Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 63)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 63)

 a) Kiến thức.

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người.

 b) Kỹ năng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích văn bản.

 c) Thái độ.

-Học sinh có tình cảm yêu thương cha mẹ, ý thức được tầm quan trọng của nhà trường đối với xã hội và con người.

 

doc 181 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 63)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2012
Ngày dạy: 21/8/2012
Dạy lớp: 7A2,7A3
Ngày dạy:
Dạy lớp:
 Tiết 1 Văn bản: 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
- Lí Lan -
1. Mục tiêu:
 a) Kiến thức.
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi ngời.
 b) Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích văn bản.
 c) Thái độ.
-Học sinh có tình cảm yêu thương cha mẹ, ý thức được tầm quan trọng của nhà trường đối với xã hội và con người.
2. GV:&HS:
 a) GV: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b) HS: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
 a) Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. (4 phút)
*Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) 
 	Từ lớp 1 đến lớp 7, em đó dự 7 lần khai trường, ngày khai trường nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em cónhớ đêm hôm trươc ngày khai trường ấy, mẹ đó làm gì cho mình không?
 b)Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
? Văn bản “Cổng trường mở ra” do ai viết? Đăng ở đâu? Vào thời gian nào?
(Nêu xuất xứ của văn bản ? )
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét:
Đây là một bài báo của Lí Lan đăng trên báo “yêu trẻ” số 166 phát hành ngày 01/09/2000 tại thành phố HCM. 
Gv: Hướng dẫn cách đọc : 
Gv: Đọc mẫu & gọi 2 Hs đọc tiếp.
Gv: nhận xét.
? Nội dung chính của văn bản là gì?
Gv: Diễn tả tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con.
? Để diễn tả được rõ tâm trạng của người mẹ.., tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Hs: Biểu cảm
 ? Ở lớp 6 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào?
Hs: - Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Động Phong Nha.
? Có thể xếp VB “Cổng trường mở ra” vào kiểu VB nhật dụng được không? Vì sao?
Hs: Có. Vì VB đề cập đến quyền trẻ em (được đi học, được gia đình, xó hội che chở, đùm bọc)
Gv: Đặc điểm của văn bản nhật dụng (Đề cập đến vấn đề thiết thực cuộc sống, sử dụng các loại phương thức biểu đạt)
? Dựa vào trình tự mạch cảm xúc của người mẹ trong văn bản, em hãy tìm bố cục của VB?
Hs:Trả lời.
Gv: Bố cục: 3 phần.
- Từ đầu -> “trong ngày đầu năm học”.
- Tiếp -> “mẹ vừa bước vào”
- Phần còn lại.
- GV lưu ý học sinh phần chú thích.
? Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ như thế nào?
Hs:Trả lời.
Gv: Nhận xét.
? Hãy tìm câu văn người mẹ miêu tả giấc ngủ của con mình?
Hs:Trả lời. - Câu 3,4 (đoạn 1)
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một kẹo.
 - Gương mặt thanh thoát [] đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo...
 ? Nhìn con ngủ, mẹ có những suy nghĩ gì và cảm nhận được tâm trạng của con khi đi vào giấc ngủ ra sao?
Hs: Con đi vào giấc ngủ với tâm trạng thật nhẹ nhàng, thanh thản, vô tư.
? Tại sao mẹ lại nhận xét con là đứa trẻ nhạy cảm? Những câu văn nào cho thấy rõ điều đó?
Hs: Con thường háo hức mỗi khi được đi chơi xa đến nỗi lên giường mà khụng sao nằm yên được... “ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Gv: Nhận xét.
? Mẹ có những hành động nào chăm sóc giấc ngủ cho con?
Hs: Mền (chăn), mùng (màn), ém góc (dắt màn xuống các góc chiếu) ->Từ địa phương.
? Mẹ còn nhận thấy hôm nay có điều gì khác trước? Vì sao?
Hs: Con hành động như một người lớn.
? Câu nói nào của mẹ đó tác động tới con, khiến con có hành động như thế?
“Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”... 
Gv: Quan sát đoạn văn “Mẹ thường nhân lúc ... trong ngày đầu năm học”.
