa). Chữ nghi (ngỡ là, cứ tưởng là) và chữ sương đã xuất hiện một cách tự nhiên và hợp lí. Vì trăng quá sáng chuyển thành màu trắng giống như sương là điều có thật. Tiêu Cương một nhà thơ Trung quốc cũng đã từng viết:
Dạ nguyệt tự thu sương
(Trăng đêm giống như sương thu)
Tuy nhiên ở đây Tiêu Cương dùng phép so sánh đối chiếu. Còn Lí Bạch lại dùng phép liên tưởng theo dòng suy tư hiện tại. Đến đây ta càng thấy rõ tác giả không hề chủ động tìm trăng, ngắm trăng mà chỉ vô tình bị ánh sáng của ánh trăng thu hút trong đêm mất không ngủ được mà thôi.
 ? Vậy theo em trong hai câu thơ đầu là tả cảnh hay tả tình?
GV: Trong 2 câu thơ đầu ta thấy hoạt động nhiều mặt của chủ thể chữ tình. Ban đầu đọc lên người đọc sẽ dễ dàng nhầm lẫn 2 câu thơ chỉ thuần tả cảnh. Đặc biệt thông qua từ rọi và từ phủ làm cho ý vị trữ tình của chủ thể có phần mờ nhạt đi nhưng đặt vào vị trí và suy nghĩ của nhà thơ khi nhìn và suy nghĩ về ánh trăng ta mới nhận ra cái tình của chủ thể ở trong đó.
? Đang chứa đầy tâm trạng trong lòng như vậy mà tác giả vẫn bị ánh trăng thu hút và làm cho ngây ngất cho thấy đây là một đêm trăng như thế nào? Nhà thơ là một tâm hồn như thế nào đối với trăng?
? Vậy căn cứ vào từ “ Sàng tiền” ( đầu giường), từ “Nghi thị” (Ngỡ là) em thử suy luận về tâm trạng tác giả lúc này?
- GV khái quát : Nhà thơ nhìn trăng mà ngỡ là sương đang phủ trên mặt đất, ở đây đã có sự liên hệ giữa cái thực, cái ảo. Từ “ nghi thị”( ngỡ là) cho ta thấy rõ cái gì đó là sự nghi ngờ, thật và ảo lẫn lộn trong tiềm thức của nhà thơ. Vậy tác giả đang có tâm sự gì, điều gì khiến cho nhà thơ không ngủ được. Cô và các em chuyển sang phần 2,
GV: Chiếu 2 câu cuối:
Gọi học sinh đọc hai câu cuối.
? Ở 2 câu thơ cuối có hành động nào đáng chú ý?
? Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây? Tác dụng của nó ra sao?
? Từ “vọng” có mấy nét nghĩa? Đó là những nét nghĩa nào?
? Vậy tác giả đang ngóng trông điều gì. Mỗi hành động trong 2 câu thơ cuối đều thấm đẫm tâm trạng của chủ thể trữ tình. Em hãy phân tích những hành động đó để thấy được tâm trạng của nhà thơ? Từ ngữ nào trong câu trực tiếp nói lên tâm trạng đó?
? Em có nhận xét gì về tâm trạng nhớ quê của nhà thơ?
GV bình: Chỉ với hành động “ngẩng đầu, cúi đầu” ánh mắt của Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ “vọng minh nguyệt” đến “tư cố hương”. Trong khoảnh khắc đã động đến mối tình quê da diết. Qua đó ta đủ thấy tình cảm đó thường trực và sâu nặng biết bao. Thực chất trước khi ngẩng đầu đã có cúi đầu. Có cúi đầu mới ngỡ ánh trăng như sương trên mặt đất. Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngoại cảnh. Cúi đầu lần thứ 2 là hướng vào lòng mình, trĩu nặng ưu tư.
Gv chiếu sơ đồ mô tả mạch thơ, tứ thơ của bài thơ:
GV: Có thể sắp xếp lại toàn bộ mạch cảm xúc trong bài như sau:
Nhớ quê => không ngủ được => thao thức nhìn trăng => nhìn trăng => lại càng nhớ quê.
Bạch Cư Dị đã từng có câu:
 Một đêm trăng sáng năm nơi ngóng
Cùng một lòng quê lệ mấy dòng.
Có thể thấy tâm trạng này không chỉ có ở riêng Lí Bạch mà thôi.
GV chuyển: Để tổng kết lại nội dung bài học ngày hôm nay chúng ta chuyển sang phần III
?Nêu nghệ thật đặc sắc của bài thơ? Nhận xét cách dùng từ ngữ?
?Cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
GV Bình: Mỗi người thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Có người viết nên những trang thơ, trang văn, hay những bài ca ca ngợi về quê hương mình. Như nhà thơ Giang Nam viết;
 Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu qh qua từng trang sách nhỏ”
 Hay một nhạc sĩ có viết: 
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều?
