Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 1 - Tuần 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 1 - Tuần 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)

. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ với con cái, Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng

 3. Giáo dục: Tình cảm đói với cha mẹ, nhà trường

B. Chuẩn bị .

 1. Thầy: SGK, STK, bài soạn, tranh ảnh minh họa

 2. Trò : chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên

 

doc 154 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 1 - Tuần 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7 - 8 - 2010	
 Ngày giảng: 7A1: /8/2010
 7A3: /8/2010
 Tiết: 1 - Tuần 1
 Văn bản: 
Cổng trường mở ra
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ với con cái, Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng
 3. Giáo dục: Tình cảm đói với cha mẹ, nhà trường
B. Chuẩn bị .
 1. Thầy: SGK, STK, bài soạn, tranh ảnh minh họa
 2. Trò : chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Hoạt động dạy và học
 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 7A1: 7A3:
 2. Kiểm tra: Văn bản nhật dụng là gì Trong chương trình ngữ văn lớp 6 các em đã học những văn bản nhật dụng nào? Của các tác giả nào?
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
GV đọc mẫu và hướng dẫn học sinh cách đọc
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích 
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn?
Em hãy so sánh tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường có gì khác nhau?
Vậy tâm trạng và người con có gì khác nhau? 
Theo em tại sao người mẹ không ngủ được?
Học sinh trao đổi thảo luận và trả lời
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
? Em hãy tìm những câu văn trong bài nói lên tầm tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? 
? Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giò em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ?
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc.
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung của văn bản
- Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp 1. Người mẹ hồi hộp cho con và cả tuổi thơ đến trường của mình sống dậy
2. Tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường.
a. Mẹ: Không ngủ được
 - Không tập trung vào việc gì
- Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
- Trằn trọc không ngủ được vì nhớ đến thủa học trò của mình
b. Con
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng
- Không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai đến trường cho kịp giờ
--> Người mẹ thao thức, triền miên suy nghĩ còn con thanh thản, nhẹ nhàng vô tư.
3. Người mẹ không ngủ được vì sao?
- Mẹ lo lắng cho con
- Nghĩ về ngày khai giảng năm xưa của mình
- Nhớ đến bà ngoại 
- Liên tưởng ngày khai giảng đầu tiên ở Nhật Bản
( Mong sao nước mình cũng được như vậy)
4. Bà mẹ không trực tiếp nói với con mà đang thì thầm với chính mình. Tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình
- Tác dụng: Làm nổi bật được tâm trạng khắc họa được tâm tư, tình cảm những điều sâu thẳm khó nói bằng lời.
5. Câu văn nói lên tầm quan trọng ...
- “ Ai cũng biết ..... sau này”
- “ Thế giới này ..... sẽ mở ra”
6. Bước qua cánh .... mở ra
( STK/6)
 Ghi nhớ SGK/ 9
III. Tổng kết
Ghi nhớ SGK/ 9
 4. Củng cố 
 GV hệ thống toàn bộ bài
 Học sinh nêu nội dung của văn bản
 5. Dặn dò
 Học kĩ nội dung bài
 Làm bài tập ở SGK
 Chuẩn bị bài mẹ tôi.
Ngày soạn: 9/8/2010
Ngày giảng: 7A1:
 7A3:
 Tiết : 2 - Tuần: 1
 Văn bản: 
Mẹ tôi
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh thấy được thái, độ , tình cảm và những suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con
 2. Kĩ năng: Đọc và tìm hiểu truyện
 3. Giáo dục : Học sinh có ý thức tôn trọng cha mẹ .
B. Chuẩn bị 
 1. Thầy : SGK, STK, Bài soạn, tranh ảnh minh họa
 2. Trò: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên
C. Hoạt động dạy và học.
 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 7A1: 7A3:
 2. Kiểm tra: Em hiểu câu văn: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ntn? Đối với riêng em, thế giới kì diệu đó là gì?
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung về văn bản
GV đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích theo hướng dẫn ở sgk
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
GV gọi học sinh đọc 4 câu đầu
? Xác định vị trí của đoạn văn và ngôi kể của người kể chuyện?
Đoạn văn nhằm mục đích gì?
Trong bức thư ông bố đã viết cho con những gì? Viết như thế nào?