? Hãy tìm các chi tiết thể hiện rõ tâm trạng của người mẹ?
? Theo em, ngoài sự lo lắng cho con thì còn có lí do nào khác khiến mẹ không ngủ được?
- Mẹ nhớ lại kí ức năm xưa, khi mẹ vào lớp 1.
? Vậy tâm trạng của người mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học như thế nào?
Hs: Trả lời.
?Vì sao chi tiết về nỗi nhớ ấy lại sống dậy trong lòng mẹ lúc này ? 
Hs: trao đổi, trả lời.
Gv: Bao nhiêu năm tháng trôi qua với những lo toan bơn chải kiếm sống mà những kỉ niệm vẫn còn nguyên vẹn đế nỗi “cứ nhắm mắt lại ...tai tiếng đọc bài trầm bổng”. 
?Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không ? Theo em người mẹ đang trực tiếp nói với ai ? Cách viết này có tác dụng gì ?
Hs: Rõ ràng bà không trực tiếp nói với con hoặc với ai. Người mẹ nhìn con ngủ tâm sự với con nhưng thực ra đang độc thoại với chính mình. 
Gv: Cách viết này giúp tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm, miêu tả một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, xao xuyến, bâng khuâng trăn trở của người mẹ  
?Tại sao mẹ lại muốn ghi vào lòng con về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy?
Hs:Vì đó không chỉ là dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời của mỗi con người khi bước vào một thế giới diệu kì.
? Chú ý câu văn “Để rồi bất cứ một ngày... bâng khuâng sao xuyến”. Hãy nhận xét cách sử dụng từ trong câu văn này?
Hs:Dùng một loạt từ láy: Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến
Gv: Gợi tả cảm xúc của mẹ và cả của con trong ngày đầu tiên đến trường. 
? Qua đó em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của người mẹ khi nhớ về ngày đầu tiên mình đi học?
? Từ nỗi nhớ về kỷ niệm xưa, người mẹ nghĩ đến một ngày khai trường ở đâu? 
Hs: Ở nước Nhật, ngày khai trường được coi trọng ...
? Trong đoạn văn trên, tác giả đó sử dụng thành ngữ nào? Hãy giải thích thành ngữ đó?
Hs: Sai một li đi một dặm =>Sai lầm rất nhỏ nhưng để lại hậu quả rất lớn. 
? Thành ngữ này có ý nghĩa như thế nào khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
Hs:Trả lời.
Gv:Không được phạm sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước. 
?Từ đó tác giả khẳng định vai trò của nhà trường đối với mỗi con người như thế nào?
Hs: Phát biểu ý kiến.
Gv: Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ, cho tương lai và nhà trường đảm nhận sự giáo dục quan trọng ấy. 
Gv: Liên hệ với câu nói của Bác :
 Vì lợi ích ............ trồng người. 
Hiện nay nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Ngày 5 tháng 9 hàng năm trở thành ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. (Bức tranh minh hoạ SGK T6). Gv: Kết thúc bài văn người mẹ nói “Đi đi con hãy cam đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
? Em suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng trong văn bản của người mẹ?
Hs: Trao đổi.
Gv: Đây là câu văn hay nhất trong văn bản. Mẹ tin tưởng và khích lệ con hãy can đảm đi lên phía trước... Trường học là thế giới diệu kì của tuổi thơ bởi mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kì diệu đó
? Qua câu văn đó em hiểu người mẹ còn ước vọng điều gì?
? Đến bây giờ khi đang học lớp 7 em đó hiểu gì về thế giới diệu kì mà nhà trường đó mở ra cho các em? 
Hs: Tự bộc lộ.
Gv: Nhà trường đã giúp các em được tiếp xúc với thế giới tri thức của nhân loại tích luỹ hàng ngàn năm...
? Em có nhận xét gì về giọng điệu bài văn? nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của văn bản?
Gv: Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Gv: nhắc lại nd Ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10phút)
1. Xuất xứ .
- “Cổng trờng mở ra” là một bài báo của Lí Lan đăng trên báo “yêu trẻ” số 166, ra ngày 01/09/2000 tại thành phố HCM. 
 2. Đọc văn bản. 
