Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Làm thế nào để học tốt môn văn và yêu môn văn mở rộng nâng cao kiến thức phần văn bản: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Làm thế nào để học tốt môn văn và yêu môn văn mở rộng nâng cao kiến thức phần văn bản: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê

- Hs nắm được cách học tốt nhất đối với môn văn, yêu thích học môn văn.

- Nâng cao kiến thức phần văn bản đã học: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.

- Bước đầu biết cách tiếp cận và cảm nhận cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của các văn bản.

II. Tiến trình dạy học

 

doc 51 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Làm thế nào để học tốt môn văn và yêu môn văn mở rộng nâng cao kiến thức phần văn bản: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2010
Ngày giảng: 9/9/2010
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT MÔN VĂN VÀ YÊU MÔN VĂN
MỞ RỘNG NÂNG CAO KIẾN THỨC PHẦN VĂN BẢN:
CỔNGTRƯỜNGMỞ RA, MẸ TÔI, CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hs nắm được cách học tốt nhất đối với môn văn, yêu thích học môn văn.
- Nâng cao kiến thức phần văn bản đã học: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Bước đầu biết cách tiếp cận và cảm nhận cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
II. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Học tốt môn văn cần lưu ý: 
• Học thật kỹ bài học cũ, xem lại các vấn đề chưa hiểu rồi làm dấu để hỏi lại thầy cô hoặc bạn bè.
• Sau đó, bạn hãy chuẩn bị bài cho ngày hôm sau bằng cách đọc bài trước và soạn bài, xem câu hỏi mỗi phần của bài học để hiểu trước bài học và giúp cho việc hiểu kỹ bài khi thầy cô giảng trên lớp, có thể trao đổi và học hỏi thêm ở các anh chị đã học trước
• Khi vào lớp, nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, để chú ý những phần nhấn mạnh của thầy cô, chú ý cách dùng từ của thầy cô, nếu thấy câu nào hay và phù hợp, nên ghi lại để có thể biến nó thành ý của mình khi làm Văn. Trong giờ học có vấn đề gì chưa rõ, đến hỏi ngay để được thầy cô giải đáp. Cố gắng nắm dàn ý của bài giảng ngay trên lớp, làm như thế sẽ hiểu bài kỹ hơn, học bài dễ thuộc hơn.
• Điều khá quan trọng là trong giờ học, khi thầy cô đặt câu hỏi, nếu có ý tưởng trả lời, nên mạnh dạn phát biểu, vì chính lúc ấy thầy cô sẽ góp ý và chỉnh sửa cho em, khi đó em sẽ hiểu rõ vấn đề, hiểu bài rõ hơn.
• Cần chú ý là khi học Văn, em nên để đầu óc thảnh thơi, không nên gây áp lực khí ấy sẽ tiếp thu dễ hơn, sự nhìn nhận của em về vấn đề sẽ được mở rộng sâu sắc và phong phú hơn.
• Các em cần làm tốt bài tập thầy cô giao về nhà và học bài đầy đủ trước khi đến lớp nữa.
• Và điều cuối cùng là em nên đọc nhiều sách để nâng cao kiến thức văn học của bản thân.
* Đối với Làm văn:
Để có một bài văn tốt, nên theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề, xem đề bài cần yêu cầu về những nội dung nào và kiểu bài, nắm chắc phương pháp làm kiểu bài đó.
Bước 2: Tìm ý.
Bước 3: Lập thành dàn ý.
Bước 4: Viết bài văn.
Bước 5: Kiểm tra.
Để viết bài tốt cần chú ý các điểm sau:
* Nắm chắc phương pháp để viết bài văn theo trình tự nào. Bên cạnh đó, cần suy nghĩ tìm tòi, huy động những kiến thức đã học liên quan đến nội dung đề. Hơn thế nữa, suy nghĩ sáng tạo của cá nhân là quan trọng nhất. Không nên lệ thuộc bài văn mẫu một cách rập khuôn máy móc. Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cho nên khi diễn đạt thì ngoài yếu tố câu cú, ngữ pháp, lời văn phải trong sáng còn yêu cầu là thể hiện tình cảm của người viết. Chúng ta cần phải trân trọng và đánh giá cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh. Hãy mạnh dạn nêu những suy nghĩ, ý kiến, những cảm nhận của cá nhân mình, có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng nhưng sẽ được thầy cô giáo dạy văn định hướng và từ đó lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy cô. Khi viết một bài văn cũng là đang sáng tạo, cũng có nhu cầu bộc lộ bản thân mình. Vậy thì nên dựa trên những định hướng về nội dung, về kiểu bài, để có những sáng tạo nho nhỏ của chính mình, và mình trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần sẽ viết văn tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn. 