- Học sinh đọc tiếp --> Tình yêu thương đó
? trong đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? 
? trong nỗi tức giận , người cha đã gợi cho con tình cảm gì?
Trong bức thư người cha đã yêu cầu người con lập tức làm gì để nhận lỗi? 
( GV mở rộng thêm ở sgk) 
Khi đọc xong bức thư nhân vật “ Tôi” xúc động vì đã học được bài học thấm thía từ phía người cha. Vậy tại sao người cha không trực tiếp nói với con mà lại chọn hình thức viết thư?
HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật: Tôi ( Chú bé) Kể chuyện dưới dạng nhật kí.
2. Thể loại: Bốn thể loại kết hợp: Nhật kí, tự sự viết thư, nghị luận
- Mục đích; Đoạn văn giới thiệu nguyên nhân và mục đích người bố phải viết thư cho con
- Nguyên nhân: Người con mắc lỗi lúc cô giáo đến thăm
- Mục đích: Để cảnh cáo, phê bình, nghiêm khắc thái độ sai trái của con
3. Tâm trạng của người cha khi con mắc lỗi
- Đau đớn
- Nghiêm khắc phê bình vì thái độ vô lễ của con
- Nói dứt khoát như một mệnh lệnh:
“ Việc như thế không bao giờ được tái phạm” 
- Tác giả sử dụng phép so sánh: Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
Tác dụng: Thể hiện sự xót xa và bất ngờ của người bố
- Người cha cho con thấy: 
+ Tình thương yêu, sự hi sinh của người mẹ 
+ Ông vẽ cho con nỗi buồn thảm khi mất mẹ
+ Chỉ cho con thấy tình thương yêu kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng hơn cả.
- Người cha dứt khoát như một mệnh lệnh:
+ không được nói nặng lời với mẹ dù chỉ là một lời
+ thành khẩn xin lỗi mẹ
+ cầu xin mẹ hôn
--> Bằng hình thức viết thư, người cha ó thể vừa dạy bảo con vừa tâm tình với con một cách tỉ mỉ, cặn kẽ đầy đủ để con có thời gian và hoàn cảnh để suy nghĩ. Người cha tỏ ra tế nhị, kín đáo. Đó là cách ứng xử của người có văn hóa.
 Ghi nhớ: SGK/ 12
III. Luyện tập 
- Đọc diễn cảm văn bản
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản
 4. Củng cố:
 GV hệ thống nội dung toàn bài
 HS nêu lại mục ghi nhớ
 5. Dặn dò
 Học kĩ nội dung bài
 Làm các bài tập ở sgk
 Chuẩn bị bài Từ ghép
Ngày soạn: 9/8/2010
Ngày giảng: 7A1: /8/2010
 7A2 :
 Tiết: 3 - Tuần: 1
Từ ghép
A. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được hai loại từ ghép: Dẳng lập và chính phụ, cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng việt
 2. Kĩ năng: Vận dụng được từ ghép khi nói, khi viết
 3. Giáo dục: Học sing có ý thức học tập tốt
B. Chuẩn bị 
 1. Thầy: SGK, STK, bảng phụ
 2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
C. Hoạt động dạy và học
 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 7A1: 7A2:
 2. Kiểm tra: Nêu định nghĩa về từ đơn, từ ghép, từ láy đã học ở lớp 6, cho ví dụ minh họa
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép
GV cho học sinh đọc các ví dụ VD1 ở sgk
? Trong các từ: Bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính
Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong các từ đó?
GV cho HS đọc ví dụ 2 ở sgk
? Em hãy so sánh sự giống nhau giữa hai nhóm từ: 
Bà ngoại, thơm phức với quần áo, trầm bổng
Vậy thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập?
HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
ở từng cặp này có gì giống và khác nhau?
Cặp a:
 Giống nhau: Cùng chỉ người phụ nữ đáng kính
Khác nhau: Bà chỉ người phụ nữ lớn tuổi nói chung
Bà ngoại: Chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ mình
Cặp b. 