II. Phân tích văn bản.
1.Tâm trạng của mẹ khi nhìn con ngủ vào đêm trước ngày khai trường. (9phút)
- Mẹ không ngủ được.
- Nghĩ về con:
+ Giấc ngủ đến với con dễ dàng. 
+ Con là đứa trẻ nhạy cảm ...
+ Con háo hức khi đi chơi xa, cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
- Mẹ đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận.
- Mẹ bỗng không biết làm gì nữa. Hôm nay tất cả những việc đó con đó giúp mẹ làm từ chiều ...
- Mẹ 
+ Không tập trung vào việc gì cả...
+ Đi xem lại những thứ đó chuẩn bị cho con...
+ Trằn trọc...
+ Tin là con sẽ không ....
=> Mẹ thao thức không ngủ, hồi hộp và lo lắng nhưng tin tưởng vào con.
2.Tâm trạng của mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình. (7phút)
- Mẹ nhớ:
+ Tiếng đọc bài trầm bổng ...
+ Sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới trường và nỗi hốt hoảng chơi vơi ...
- Ấn tượng của mẹ về cái ngày khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. 
=>Mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về kỷ niệm xưa của mình.
3. Cảm nghĩ của mẹ về ngày khai trường ở nước Nhật và này mai của con. (6phút)
- Ở Nhật:
+ Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
+ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau...
- Ngày mai:
+ Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con...
+ Đi đi con hãy can đảm lờn...
=>Niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp cho con của mẹ
III. Tổng kết. (5phút)
1. Nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ láy, vận dụng thành ngữ, lời văn nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng.
2. Nội dung. (SGK trang 9).
* Ghi nhớ (SGK) 
 c) Củng cố, luyện tập. (2phút)
? Em hãy đọc vài câu ca dao nói về công lao của cha mẹ đối với con cái hoặc của thầy cô giáo đối với học sinh?
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 1phút)
 - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị: “Mẹ tôi”.
* Nhận xét sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/8/2012
Ngày dạy: 23/8/2012
Dạy lớp: 7A1,7A2
Ngày dạy:
Dạy lớp:
Tiết 2 Văn bản MẸ TÔI
(Ét - môn - đô - đơ Ami - xi)
1. Mục tiêu.
 a) Kiến thức. 
- Hiểu được tác dụng lời khuyên của bố về lỗi của một đứa con đối với mẹ.Thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ với con cái. 
 b) Kỹ năng.
 	- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích văn bản.
- Tích hợp KNS.
* Kĩ năng sống:
 - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
 - Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 c)Thái độ.
- Học sinh có tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.
2. GV:&HS.
 a) GV: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b) HS: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy.
 a) Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Câu hỏi: Hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản “Cổng trường mở ra”?
Trả lời: Bằng lời văn nhẹ nhàng, sâu lắng như ... chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta mới ở bước đầu đầy khó khăn gian khổ, Bác đã 60 tuổi, phải sống trong rừng, trong hang ở chiến khu để lãnh đạo kháng chiến với biết bao vất vả gian nan, vậy mà Bác vẫn ngắm trăng trong đêm khuya khiến ta có thể thấy được tình yêu thiên nhiên, phong thái lạc quan, ung dung của Bác.
 * GV rút ý, ghi bảng: 
GV:Gọi HS đọc diễn cảm hai câu cuối.
?Hai câu thơ có gì đặc biệt trong ngôn ngữ và cách dùng hình ảnh? Qua đó em hiểu về tâm hồn Bác như thế nào?
HS:Đó là từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 được lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người sự chuyển biến tâm trạng vừa tự nhiên, vừa bất ngờ, bộc lộ chiều sâu nội tâm tác giả. 
GV:Nghệ thuật so sánh : “Cảnh khuya như vẽ” có thể thấy Bác chưa ngủ là để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh khuya với ánh trăng sáng láng và tiếng suối như tiếng hát đã hấp dẫn tâm hồn nhà thơ. Trạng thái chưa ngủ ở đây phản ánh cảm xúc say đắm, hoà hợp với thiên nhiên của Bác.
?Câu thơ cuối cùng giúp em hiểu tâm sự gì của Bác?
