Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117- 118: Quan âm Thị Kính

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117- 118: Quan âm Thị Kính

Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nắm sơ giản về chèo cổ

- Giá trị nội dung và đặc điểmnghệ thuật tiêu biểu của vở chèo : “ Quan âm Thị Kính”

- Nội dung ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng”

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117- 118: Quan âm Thị Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/4/2011
Ngày giảng: 28/3/2011
Tiết 117- 118
Quan âm thị kính
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Nắm sơ giản về chèo cổ
- Giá trị nội dung và đặc điểmnghệ thuật tiêu biểu của vở chèo : “ Quan âm Thị Kính”
- Nội dung ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng”
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai
- Phân tích mâu thuẫn nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo
3. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng hướng thiện, trân trong những phẩm chất cao đẹp của con người.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, TLVH, SGK
2. Trò: Chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu về vở chèo
C. Phương pháp:
- P.P: Phân tích giản bình, đọc phân vai, so sánh, TL
- KT: Động não
D. Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(5’)
? Trình bày những hiểu biết của em về những đặc sắc của dân ca Huế?
- Nguồn gốc: Kết hợp tuyệt vời giữa ca nhạc dân gian với nhã nhạc cung đình Huế
- Cách biểu diễn đặc sắc: Dàn nhạc, ca công
- Cách thưởng thức vừa dân dã vừa sang trọng.làm cho ca Huế đẹp hoàn thiện hơn
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Chèo là một loại hình quan trọng và độc đáo trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam. Trong chèo tổng hợp cả văn học, vũ đạo, hội hoạ, ca nhạc, diễn xướng dân gian nên sân khấu chèo được yêu thích rộng rãi trong nước và trên thế giới. “Quan Âm Thị Kính”là vở chèo nổi tiếng mà chúng ta sẽ tìm hiểu trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
Hoạt động 1
P.P: Vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não
?) Nêu những hiểu biết của em về thể loại chèo cổ?
- HS trình bày
- GV bổ sung , chốt 
* Chèo thường được diễn ở sân đình, không có phông màn bài trí, quan hệ giứa người biểu diễn và người xem rất gần gũi=> Gọi là chèo sân đình
? Em biết gì về vở chèo : Quan âm Thị Kính”?
? Hãy tóm tắt nội dung vở chèo?
- HS dựa vào văn bản SGK trình bày
- HS đọc phân vai -> nhận xét
- HS giải thích một số từ khó -> Tóm tắt văn bản
I. Giới thiệu chunng
1. Sơ lược về chèo cổ:
- Loại kịch hát, múa dân gian, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rái ở đồng bằng Bắc Bộ
2. Vở chèo: “ Quan âm Thị Kính”
- Là một vở chèo nổi tiếng
- Đoạn trích: “ Nỗi oan hại chồng” năm ở phần thứ nhất của vở chèo
Hoạt động 2
P.P: Đọc phân vai, vấn đáp, phân tích giảng bình
KT: Động não
* GV hướng dẫn HS đọc phân vai -> nhận xét
- Lứu ý cho HS đọc phù hợp với từng nhân vật
* HS giải thích một số từ khó 
* GV: Văn bản gồm 2 phần
+ P1: Tóm tắt nội dung vở Quan Âm Thị Kính
+ P2: Trích đoạn: Nỗi oan
?) Tại sao đoạn trích có tên là “Nỗi oan hại chồng”?
- Người con dâu không định hại chồng nhưng bị mẹ chồng buộc tội hại chồng
?) Trong đoạn trích có những nhân vật nào?
- Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông
?)Xác định nhân vật chính? Quan hệ giữa các nhân vật này?
- Mẹ chồng – nàng dâu -> hình thức: xung đột mẹ 	chồng nàng dâu
 -> Kẻ thống trị	 Kẻ bị trị -> Bản chất: đối lập kẻ 
(Địa chủ PK) (người dân LĐ)	 thống trị và bị trị
?) Nhân vật Thị Kính thuộc loại nhân vật nào trong sân khấu chèo? Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật?
- Vai nữ chính: đức hạnh nết na
- Xuất thân: con nhà nghèo : cua ốc
-> Đại diện cho tầng lớp lao động nghèo trong xã hội
?) Khung cảnh trong đoạn đầu đoạn trích là gì?
- Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, vợ thương chồng
?) Tình cảm của Thị Kính đối với chồng được thể hiện qua chi tiết nào? Nhận xét?
- Chồng ngủ: dọn lại kỉ: ân cần, 
 quạt cho chồng: chu đáo
- Thấy râu mọc ngược: băn khoăn + lo lắng => yêu thương chồng => chân thật, trong sáng
?) Để thanh minh cho hành động “xén râu” của mình, Thị Kính đã mấy lần kêu oan? Kêu với ai? Khi nào Thị Kính mới nhận được sự cảm thông?
- 5 lần kêu oan - 4 lần hướng về mẹ chồng và chồng 
+ Lần 1: Giời ơi! Mẹ ơi -> Oan cho con lắm mẹ ơi!
+ Lần 2: Oan cho con lắm mẹ ơi!
+ Lần 3: Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
+ Lần 4: Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm!
?) Trước hành động và thái độ của Thị Kính thì gia đình Thiện Sĩ có thái độ ra sao? Nói lên điều gì?
- Mẹ chồng: cự tuyệt (Thôi câm đi!....lại còn oan à)
- Bố chồng: a dua với mẹ chồng (thì ra.thật là?)
- Chồng: im lặng -> nhu nhược, đớn hèn
=> không ai hiểu Thị Kính
?) Lần kêu oan thứ 5, Thị Kính mới nhận được sự cảm thông từ cha. Em nhận xét gì?
- Là sự cảm thông đau khổ và bất lực
*GV: Kết cục của nỗi oan là tình vợ chồng bị tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà
?) Hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà chồng? Tại sao Thị Kính không về cùng cha mẹ đẻ? Việc Thị Kính quyết tâm đi tu thể hiện phẩm chất gì của Thị Kính?
- Quay vào nhìn từ cái thúng khâu, chiếc áo-> Nỗi đau nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc vỡ tan 
- Không về với cha mẹ vì:
+ Không đành cam chịu oan sai
+ Muốn tự mình tìm cách giải oan
-> Không còn nhu nhược mà đã quyết liệt trong tính cách
-> xuống tóc, giả trai đi tu -> ước muốn được sống nơi trong sạch -> tỏ rõ người đoan chính
?) Cách lựa chọn này của Thị Kính có gì tiêu cực? ý nghĩa gì?
- Đổ tại số phận, giải thoát bằng sự khổ hạnh, tu tâm, nhẫn nhục, chịu đựng
- Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ => Lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với người lương thiện
?) Theo em có cách nào tốt hơn để giải thoát cho Thị Kính?
- Loại bỏ những kẻ như Sùng Bà
- Loại bỏ quan hệ mẹ chồng – nàng dâu kiểu phong kiến
- Loại bỏ xã hội phong kiến thối nát
?) Nêu đánh giá của em về Thị Kính?
*GV chuyển ý: Kẻ trực tiếp làm cho Thị Kính tan vỡ hạnh phúc gia đình và bất hạnh là ai?...
?) Sùng Bà thuộc loại nhân vật nào trong sân khấu chèo?
- Thuộc nhân vật: mụ ác
?) Sùng Bà đã hành động như thế nào với Thị Kính? Với chồng và con trai? Qua đó nói lên tính cách gì của Sùng Bà?
-Với Thị Kính
+ Chửi, mạt sát Thị Kính “mắt sứa”
+ “Mèo mả gà đồng”, “lẳng lơ”
+ Lồng lên dữ dội, nanh ác, xỉa xói Thị Kính
+ Đòi “chém bổ băm vằm” Thị Kính..
+ Tàn nhẫn và độc ác: đuổi Thị Kính
+ Hạ nhục Thị Kính: con nhà cua ốc -> dúi ngã TK