Giống nhau: Tính chất của sự vật, đặc trưng của mùi vị
Khác nhau: Thơm: chỉ mùi thơm nói chung
Thơm phức: Chỉ mùi thơm mạnh
- Quần áo: Chỉ chung cả quần và áo
- các tiếng: quần, áo: chỉ từng sự vật riêng lẻ
HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1
Học sinh làm theo nhóm
GV gọi hs lên bảng điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phu
 (Trò chơi tiếp sức)
GV hướng dẫn học sinh trả lời
Phân biệt cấu tạo của từ ghép có 3 tiếng
I Các loại từ ghép
Ví dụ 1
Bà ngoại thơm phức
(T. chính) ( T phụ) ( T. chính)( T phụ)
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
--> từ ghép chính phụ
Ví dụ 2
- Giống nhau: Đều là từ ghép hai tiếng
- Khác nhau: VD1 có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; VD2: Không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ, hai tiếng có vai trò bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp
--> từ ghép đẳng lập
 Ghi nhớ: SGK/14 
II. Nghĩa của từ ghép
1. So sánh nghĩa của hai cặp từ: 
a. Bà ngoại - Bà
b. Thơm phức - Thơm
Kết luận: Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
2. So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng
Kết luận: Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
 Ghi nhớ SGK/ 14
III. bài tập
Bài tập 1
Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cối, cười nụ
Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi
Bài tập 2
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Bài tập 4 
- Sách, vở: Sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được
- Sách vở: Từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát hơn nên không thể đếm được
Bài tập 7
Máy hơi nước; Than tổ ong; bánh đa nem
 4. Củng cố:
 GV hệ thống toàn bộ nội dung bài
 HS nhắc lại thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập
 5. Dặn dò; 
 Học sinh học kĩ bài
 Làm các bài tập ỏ SGK
 Chuẩn bị bài: liên kết trong văn bản
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 7A1;
 7A2:
 Tiết: 4 -Tuần: 1
Liên kết trong văn bản
A . Mục tiêu
1. Giúp học sinh hiểu khái niệm về tính liên kết, đặc điểm liên kết trong văn bản. Phân biệt được liên kết về hình thức và liên kết về nội dung
2. Rèn kỹ năng tạo tình liên kết cho văn bản khi tạo lập văn bản
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức trong học tậ
 B . Chuẩn bị 
 1. Giáo viên : Soạn bài, phiếu thảo luận
 2. Học sinh: đọc bài ,đọc và trả lời câu hỏi SGK
C . Hoạt động dạy và học
1 - ổn định tổ chức: 
7A1: 7A2;
2- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặ điểm và nghĩa của hai loại từ ghép? Cho ví dụ?
3 - Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1;Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về liên kết và các phương tiện liên kết trong văn bản
HS đọc đoạn văn
? Trong đọan văn trên có câu nào sai ngữ pháp không?
? Câu nào chưa rõ nghĩa hay không?
? Nếu em là nhân vật En-ri-cô thì em có hiểu điều người cha muốn nói gì không?
? Theo em đoạn văn trên thiếu điều gì?
? Muốn cho đoạn văn trên dễ hiểu và hiểu đầy đủ thì cần phải làm gì?
? Qua đó em hiểu liên kết có vai trò như thế nào và nó là gì?
Học sinh đọc phần ghi nhớ 1
HS đọc đoạn văn ở phần 1
? Theo em ở đoạn văn trên còn thiếu ý gì khiến cho nó trở nên khó hiểu?
? Em hãy sửa  ... rong bài viết của mình.
 Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
 2. Rèn kĩ năng tự nhận xét , đánh giá về một vấn đề.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiếp thu, sửa chữa bài nghiêm túc, ghi chép bài đầy đủ, rút kinh nghiệm.
B. chuẩn bị:
- Thầy : Bài soạn, chấm chữa bài.
- Trò: Xem lại kiến thức đã học.
C. Hoạtđộng dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 7A1: 7A3:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Vai trò của các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
3. Bài mới: Gv tiến hành trả bài theo các bớc sau:
 1. Nêu lại yêu cầu đề bài: 
 Đề bài
Cõu 1 (2 điểm).
Thế nào là từ đồng nghĩa? Cú những loại từ đồng nghĩa nào? Cho mỗi loại một vớ dụ?
Cõu 2 (2 điểm).
Chộp thuộc lũng bài thơ: “Bỏnh trụi nước” của Hồ Xuõn Hương và cho biết bài thơ ca ngợi điều gỡ?
Cõu 3 (6 điểm)
 	Cảm nghĩ về người thõn.