HS:Câu thơ thứ tư bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, lo cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho đến ngày thắng lợi. Câu thơ cho thấy tình yêu nước luôn thường trực trong tâm hồn Bác.
 GV:Trong thơ Bác thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người. Con người trong thơ Bác vừa say đắm thiên nhiên vừa lo toan công việc cách mạng, Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hoà hợp thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
 GV rút ý ghi bảng: 
Chuyển : Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp vẻ đẹp của cảnh trăng rừng Việt Bắc trong bài thơ tiếp theo của Bác: Rằm tháng giêng
GV:Gọi 1HS đọc diễn cảm bài thơ phần phiên âm.
? Em có nhận xét gì về bản dịch và phiên âm bài thơ ?
HS: Bản dịch thơ cũng là của một nhà thơ cách mạng nổi tiếng : đồng chí Xuân Thuỷ.
GV: Bản phiên âm là thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bản dịch lại theo thể thơ lục bát, dịch thành thơ lục bát có đem lại sự dịu dàng đằm thắm cho cảm xúc hơn, gợi tính dân tộc hơn nhưng mất đi vẻ cổ kính. Bản dịch sát ý nhưng chưa dịch hết từ như câu thứ 2 có ba từ xuân người dịch đã bỏ đi 1 từ xuân- xuân thiên. GV ghi bảng 2 câu thơ đầu:
? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ? Em cảm nhận cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ này như thế nào?
HS:Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp đất trời.
GV: Hai câu thơ đầu của bài thơ vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm trăng rằm tháng giêng.
GV rút ý: 
GV:Gọi 1HS đọc diễn cảm 2 câu thơ cuối.
?Câu thơ thứ ba cho em biết điều gì? Gợi không khí cuộc kháng chiến như thế nào?
HS: Câu thơ thứ ba không chỉ vẽ lên cái không khí mờ ảo, thơ mộng của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc.
GV:Thì ra đây đâu phải là cuộc du ngoạn, ngắm trăng thông thường của các nhà ẩn sĩ lánh đời nàn tản. Cũng giống như bài thơ trên, đây là phút nghỉ ngơi hiếm hoi của vị lãnh tụ sau những hội nghị quan trọng và bí mật để quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, đến thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân.
?Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong câu thơ cuối?
HS: Câu kết lại quay lại với với ánh trăng , ánh trăng lai láng, tràn ngập, sáng ngời làm sáng bừng không gian nơi mịt mù khói sóng. 
GV: Ở đây con người và thiên nhiên hoà hợp, gắn bó, sự hoà hợp này cho thấy: tâm hồn yêu nước của Bác luôn rộng mở với thiên nhiên. 
? Bài Nguyên tiêu( phiên âm ) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7 tập một?
HS:Bài Nguyên tiêu có nhiều hình ảnh từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh từ ngữ trong nhiều câu thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.
 GV rút ý ghi bảng:
?Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
GV:Bài Cảnh khuya viết năm 1947, ngay sau năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài Nguyên tiêu được viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt bắc rất quan trọng của quân và dân ta, chúng ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
?Em hãy khái quát những thành công về nghệ thuật và nội dung của hai bài thơ trên?
HS: Trả lời.
HS: Đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 5 phút)
1.Tác giả-tác phẩm
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc những năm 1947, 1948.
2.Đọc văn bản.
II. Phân tích.
A. Cảnh khuya .
(20 phút)
1.Hai câu đầu.
- Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng thật trong trẻo, tươi sáng, gần gũi gợi niềm vui sống cho con người.
2.Hai câu cuối.
- Sự rung động trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc và nỗi lo toan công việc cách mạng luôn thường trực trong lòng Bác.
B.Rằm tháng giêng
( nguyên tiêu). 
(15 phút)
1.Hai câu đầu.
- Khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm trăng rằm tháng giêng.
2.Hai câu cuối.
- Hình ảnh Bác và các đồng chí lãnh đạo cách mạng bàn việc kháng chiến trong đêm trăng rằm trên sông vừa trang nghiêm vừa lãng mạn.