? Nội dung của văn bản Cổng trường mở ra?
Trong đời người, ngày đầu tiên bước vào lớp 1 bao giờ cũng thật thiêng liêng. Biết bao nhiêu bỡ ngỡ sẽ đến với con trẻ. Nhưng Cổng trường mở ra không nói nhiều về đứa con mà tập trung nói về tâm trạng của người mẹ, tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con trước một sự kiện mà mẹ coi là trọng địa trong một đời người. Những chi tiết nói về sự trằn trọc của người mẹ, sự chăm chút của mẹ với con rất cảm động: ngắm con ngủ, đắp mền, buông mùng, xếp đồ chơi cho con. Thậm chí khi mọi việc đã xong xuôi, tự dặn mình đi ngủ sớm nhưng người mẹ vẫn không ngủ được. Ngày mai con vào lớp 1 đã trở thành niềm thao thức của mẹ. Đây là bài văn nói lên tình cảm sâu sắc của người mẹ qua những chi tiết bình dị nhưng có sức ám ảnh lớn.
? Ngoài việc nói về tình cảm của mẹ dành cho con, Cổng trường mở ra còn muốn nói điều gì?
(Vai trò của giáo dục trong suy nghĩ của người mẹ?)
? Đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng ở 
đây?
(Em nhận xét gì về giọng điệu, cách nói, ngôn ngữ trong văn bản?)
GV mở rộng về tác giả; tác phẩm: 
Ét – môn – đô đơ A - mi – xi là nhà văn nổi tiếng người I – ta – li –a, Những tấm lòng cao cả (1886) là truyện thiếu nhi xuất sắc và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. “Dưới hình thức là tập nhật kí tròn một năm học của một cậu HS nhỏ, sách gồm nhiều mẩu chuyện ngắn có liên hệ với nhau, mô tả những hành động ý nghĩ cũng như tình cảm chân thực, hồn nhiên, trong sáng và sâu sắc như tình thương giữa bố mẹ và con cái, giữa những người nghèo khổ bất hạnh, tình yêu và lòng tự hào về quê hương về thói hư tật xấu như thói ghen tị, tật khoe khoang, tính kiêu ngạo Các câu chuyện được trình bày một cách giản dị, sinh động, hiện thực mà nhiều khi hết sức cảm động.
? Nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
Tham khảo:
 Cha ngồi canh cơn sốt của con
Còn vật vã hơn nhiều hơn khi quặn lên những câu thơ nặng nhọc
Con trai ơi
Tiếng khóc của con – niềm hi vọng của cha nhòe ướt
Tiếng cười của con là gương mặt của cha vừa lên sắc
Con gom đời cha trong bước chân bé tí
Cha bế con lên, bế lại ấu thơ mình
Ngày mỗi ngày
Con lại dắt hi vọng của cha ùa ra phố
Mang hồi hộp dồn căng trái bóng
Niềm vui cha lăn với mặt đường
Con mang về trong căn nhà ta những điều bình yên
Mang cả lo âu từng ngày phố bụi
Mẹ đã đợi cơm hai cha con ta như đợi hai đứa trẻ
Những đam mê quên cả hẹn hò.
(Trần Quang Quý, Với con trai)
? Những hiểu biết của em về tác phẩm?
? Trong truyện Khánh Hoài tập trung vào những cuộc chia tay nào?
? Tại sao tác giả không đặt tên truyện là Cuộc chia tay của hai anh em mà lại là Cuộc chia tay của những con búp bê? Cách đặt tên truyện như vậy có phù hợp với nội dung tác phẩm không?
? Thể loại của văn bản?
? Những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, nêu cảm nhận của bản thân.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
1.Thế nào là học sinh giỏi văn?
HSG văn trước hết phải là những học sinh: 
- Có niềm say mê, yêu thích văn chương.
- Có  tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và  có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
- Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; có sự hiểu biết về con người và xã hội.
-  Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống.
- Có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào,
-  Nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận. 
2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn
a. Nắm chắc các dạng đề: 
     - Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học (Các bài văn biểu cảm)
- Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm
- Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học
- Đề  nghị luận xã hội
b. Rèn luyện kỹ năng phân tích đề
- Đây là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả thi HSG. Học sinh cần làm quen với nhiều dạng đề thi HSG. 
c. Rèn kỹ năng lập dàn ý
 d. Rèn luyện kỹ năng viết văn
       Muốn có một bài viết hay, học sinh phải biết  trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục.
+Viết thành văn một đoạn ý: - Đoạn văn biểu cảm, đoạn văn giải thích; - Đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài (thường là luận điểm chính); - Đoạn văn bình luận nâng cao.
+Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa (khoảng 2 bài /1 tuần).
+Viết thành bài văn  hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định.Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Từ đó, yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
II. Mở rộng, nâng cao phần văn bản
 1. Văn bản: Cổng trường mở ra
- Cổng trường mở ra không nói nhiều về đứa con mà tập trung nói về tâm trạng của người mẹ, tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con trước một sự kiện mà mẹ coi là trọng địa trong một đời người.
- Đây là bài văn nói lên tình cảm sâu sắc của người mẹ qua những chi tiết bình dị nhưng có sức ám ảnh lớn.
- Cổng trường mở ra cũng nói lên vai trò to lớn của nhà trương đối với cuộc sống mỗi người. Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường năm xưa của mình. Bà liên hệ đến nền giáo dục Nhật Bản để thấm thía hơn rằng: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
- Đặc sắc của văn bản này là nhà văn đã chọn một cách nói hợp lí. Người mẹ không rao giảng với đứa con ý nghĩa và lợi ích của việc học, cũng không nói về tâm trạng của mình bằng những lời lẽ to tát. Người mẹ đang nói với chính mình, ôn lại những kỉ niệm mà mình đã trải qua bằng giọng điệu tâm tình. Chính hình thức kể chuyện này khiến cho tâm trạng của người mẹ hiện lên rõ nét hơn.
- Ngôn ngữ trong bài văn cũng rất giản dị, giàu sắc thái biểu cảm và đặc biệt trong sáng. Điều này khiến cho các em khi học văn bản này sẽ hiểu hơn tấm lòng của mẹ dành cho con, từ đó cố gắng học tập để không phụ lòng cha mẹ.
* Bài tập:
Suy nghĩ của em về câu nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?
- Câu văn thể hiện vai trò to lớn của giáo dục nhà trường. Gọi đó là “thế giới kì diệu” vì nhà trường là: 
+ Nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người.
+ Nơi giúp ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ, xử thế.
+ Nơi ta được sống trong mối quan hệ trong sáng và mẫu mực: Tình thầy trò.
2. Văn bản: Mẹ tôi
- VB: Mẹ tôi trích trong Những tấm lòng cao cả qua bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. Nhan đề do chính A – mi –xi đặt. Tuy câu chuyện được viết theo hình thức là một bức thư của người bố gửi cho con mình (cậu bé En – ri –co) vì cậu đã thiếu lễ độ với mẹ, nhưng tác giả lại tập trung bói về người mẹ mặc dù bà không xuất hiện trực tiếp trong văn bản này. Người bố bằng sự nghiêm khắc của mình, đã nêu lên lỗi lầm của đứa con, nói với con về tình yêu thương, đức hi sinh vô bờ của mẹ và yêu cầu con phải thành khẩn sửa chữa sai lầm.
- Câu chuyện  ...  mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,... khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.
Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần'. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái...
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.
Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác - những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ đựoc số phận của chính họ:
"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc "Thân em...". Số phận người phụ nữ, lúc thì như "hạt mưa sa", lúc thi như "tấm lụa đào"...Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi "đài các" hay lại làm lụng vất vả nơi "ruộng cày"? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ "vào tay ai"...Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ
Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan - mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: "Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!". Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình): "Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hoặc bộc lộ những phản ứng: "Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"... (Hồ Xuân Hương). Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam.
Bài tập 2
1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể song thất lục bát ở chú thích hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch được trích về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong 1 khổ thơ.
- Trong phần chú thích sgk
2. Qua 4 câu khổ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào ? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việt sử dụng hình ảnh "tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ?
 Bốn khổ thơ đầu:
_Chàng thì đi - thiếp thì về-->tương phản, đối nghĩa-->cảnh chia ly.
_Hình ảnh mây biếc núi xanh-->tăng thêm độ mênh mông của nỗi đau chia ly.
3. Qua 4 câu khổ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào ? Cách dùng phép đối con ngảnh (ngoảnh) lại - hãy trông sang trong hai câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Dương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
Bốn câu thơ khổ thứ hai:
_Chàng còn ngảnh lại-thiếp hãy trông sang-->tương phản, đối nghĩa.
_Điệp từ, phép đảo:chốn Hàm Dương-bến Tiêu Tư,cây Hàm Dương-Tiêu Tương->càng tăng thêm nỗi sầu, nỗi nhớ nhung.
4. Qua 4 câu khổ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ cùng, thấy trong hai câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng trong việc gợi tả nỗi tả nỗi sầu chia li?
 Bốn câu thơ cuối:
_Lòng chàng- ý thiếp-->tương phản, đối nghĩa.
_Điệp ngữ.
_Câu nghi vấn.