 Với các em các em hãy yêu quê hương bằng việc làm học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi góp phần mai này xây dựng qh. Cô chúc cho ước mơ của các em sẽ trở thành hiện thực.
GV nêu vấn đề: Tác giả không dùng phép so sánh “ như” mà sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ. 5 động từ( nghi, cử, vọng, đê, tư) còn có 3 ( trăng sáng, ngắm cảnh, nhớ thương). Bài thơ ẩn chủ ngữ chứ không nói rõ là Lí Bạch.
? Dựa vào những điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể ,thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.
Trình bày
Lắng nghe
Nghe
Đọc
Phát biểu
Nêu ý kiến
Phát biểu
Xác định
Chia bố cục
Đọc
Phát biểu
Nêu ý kiến
Nhận xét
Trả lời
Nghe
Trả lời
Nghe
Cảm nhận.
Suy luận 
Nghe
Đọc
Phát hiện
Phát biểu
Trả lời
HS thảo luận theo nhóm trong 5 phút.
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Cảm nhận
Lắng nghe
So sánh
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản( 17))
*Tác giả, tác phẩm 
- Bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là một bài thơ nằm trong đề tài “ Vọng nguyệt hoài hương”, bài thơ viết theo hình thức cổ thể, mỗi câu thường có 5-7 chữ.
*Đọc
* Từ khó
* Cấu trúc văn bản .
- Thể thơ : 
 + Ngũ ngôn tứ tuyệt .
- Bài thơ có 4 câu mỗi câu có 5 tiếng .
- PTBD: Miêu tả kết hợp biểu cảm.
- Bố cục: 2 phần: hai câu đầu, hai câu cuối.
II. Đọc - Hiểu văn bản ( 20’)
1. Hai câu thơ đầu . 
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
( Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương)
- Hình ảnh: “ minh nguyệt quang”( trăng sáng .)
- Qua từ'' sàng'' (giường) khiến người đọc hình dung nhà thơ đang nằm trên giường. Nằm mà không ngủ được thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Nếu thay bằng các chữ khác như án, trác (bàn) hoặc đình (sân) thì ý thơ ắt sẽ khác. Ở đây là nhà thơ vô tình bắt gặp ánh trăng chứ không phải chủ động ngắm trăng.
- Từ “ nghi”-( Ngỡ) cứ tưởng là sương phủ trên mặt đất
=> Phép liên tưởng, tưởng tượng.
- Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. 
=> Một đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng, khiến cho một tâm hồn vốn rất yêu trăng ngỡ ngàng, ngây ngất ngỡ là sương phủ trên mặt đất.
=> Tâm trạng trằn trọc, bâng khuâng, trăn trở, chứa đầy ưu tư.
2. Hai câu thơ cuối .
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
Cử, đê, vọng, tư : ngẩng đầu, cúi đầu, trông nhìn và nhớ.
- Sử dụng một loạt các động từ kết hợp với phép đối.
=> Nhấn mạnh hành động được nói đến trong câu.
- Từ “vọng” có 2 nét nghĩa:
+ Nhìn từ xa
+ Ngóng trông
- Hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm cái điều nhà thơ nghi ngờ ở câu thứ 2: không biết ánh sáng đó là sương hay là trăng?
- Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng giờ tác giả đã nhìn thấy cả vầng trăng xa. Và khi đã thấy vầng trăng - cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình – lập tức nhà thơ cúi đầu.
- Cúi đầu không phải để nhìn sương, cũng không phải để nhìn ánh trăng một lần nữa, mà để nhớ về quê hương, nghĩ về quê xa.
- Từ ngữ trực tiếp nói lên tâm trạng đó là “ tư cố hương”. 
=> Tâm trạng nhớ cố hương da diết được thể hiện qua tư thế, cử chỉ. Xúc cảm ấy được dồn nén và thể hiện rõ nét nhất ở câu thơ cuối cùng. 
III. Tổng kết.(3)
1. Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, nghệ thuật đối rất thành công.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn nhà thơ, tình cảm người xa quê.
Yêu quê hương
Tự hào về quê hương
IV. Luyện tập
- Hai câu thơ dịch đã nêu được tương đối đủ ý tình cảm của nhà thơ.
- Song cũng có một số điểm khác:
+ Lí Bạch không dùng phép so sánh. Sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ.
+ Bài thơ ẩn chủ ngữ không nói rõ là Lí Bạch.
+ Năm động từ chỉ còn 3. Bài thơ cho ta biết tác giả ngắm cảnh như thế nào.
D: HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI.( 1)
- Về nhà: Học thuộc lòng bài thơ. Nắm được kĩ năng khác thác dạng thơ đường trong văn học trung đại.
- Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Tài liệu đính kèm:

  • doccam nghi trong dem thanh tinh.doc