III. Tổng kết. 
 (3 phút)
1. Nghệ thuật: Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
2. Nội dung: Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ.
* Ghi nhớ (SGK – 143)
 c) Củng cố, luyện tập. (1 phút)
 - GV nhắc lại nội dung chính
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút)
 - Học thuộc lòng hai bài thơ,phân tích từng bài - làm bài tập 2 trang 143.
 - Chuẩn bị bài Kiểm tra Tiếng Việt:
 - Ôn toàn bộ phần Tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay. 
 - Chuẩn bị tiếp bài trả TLV số 2.
* Nhận xét sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra:
Lớp:
Ngày kiểm tra:
Lớp:
Ngày kiểm tra:
Lớp:
Ngày kiểm tra:
Lớp:
Tiết 46.KIỂM TRA MỘT TIẾT
1. Mục tiêu bài kiểm tra. 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng qua các kiến thức cơ bản của phần tiếng Việt đã học từ đầu năm học đến nay, với mục đích rèn kĩ năng thực hành vận dụng lí thuyết vào bài tập của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
2.Nội dung đề.
 a)Ma trận đề kiểm tra.
Tên Chủ đề
(nội dung,
chương...)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Từ vựng
Hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ.
Phân biệt hai từ ghép Hán Việt chính:ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa.Rút ra kết luận về việc sử dụng từ đồng nghĩa.
Viết một đoạn văn(chủ đề tự chọn) có sử dụng từ trái nghĩa.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:
Số điểm:
Số câu:2
Số điểm:2
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:1
Số điểm:4
Số câu:4
Số điểm:8
80%
Chủ đề 2
Ngữ pháp
Nhận biết đại từ trong văn bản.
Biết các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:2
Số điểm:2
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2
Số câu:2
Số điểm:2
Số câu:2
Số điểm:6
Số câu:6
Số điểm:10
100%
b)Nội dung đề kiểm tra.
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4 điểm)
 Em hãy đọc kĩ các câu hỏi sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án trả lời đúng.
 Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
A -Từ có 2 tiếng có nghĩa.
B - Từ được tạo bởi 1 tiếng có nghĩa.
C -Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
D -Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
 Câu 2 : Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau?
 Ai đi đâu đấy hỡi ai,
 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
A. ai. C. mai
 B. trúc D. nhớ
 Câu 3 : Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
xã tắc C. sơn thuỷ
quốc kì D. giang sơn
 Câu 4 : Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ?
 Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ. 
 A. Thiếu quan hệ từ. 
 B.Thừa quan hệ từ.
 C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp. 
 D.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
 II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm)
 Câu 1: Em hãy phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa cho, biếu, tặng, từ đó rút ra kết luận về việc sử dụng từ đồng nghĩa(2 điểm)
 Câu 2: Hãy viết một đoạn văn 7 đến 10 câu (chủ đề tự chọn) có sử dụng các từ trái nghĩa(4 điểm)
3. Đáp án - Biểu điểm.
 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Câu 1 : đáp án D – 1điểm
 Câu 2 : đáp án A – 1 điểm
 Câu 3 : đáp án B – 1điểm
 Câu 4: đáp án C – 1điểm.
 II.PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 1(2 điểm)
 Các từ đồng nghĩa cho, biếu, tặng có sắc thái nghĩa khác nhau(0,5 điểm)
 - cho : Sắc thái bình thường. Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận. (0,5điểm)
 - biếu : Sắc thái kính trọng. Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận, vật được trao thường là tiền của. (0,5điểm)
 - tặng : Sắc thái trang trọng, thân mật. Người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay bày tỏ lòng yêu mến. (0,5điểm)
 Kết luận:
 Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm . ( 1điểm)
 Câu 2 (4 điểm) 
 - HS tự chọn chủ đề để viết đoạn văn(1 điểm)
 - Các câu văn phải tập trung vào chủ đề đã chọn(1 điểm) 
 - Diễn đạt lưu loát, câu văn đúng chính tả, ngữ pháp(1 điểm)
 - Dùng chính xác các cặp từ trái nghĩa đoạn văn sinh động, gợi cảm(1 điểm) 
4. Đánh giá nhận xétsau khi chấm bài kiểm tra. 
( Thực hiện trong tiết trả bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 Tich hop Moi truong Ki nang song Tutuong Ho Chi Minh.doc