Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 110: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 110: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (tiếp)

Học sinh hiểu được giá trị của đoạn trích trong việc khắc hoạ hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng XH với hai tính cách đối lập.

- Nắm được NT đặc sắc của truyện: sáng tạo tình huống độc đáo; giọng văn châm biếm vừa hài hước vừa thâm thuý; sự tương phản giữa các nhân vật.

- Rèn kĩ năng phân tích chi tiết NT trong truyện ngắn.

- Giáo dục lòng vị tha và lên án sâu sắc bộ mặt giả dối của bọn xâm lược.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 110: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: - Tiết: 110
Những trò lố 
hay là Va - ren và Phan Bội Châu (tiếp)
 - Nguyễn ái Quốc - 
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được giá trị của đoạn trích trong việc khắc hoạ hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng XH với hai tính cách đối lập.
- Nắm được NT đặc sắc của truyện: sáng tạo tình huống độc đáo; giọng văn châm biếm vừa hài hước vừa thâm thuý; sự tương phản giữa các nhân vật.
- Rèn kĩ năng phân tích chi tiết NT trong truyện ngắn.
- Giáo dục lòng vị tha và lên án sâu sắc bộ mặt giả dối của bọn xâm lược.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án. Chân dung Nguyễn ái Quốc và Phan Bội Châu. Bài viết của Nguyễn ái Quốc .
- Hs: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi: Vì sao Va- Ren lại phải hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu? Thực chất của lời hứa đó là gì ? Vì sao.
Gợi ý: 
- Do công luận Pháp đòi hỏi và đấu tranh ở Đông Dương.
- Va- Ren vừa nhận chức muốn lấy lòng dư luận.
- Thực chất lời hứa đó chỉ là 1 trò lố:
Vì: Thực tế Va-ren vẫn là Va-ren, 1 tên đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương. Còn Phan Bội Châu vẫn là người CM bị cầm tù. Hai bên đối lập nhau tuyệt đối.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? Đọc lại đoạn 2 của tác phẩm.
? Đoạn truyện này kể về việc gì.
? Trong đoạn truyện này xuất hiện những hình thức ngôn ngữ nào ? Của ai.
? Hãy chỉ ra những lời văn của hai ngôn ngữ đó.
? Trong lời bình luận của mình tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Thể hiện cụ thể qua chi tiết nào.
? Qua đó bộ lộ thái độ gì của tác giả.
? Việc bình luận đó nhằm mục đích gì.
? Theo dõi những lời độc thoại của Va-Ren, cho biết Va-Ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu điều gì.
? Đồng nghĩa với việc thả Phan Bội Châu là điều kiện gì.
? Thông qua lời lẽ của Va- Ren, đã bộc lộ tính cách gì ở hắn.
? Qua những lời lẽ đó, Va – Ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào.
? Bằng ngôn ngữ độc diễn trước –Phan Bội Châu, Va – Ren đã diễn trò lố cuối cùng của mình như thế nào.
? Học sinh đọc đoạn cuối.
? Theo dõi phần cuối truyện, cho biết trong khi Va –Ren nói, Phan Bội Châu có những biểu hiện nào.
? Cách biểu hiện trên cho thấy thái độ gì của Phan Bội Châu trước Va-Ren.
? Qua đó cho thấy Phan Bội Châu là người như thế nào.
? Trong khi thuyết giáo về cách sống của mình, Va – Ren tỏ ra kiêu hãnh, Phan Bội Châu cũng kiêu hãnh, theo em sự khác hai niềm kiêu hãnh đó là gì.
?Nêu gía trị nghệ thuật và nội dung của truyện.
? Ngoài ý nghĩa trên, việc sáng tác truyện ngắn này còn có mục đích nào khác.
Đọc ghi nhớ 
(sgk – tr95).
2- Trò lố của Va-Ren đối với Phan Bội Châu.
- Kể việc Va-Ren đến xà lim tại Hà Nội gặp Phan Bội Châu.
- Hai hình thức ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ bình luận của tác giả.
+ Ngôn ngữ độc thoại của Va-Ren.
- Nghệ thuật: Tương phản.
- Đối lập giữa tính cách cao thượng của Phan Bội Châu, bậc thiên sứ, bậc anh hùng với tính cách đê tiện của Va-Ren, kẻ phản bội nhục nhã.
- Khinh rẻ kẻ phản bội là Va-Ren, ca ngợi nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Vạch ra sự lố bịch trong nhân cách của Va-Ren.
- Khẳng định sự chính nghĩa của Phan Bội Châu.
-Va-Ren: tuyên bố thả Phan Bội Châu, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung giống như hắn.
- Điều kiện: Phải trung thành với nước Pháp, cộng tác hợp lực với nước Pháp, không xúi giục đồng bào nổi lên chống Pháp nữa 
- Kẻ thực dụng đê tiện. Sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.
- Thực chất không phải giúp đỡ Phan Bội Châu được tự do mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và dân tộc mình.
- Vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là vì danh lợi của Va-Ren.
à Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lí tưởng cao cả nhất. Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu là trò bịp bợm đáng cười.
3- Thái độ của Phan Bội Châu.
- “Im lặng dửng dưng” - nhếch “đôi ngọn ria mép” - “mỉm cười 1 cách kín đáo” - “nhổ vào mặt Va-ren”.
- Khinh bỉ, coi thường.
- Phan Bội Châu là người cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Va-Ren kiêu hãnh vì danh vọng của kẻ đê tiện, đáng cười.
+ Phan Bội Châu: kiêu hãnh vì kiên định lí tưởng yêu nước, đáng khâm phục.
III- Tổng kết:
* Nghệ thuật:
+ Cách viết truyện hư cấu, tưởng tượng dựa trên cơ sở sự thật, ngôn ngữ sắc sảo, phép tương phản.
* Nội dung:
+ Đả kích viên toàn quyền Đông Dương, ca ngợi nhà yêu nước Phan Bội Châu
- Cổ động phong trào của nhân dân đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân Pháp.
(Ghi nhớ sgk – tr95)
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
? Trong truyện, thái độ của PBC như thế nào?
? Căn cứ vào đâu để biết điều đó?
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Câu 1: Nội dung chính của văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”:
	A. Kể lại những trò lố của Va-ren khi sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương
	B*. Khắc hoạ 2 nhân vật có tính cách đối lập nhau, đại diện cho 2 lực lượng xã hội đối lập ở nước ta thời Pháp thuộc: Va-ren: Gian trá, lố bịch, phản bội và Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất.
	C. Thái độ căm thù, khinh bỉ của tác giả đối với Va-ren.
	D. Cả A,B,C.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nổi bật, xuyên suốt tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”:
Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai	
	B. Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
	C*. Xây dựng nhân vật theo quan hệ tương phản, đối lập
	D. Hình ảnh sống động, cụ thể.
2- HDVN
- Tóm tắt. Làm bài luyện tập.
- Tìm những câu có sử dụng phép liệt kê. Xđ kiểu liệt kê.
- Chuẩn bị: Dùng cụm C - V để mở rộng câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docT110.doc