- Với chồng: mắng nhiếc, sai khiến..
-Với Thiện Sĩ: ra lệnh cho Thiện Sĩ “Đi! Đi vào!”
?) Nhận xét về ngôn ngữ của Sùng Bà? Tính cách nhân vật?
- Phong phú, đa dạng, tập trung phân biệt: cao thấp, giàu nghèo
- Ngôn ngữ độc địa, thô lỗ, tục tằn
=> kiêu căng, tàn nhẫn, độc đoán.
*GV: Sùng Bà là nhân vật tập trung cao độ tính cách của kẻ hợm của, tàn nhẫn, lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà, tạo ra “luật lệ” trong gia đình tạo cảm xúc ghê sợ, khinh ghét cho người nghe
* Ngoài Sùng Bà còn những nhân vật nào “ góp phần “ gieo bất hạnh đau khổ cho Thị Kính?
?)Đánh giá, nhận xét về nhân vật Thiện Sĩ?
- Con nói đây có quỷ thần hai vai chứng tổ tường
?)Sùng Ông có bản chất như thế nào?
- Thì ra nó kề cổ mày
- Ông hãy mang con ông về mà dạy dỗ.
 * Người cha đẻ của Thị Kính là người dyu nhất cảm thông với Thị Kính
?) Nhận xét về nhân vật Mãng Ông?
- Thôi về với cha => HS nêu ý kiến => GV chốt.
?) Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng Ông và Sùng Bà còn làm điều gì tàn ác?
- Lừa Mãng Ông sang ăn cữ cháu -> bắt mang con về
- Dúi ngã Mãn Ông -> làm nhục thông gia
?) Xung đột kịch trong đoạn trích thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
- Mãn Ông bị dúi ngã -> Thị Kính đỡ cha -> 2 cha con ôm nhau khóc
-Vì: Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: oan ức, hạnh phúc tan vỡ, cha đẻ bị khinh rẻ...
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc – hiểu chú thích:
1) Nhân vật Thị Kính
- Thị Kính là người vợ ân cần, dịu dàng, chu đáo, yêu thương chồng, phải chịu tiếng oan giết chồng và giải thoát bằng tu tâm, nhẫn nhục.
2. Nhân vật Sùng Bà
- Sùng Bà là kẻ kiêu ngạo, tàn nhẫn, độc đoán
3. Các nhân vật khác
1) Thiện Sĩ: là người nhu nhược, hồ đồ thật đáng trách
b) Sùng Ông: là kẻ luôn sai khiến, ra lệnh với thông gia
c) Mãn Ông: là người hiền lành, chân thật, thương con nhưng bất lực
Hoạt động 3
P.P: Vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não
?) Hãy cho biết giá trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính?
-Tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ nước ta
- Mang tích phật (tích Quan Âm)
?) Qua đoạn trích, em hiểu gì về số phận của những người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến?
- Bị áp bức, ruồng bỏ vì bất kì lí do nào
?) Nhận xét về ngôn ngữ?
- Dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát
*GV liên hệ với Vũ Nương, Kiều, Hồ Xuân Hương
4. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK 119
Hoạt động 4
P.P: Vấn đáp, ttỏ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức
KT: Động não
? Hãy tóm tắt trích đoạn vừa tìm hiểu?
- 2 HS tóm tắt, nhận xét
- GV đánh giá
? Em hiểu thế nào về thành ngữ : “ Nỗi oan Thị Kính”?
- HS thảo luận nhóm , cử đại diện trình bày
- GV chốt
III. Luyện t ập
1. Tóm tắt đoạn trích
2. Hiểu như thế nào về thành ngữ “Nỗi oan Thị Kính”
- Nói nỗi oan ức quá mức, cùng cực không tỏ bày, thường là những con người thấp cổ bé họng, người khổ trong xã hội cũ
IV. Củng cố: (2’)
- Em có cảm nhận gì về nhân vật Thị Kính trong đoạn trích?
V. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài, chuẩn bị bài: Dấu chấm phẩy
- Viết một đoạn văn từ 10 12 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính?
V. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7t117118.doc