Gv tiến hành trả bài theo các bớc sau:
 1. Nêu lại yêu cầu đề bài: 
 2. HS thảo luận xây dựng đáp án 
3. GVnhận xét phần bài làm của HS
* Ưu điểm :
- Nhìn chung các em đã nắm đợc yêu cầu của đề bài. 
. Một số bài viết có sự sáng tạo, hành văn lu loát, có cảm xúc sâu sắc.
* Nhợc điểm:
 Một số học sinh cha đọc kĩ đề bài nhầm từ đồng nghĩa sang từ đồng âm, còn mắc lỗi về chính tả, sử dụng từ cha hợp lý, cách đặt câu .
Một số bài viết thiên về tả hoặc kể.
- GV đọc một số bài làm tốt và một số bài văn làm cha tốt. 
 * Lớp 7A1:
- Bài làm tốt : Long, Trang
 * Lớp 7A3: 
-Bài làm tốt: Phương
 - Bài làm chưa tốt: Anh, Nguyễn Linh, Quang Tùng
4. GV chữa một số lỗi cụ thể: chính tả, cách dùng từ ngữ, đoạn câu 
- Trả bài, gọi điểm.
 Kết quả: Giỏi: 2 Khá: 40 TB: 26 Y: 4
4. Củng cố:
-Giáo viên nhân xét giờ học
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Tục ngữ..
Học kì II
Ngày soạn: 15/12/2010
Ngày giảng; 7A1: 23/12 7A3:24/12 
Tuần 19 – Bài 18: 
Tiết 73: Tục Ngữ Về Thiên Nhiên
 Và Lao Động Sản Xuất 
A.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Khái niệm tục ngữ.
 Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 Vận dụng ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trong đời sống.
3. Thái độ: Trân trọng những bài học quí giá của nhân dân ta.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: SGK, SGV, Tục ngữ Việt Nam.
2. Trò: Soạn bài
C. Hoạt động dạy và học
1. Tổ chức: 7A1: 7A3:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
? Em hiểu thế nào là tục ngữ? Tục ngữ có đặc điểm gì về cấu tạo, nội dung? 
? Tục ngữ và ca dao khác nhau ở điểm cơ bản nào? 
HS so sánh để thấy được sự khác nhau cả về hình thức và nội dung. 
HĐ2: Đọc- hiểu văn bản
? Có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm mấy câu? nội dung từng nhóm? (HS thảo luận) 
- Chia 2 nhóm: 4 câu / 1 nhóm 
+ Từ câu 1 à câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên 
+ Từ câu 5 à câu 8: Tục ngữ về lao động sản xuất. 
đọc lại câu TN1. 
? Hãy cho biết nghĩa đen của câu tục ngữ 1? 
? Nhân dân có được kinh nghiệm trên là dựa vào cơ sở khoa học nào ? 
? Hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật trong câu tục ngữ số 1? 
- Ngắn gọn, có 2 vế 
- Phép đối về hình thức, nội dung 
- Lập luận chặt chẽ 
- Giàu hình ảnh: 
	+ Ngày – đêm
	+ Sáng – tối 
	+ Nằm – cười 
- Vần lưng: năm – nằm; mười – cười.
- HS đọc lại câu 2 
? Câu này có mấy vế? Nhận xét nghĩa của mỗi vế và nghĩa của cả câu? 
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? 
? Theo em trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng ntn? 
- HS đọc câu 3. 
? Nhận xét nội dung của mỗi vế? Cả câu 
(Chân trời xuất hiện sắc màu mỡ gà thì phải coi giữ nhà cửa) 
? Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng “ráng mở gà” là gì ? 
? Hiện nay khi KHKT phát triển thì kinh nghiệm dân gian này còn có giá trị không ? 
? Em hiểu gì về nội dung, hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ 4? 
(vần lưng, 2 vế cân xứng về âm điệu à kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ còn lụt nữa) 
? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng “kiến bò tháng 7” này? 
- HS đọc, tìm hiểu từng câu TN trong nhóm 2. 
? Em hiểu nghĩa đen của câu TN “Tấc đất tấc vàng” là gì ? Nói như vậy có quá không ? 
? Em hãy chuyển câu TN này thành một câu nghị luận? 
? Tại sao dân gian lại nói “Tấc đất tấc vàng” vàng”? 
? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? 
(Đất quý hơn vàng) 
? Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ này là gì? Thường áp dụng khi nào? (Khi cần đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất) 
? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? ? 
(ý thức quý trọng, giữ gìn đất đai)
HS đọc câu 6
? Hãy đọc câu TN và dịch nghĩa từng từ HV trong câu tục ngữ? 
(Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng)
? Vậy kinh nghiệm lao động sản xuất được rút ra ở đây là gì ? 
? Trong thực tế bài học này được áp dụng ntn? 
HS đọc câu 7 
? Kinh nghiệm gì được tuyên truyền phổ biến trong câu TN này ? 
Em hiểu ‘ cần” có nghĩa là gì?
? Em có nhận xét gì về hình thức của câu TN này? Tác dụng ? (Nhất đúng là thời vụ, nhì là đất phải cày bừa kĩ, nhuyễn
(Đặc biệt: Rút gọn và đối xứng)
à Tác dụng: Nhấn mạnh 2 yếu tố: thì và thục 
HĐ3: HD tổng kết
? Từ việc tìm hiểu các câu tục ngữ trong bài học, các em có nhận xét gì về những chỗ giống nhau tạo nên đặc điểm về cách diễn đạt của tục ngữ ?(HS thảo luận)
- Hình thức ngắn gọn, ít tiếng 
- Là những câu nói có vần 
- Các vế thường đối xứng nhau 
- Giàu hình ảnh 
HS đọc ghi nhớ SGK 
I. Tục ngữ 
(SGK trang 3-4)
II. Phân tích
1.Kinh nghiệm từ thiên nhiên 
a. Câu 1: 
“Đêm tháng 5... sáng
 Ngày tháng 10... tối” 
- 2 vế đối xứng, gieo vần lưng, giàu hình ảnh.
- Lối nói quá 
à Hiện tượng thời gian: tháng 5 đêm ngắn, ngày dài, tháng 10 ngày ngắn đêm dài
ị Chủ động thời gian mùa hạ, mùa đông
b. Câu 2
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” 
- Đối vế, đối ý 
- Gieo vần lưng (nắng-vắng)
à Trông sao đoán thời tiết ị Chủ động sản xuất, đi lại 
c. Câu 3
“Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ” 
- Vần lưng (gà – nhà) 
- Nhìn ráng mây màu mỡ gà à sắp có bão ị Lời nhắc nhở 
d. Câu 4
- “Tháng 7 kiến bò chỉ lo lũ lụt”.
+ Quan sát tỉ mỉ, nhận xét chính xác.
+ Vẫn phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
ịNhững câu tục ngữ nói về cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, qui luật nắng mưa, gió bão thể hiện kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên.
2. Kinh nghiệm từ lao động sản xuất 
a. câu 5 
“Tấc đất, tấc vàng” 
à So sánh, khẳng định giá trị của đất đai. 
b. câu 6 
“Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”.
à Đối ngữ: thứ tự về nguồn lợi kinh tế của các ngành, nuôi cá, làm vườn, trồng lúa. 
c. Câu 7 
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
à Thứ tự, tầm quan trọng của nước, phân bó, sự cần mẫn và giống má. 
d. Câu 8 
“Nhất thì, nhì thục”
Hình thức: câu rút gọn, đối xứng 2 vế, gieo vần lưng.
à Điều kiện thời vụ quyết định hơn yếu tố cày bừa, làm đất. 
III. Tổng kết
Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn cô đúc, kết cấu theo kiểu đối xứng, nhân quả, tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
Những câu tục ngữ là bài học quí giá của ND ta tôn vinh giá trị conngười, đưa ra những lời khuyên bổ ích, những phẩm chất, lẽ sống cần phải có.
* Ghi nhớ (SGK) 
4. Củng cố:. Đọc diễn cảm văn bản
 GV khái quát lại nội dung bài học
5. Dặn dò 
Học thuộc lòng bài TN + ghi nhớ 
Tiếp tục tìm các câu TN thuộc chủ đề vừa học.
Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội chú ý: 
Ngày soạn: 18/12/2010
Ngày giảng: 7A1: 23/12 7A3: 24/12
Tuần 20- Tiết 74: Chương Trình Địa Phương
 Phần Văn Và Tập Làm Văn 
A.Mục tiêu: 
1. Kiến thức : Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao địa phương.
 Cách thức sưu tầm ca dao địa phương. Hs biết, thuộc, hiểu một số câu ca dao nói về địa danh và sản vật ở địa phương.
