Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra văn thời gian: 45 phút

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra văn thời gian: 45 phút

 1. Văn bản “ Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?

A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.

B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.

D. Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con

 2. Tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khi con mình Phạm lỗi?

 A. Vì ở xa con nên phải viết thư

 B. Vì giận con quá nên không nói trực tiếp.

 C. Vì giận con quá nên không muốn nhìn mặt con.

 D. Vì qua thư, người cha sẽ nói được đầy đủ,sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói . được thấm thía hơn .

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra văn thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm
Trường THCS An Xuyên 2
Họ tên:
Lớp:
Kknhjuhuhghhssas KIỂM TRA VĂN ĐDDDDDDDd
 Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm( 3đ)
 1. Văn bản “ Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?
Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con
 2. Tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khi con mình Phạm lỗi?
 A. Vì ở xa con nên phải viết thư
 B. Vì giận con quá nên không nói trực tiếp.
 C. Vì giận con quá nên không muốn nhìn mặt con.
 D. Vì qua thư, người cha sẽ nói được đầy đủ,sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói . được thấm thía hơn .
 3. Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp với nội dung bài ca dao “ Thương thay thân phận . . . “
 A B
 a. Con tằm 1. Thân phận bé nhỏ, vất vả, cơ cực trong cuộc sống lao động.
 b. Con kiến 2. Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vô vọng.
 c. Con hạc 3. Những nỗi khổ đau oan trái của những người thấp cổ bé họng.
 d. Con cuốc 4. Những thân phận suốt đời bị vắt mòn sức lực.
 5. Cuộc đời làm quan, giàu có, sung sướng.
 4. Hình ảnh con cò trong bài ca dao “Nước non lận đận . . . “thể hiện điều gì về thân phận người . . nông dân.
 A. Nhỏ bé bị hắt hủi B. Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay.
 C. Gặp nhiều oan trái C. Bị dồn đẩy đến bước đường cùng.
 5. Bài ‘ Bạn đến chơi nhà” và bài” Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” có chung giọng điệu thỏ. Đó là giọng thơ nào?
 A. Đanh thép, hào hùng B. Buồn man mác
 C. Giọng chậm rãi D. Giọng hóm hỉnh
 6. Bài “ Sông núi nước nam “ và bài “ Phò giá về kinh” đều có chung nội dung nào?
 A. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta 
 B. Niềm tự hào chiến thắng quân xâm lược. 
 C. Khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của đất nước.
 D. Khát vọng xây dựng đất nước.
 7. Bài thơ” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp nào?
 A. Vẻ đẹp cái bánh B. vẻ đẹp làn da người phụ nữ
 C. Vẻ đẹp đôi mắt D. Vẻ đẹp hình thức và phẩm chất người phụ nữ
 8. Hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “ Bạn đến chơi nhà” đều kết thúc bằng cụm từ gì?
 A. Ta với ta. B. Ta cùng ta C. Ta bên ta. D. Ta và ta
 9. Hai bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và bài” Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”có . chung nội dung nào?
 A. Non nước hữu tình B. Lên núi nhớ bạn
 C.Tình yêu quê hương C. Nỗi sầu li biệt
II. Tự luận (7đ)
 1. Viết một đoạn văn ngắn (5 -> 7 câu ) nêu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ sau khi học xong bài thơ “ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? ( 2,5 đ)
 2. Nêu những cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ” Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? (2 đ)
 3. Học xong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”, em cảm nhận thế nào về tình bạn của nguyễn khuyến? Tình bạn ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? (2,5 đ)
Bài làm( Phần tự luận)
Điểm
Trường THCS An Xuyên 2
Họ tên:
Lớp:
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Thời gian: 45’
I.Trắc nghiệm(3 đ)
 1. Từ ghép chính phụ là gì?
A. Từ có 2 tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ 1 tiếng có nghĩa.
C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
D. Từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
 2. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?
	A.Mênh mông. B. Biển đông. C. Công cha. D.Nghĩa mẹ.
 3.Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