-->Nhấn mạnh tâm trạng sầu đau của người chinh phụ lên đến cực độ.
5.*Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó. (Hướng dẫn HS tự làm)
6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu của đoạn thơ
- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là: Nỗi buồn xót ca và thương nhớ, khát khao tình yêu của người phụ nữ có chồng đi xa, đồng thời phản ánh cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Bài viết tham khảo: Nỗi sầu chia li
Cảnh chia li là một trong những đoạn trích hay nhất của Chinh phụ ngâm khúc, đã cho thấy rõ hoàn cảnh bi thương của đôi vợ chồng trẻ.
             Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng
            Hàng cờ bay trong gió phất phơ.
      Trong cái giờ phút chia li ấy, trong cái không gian nhuốm đầy màu tâm trạng, bất giác, một tiếng sáo vang lên như mang theo cả nỗi niềm của người chinh phụ. Tiếng sáo ấy dường như lắng đọng cùng tâm trạng nàng, như muốn gửi gắm những mong mỏi, chờ đợi, lo lắng cho người chinh phu ở nơi sa trường. Đằng sau hình ảnh bóng cờ phất phơ, ta còn nhận ra được ánh mắt đăm đắm nhìn theo cùng với tất cả tấm lòng son sắt, thủy chung của người chinh phụ, hi vọng có thể tìm thấy được bóng hình quen thuộc của mình.
                 Dấu chàng theo lớp mây đưa,
                 Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
       Hai câu thơ tiếp theo đã mở ra một không gian thiên nhiên vô cùng rộng lớn, bao la, rợn ngợp. Phải chăng ở đây, không gian ấy được tạo nên như muốn chia cắt đi mối tình son sắt, mặn nồng của đôi vợ chồng trẻ? Nhưng dù sao đi nữa, bất chấp mọi sự cản trở, họ vẫn luôn luôn hướng về nhau, quan tâm, lo lắng cho nhau dù cho lớp mây kia đưa đẩy, rặng núi kia hóa thành bức tường ngăn cách. Thủ pháp sóng đôi, một thủ pháp quen thuộc của thi ca Việt Nam đã góp phần làm tô đậm thêm cho sự khắng khít, gắn bó không muốn xa rời của đôi vợ chồng. Thế nhưng, trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, người chinh phu đã ra đi, để lại người chinh phụ bơ vơ, đơn độc một mình trong chốn buồng cũ chiếu chăn hiu quạnh. Nàng ngơ ngẩn, bàng hoàng ôm trọn cho riêng mình một nỗi sầu, một nỗi nhớ mong dâng lên đến tột cùng.
          Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
          Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
          Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
          Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
     Hàm Dương - Tiêu Tương, hai địa danh được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bốn câu thơ trên, cùng với các hành động ngoảnh lại, trông sang đã khiến cho mối sầu lại càng sầu hơn. Không những vậy, khoảng cách xa nghìn trùng giữa Hàm Dương - Tiêu Tương đã vô tình làm tăng thêm sự xa cách của đôi chinh phu, chinh phụ. Và giờ đây, họ chỉ còn biết gởi gắm những tâm tư, tình cảm của mình vào thiên nhiên, giãi bày tấm lòng của mình với thiên nhiên, và thầm mong đến ngày gia đình được đoàn tụ, sum họp hạnh phúc. Nhưng sự thật lại quá phũ phàng, hiện thực khốc liệt của chiến tranh đã lấy đi tia hi vọng duy nhất của người chinh phụ. Để rồi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần lại như chiếm lĩnh hoàn toàn tâm trí của nàng.
               Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
               Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
              Ngàn dâu xanh ngắt một màu
              Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
      Ở đây, tác giả không chỉ muốn nói đến mối sầu dai dẳng luôn bám theo người chinh phụ, mà nó còn muốn nhấn mạnh hơn về hiện thực oái ăm đến lạ thường: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy. Họ muốn gắn bó, gần gũi nhau nhưng lại phải chia li, cách biệt, càng dõi nhìn nhau thì càng không thể thấy được nhau. Nhưng, tuy hai người ở hai nơi xa cách nhau đến muôn trùng, muôn dặm thì tâm hồn của họ vẫn hướng về nhau, thấu hiểu cho nhau những niềm vui, nỗi buồn. Để từ đó, họ ngoảnh về cùng một hướng, cùng nhìn về bãi nương dâu xanh ngắt kia. Màu xanh - màu của hòa bình, của sự hi vọng, tràn trề hạnh phúc, nhưng sao ở đây,  nó lại thấm đẫm sự cô đơn, hiu quạnh khiến cho người chinh phụ không thể không thốt lên một câu hỏi chứa đầy sự phẫn uất, sầu hận Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai???...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day doi tuyendoc.doc