2. Kĩ năng: Biết cách sưu tầm ca dao địa phương ở một mức độ nhất định. 
3. Thái độ: Trân trọng di sản văn hoá của địa phương của dân tộc. 
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: SGK, SGV, Văn học Yên Bái
2. Trò: Soạn bài
C. Hoạt động dạy và học
1. Tổ chức: 7A1: 7A3:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV yêu cầu HS sưu tầm khoảng 15-20 câu ca dao, dân ca lưu hành ở địa phương, mang tên địa phương, nói về sản vật, di tích, danh lam thắng cảnh, danh nhân, từ ngữ địa phương.
 Sau đó cho HS viết vào vở khoảng 10 câu.
Mỗi tổ, nhóm cử đại diện lên đọc các câu ca dao. 
HĐ2: Đọc – hiểu văn bản
? Những câu ca dao trên đã nói điều gì về vùng quê YB? 
Tại sao t/g dân gian lại nói như vậy?
T/g sử dụng biện pháp NT nào? Tác dụng?
Nội dung của bài ca dao?
GV sử dụng máy chiếu: HS quan sát các địa danh của địa phương& nêu nhận xét.
Bài ca dao nói về địa danh nào? nói về ai?
Câu 6,7,8,9,10 nói về địa danh nào? Ca ngợi điều gì?
HS thảo luận
HS đọc mục ghi nhớ SGK
HĐ3: HS đọc các câu ca dao dân ca (SGK t56,57) Những câu ca dao – dân ca về tình cảm con người.
I. Đọc văn bản& giải thích từ khó
II.Những câu ca dao- dân ca có tên địa danh và sản vật địa phương.
1. Phúc An có Đát Ô Đồ
Có suối róc rách, bóng cô áo chàm
 ( Ca dao dân tộc Cao Lan)
- àNói về phong cảnh, con người Phúc An- huyện Yên Bình.
2. Còn tiền chợ Ngọc chợ Ngà
Hết tiền thì lại Thác Bà, Thác Ông.
àBằng hình thức so sánh, đối ý, tác giả muốn nói đến sự trù phú của chợ Ngọc, chợ Ngà đồng thời nói về sợ gian nguy nhưng cũng kiếm được nhiều tiền khi làm nghề đưa bè qua thác Bà, thác Ông.
3.Thác Bà đây xứ thác tràn
Thác Ông xuôi nhịp vô vàn gian truân
Hỡi ai xuôi ngược xa gần
Lên đền tế lễ có phần được yên
Linh Bà truyền khắp mọi miền
Hội xuân mùng chín tháng giêng tìm về.
àNói về sự linh thiêng của đền thác Bà.
4. Lẫy lừng trong chốn hoang vu
Gồm hai văn vũ, riêng gò Biều Vương.
àNói về thành nhà Bâu, ngợi ca Vũ Công Mật.
5. Ai lên phố Cát Đại Đồng
Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa ?
Có chồng năm ngoái năm xưa
Năm nay chồng mất như chưa có chồng
àNgầm nói về Vũ Công Mật và hào kiệt bốn phương.
6. Ai ăn cơm trắng canh cần
Vượt qua đèo Gỗ vào Vần mà ăn.
7. Làng Vần có lịch có lề
Có hang núi đá có nghề sáo nâu.
8. Muốn ăn cơm tráng, nước trong
Vượt qua Đèo ách vào trong Mường Lò
9. Mường Lò rộng mênh mông 
Mường lớn chứa trăm ngàn kho thóc
10. Ngọt lịm câu then mùa trái chín
Lùng tùng ngày hội Lục Yên châu.
àBài 6,7,8,9,10, đều nói về các đặc sản thể hiện sự giàu đẹp thanh bình của các làng quêvà tự hào về làng quê của mình.
ghi nhớ SGK
4. Củng cố HS đọc diễn cảm các bài ca dao trên.
GV khái quát lạ nội dung bài học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
 Đọc bài tập: Chống nạn thất học – nghiên cứu và trả lời câu hỏi ở SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docga van 7 theo chuan.doc