	A. Mạnh mẽ. B. Aám áp. C. Mong manh. D. Thăm thẳm .
 4. Khi dùng từ Hán Việt, ta nên dùng như thế nào?
	A. Nên dùng nhiều trong khi nói và viết để mọi người nể phục.
	B. Dùng từ Hán Việt phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	C. Chỉ dùng từ Hán Việt khi mà không có từ thuần Việt tương đương.
	D.Nói chung, ta không nên dùng từ Hán Việt, gây khó hiểu.
 5. Từ Hán Việt nào sau đây là từ ghép chính phụ?
	A. Sơn hà. B. Sơn thuỷ. C. Nam quốc. D. Giang sơn.
 6. Quan hệ từ” hơn” trong câu “ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
	A. Sở hữu. B. Nhân quả. C. So sánh. D. Điều kiện.
 7. Nối đại từ ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp.
 A B
	a. Bao giờ. 1. Hỏi về người và vật.
	b. Bao nhiêu. 2. Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc.
	c. Thế nào. 3. Hỏi về số lượng.
	d. Ai. 4. Hỏi về thời gian.
 8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ Thi nhân” ?
	A. Nhà văn. B. Nhà báo. C. Nhà thơ. D. Nghệ sĩ.
 9. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
	A. Chạy – nhảy. B. Trẻ – Già. C. Sáng – tối. D. Sang – hèn.
II. Tự luận (7 đ)
 1. Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: Chết, bỏ mạng, hi sinh, mất.
	- Người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã . . . . . . . . . .. . . . . vì độc lập của dân tộc.
 2.Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: Dũng cảm, thành tích, cho, chăm chỉ, tặng, thành quả, kiên cường, biếu,siêng năng, thành tựu, chịu khó, gan dạ.
	a 	b 	c 	d 	
3. Viết đoạn văn ngắn( 5->7 câu)có sử dụng cặp từ trái nghĩa(gạch chân nhữngcặp từ trái nghĩađó)
Bài làm(Phần tự luận)
Điểm
Trường THCS An Xuyên 2
Họ tên:
Lớp:
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Thời gian: 15’
I.Trắc nghiệm(3 đ)
 1. Từ láy là gì?
 A.Từ có nhiều tiếng có nghĩa. B.Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
 C.Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
 D. Từ có tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
 2.Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép bộ phận?
 A. Phất phơ. B. Bát ngát. C.Tim tím. D. Mênh mông.
 3. Trong các từ sau, từ nào là đại từ?
 A. Cò. B. Ai. C. Thân. D. Gầy.
 4. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào là thành ngữ?
 A. Nước non lận đận. B. Cho ao kia cạn.
 C.Lên thác xuống ghềnh. D. Cho gầy cò con.
 5. Từ nào đồng nhĩa với từ” phi”
 A. Bay. B. Nhảy. C. Chạy. D. Đánh.
 6. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
 A. Ngẩng – cúi. B. Già – trẻ. C. Tiểu – đại. D. Đi – đứng.
II. tự luận(7 đ)
 1. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa sau:
	a. Dài – ngắn.
	b. Yêu – ghét.
 2. Viết đoạn văn ngắn (3 -> 5 câu)có dùng quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả?
Bài làm(Phần tự luận)
	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 7
Năm học: 2010-2011
I.Phần Văn bản
*Nắm nội dung ý nghĩa, tác giả các văn bản nhật dụng 
-Cổng trường mở ra
-Mẹ tôi 
-Cuộc chia tay của những con búp bê
 *Nắm khái niệm ca dao – dân ca
 *Học thuộc, nắm nội dung, nghệ thuật bài ca dao:
- Những câu hát về tình cảm gia đình 
- Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người
- Những câu hát châm biếm 
 - Những câu hát than thân
 * Học thuộc lòng,nắm thể thơ,phương thức biểu đạt,nội dung tư tưởng tình cảm những bài thơ trung đại :
 - Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. - Bánh trôi nước.
 - Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh
 - Sau phút chia li - Bạn đế chơi nhà
 * Học thuộc lòng,nắm thể thơ,phương thức biểu đạt,nội dung tư tưởng tình cảm những bài 
 thơ đường:
- Xa ngắm thác núi Lư - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
 4. * Học thuộc lòng,nắm thể thơ,phương thức biểu đạt,nội dung tư tưởng tình cảm những bài 
 thơ hiện đại: - Cảnh khuya
 - Rằm tháng giêng
 - Tiếng gà trưa
II.Phần Tiếng Việt
 Nắm khái niệm,phân loại,nghĩa,cách sử dụng của: Từ ghép,từ láy,đại từ,từ Hán Việt,quan hệ từ,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm,thành ngữ,điệp ngữ
III.Phần Tập làm văn
 * Nắm cách làm bài văn biểu cảm
Biểu cảm về sự vật
Biểu cảm về con người
Biểu cảm về tác phẩm văn học 
 An xuyên, Ngày 19/11/2010 
 GV bộ môn 
Phạm Duy Độ Nguyễn Thị Thuý Nguyễn Thị Toán

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT van 7(1).doc