Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (Tiếp theo)

1.Kiến thức:

+ Văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu muốn biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người.

+ Phân biệt được biuêủ cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.

+ Tích hợp với phần văn quka 2 văn bản Nam quốc sơn hà và Tụng giá hoàng kinh sư, với Tiếng Việt ở bài từ Hán Việt.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./...... 
NG:.........../......./.....
 Tiết: 20
Tìm hiểu chung về văn
 biểu cảm
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+ Văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu muốn biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người.
+ Phân biệt được biuêủ cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
+ Tích hợp với phần văn quka 2 văn bản Nam quốc sơn hà và Tụng giá hoàng kinh sư, với Tiếng Việt ở bài từ Hán Việt.
2. Kĩ năng:
+ Bước đầu nhận diện và phân tích các văn biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này.
3. Thái độ:
+ Có ý thức học nghiêm túc để vận dụng vào bài viết.
B. chuẩn bị:
GV: Tư liệu tham khảo, văn bản mẫu
HS: SGK, giấy nháp
C. phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thực hành...
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: 
II. Kiểm tra bài cũ:
? Bố cục một văn bản gồm mấy phần? Xây dựng bố cục văn bản là bước mấy trong quá trình tạo lập văn bản?
* Đáp án: Yêu cầu cần đạt:
+ Bố cục văn bản gồm 3 phần: MB, TB, KB.
+ Xây dựng bố cục căn bản là bước thứ 2 trong quá trình tạo lập văn bản.
III. Bài mới:
Trong cuộc sống, con người ai cũng có những giây phút xúc động và ai cũng mong muốn được bày tỏ những cảm xúc đó viết lên những tác phẩm hay, có giá trị gợi ra được sự đồng cảm với người đọc. Những văn bản ấy người ta gọi là văn biểu cảm và văn biểu cảm cũng chỉ là một trong vô vàn những cách biểu cảm của con người.....
Hoạt động của Thầy 
? Vận dụng những hiểu biết về từ Hán Việt, em hãy giải thích nghĩa của từ “ nhu cầu”, “biểu cảm”?
? Em hiểu thế nào là: nhu cầu biểu cảm?
? Đọc hai bài ca dao SGK và cho biết nó được trích từ văn bản nào đã học?
? Hai văn bản đó có cùng phương thức biểu đạt không? vì sao?
? Bài ca dao thứ nhất bộc lộ cảm xúc gì?
.
? Bài ca dao thứ 2 gợi nguồn cảm xúc gì?
? Dưa và đâu mà em biết được nguồn cảm xúc đó?
? Vậy em thấy khi nào thì con người có nhu cầu cần làm căn biểu cảm? văn biểu cảm là những văn bản ntn?
? Trong thư từ gửi cho người thân, bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không?
? Văn biểu cảm còn được gọi là gì?
? Hãy kể tên một số văn bản biểu cảm ma em đã học và đọc thêm? 
? Đoạn văn 1 biểu đạt nội dung gì?
? Đoạn văn 2 biểu đạt nội dung gì?
? Nội dung của 2 đoạn văn đó có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
? Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. qua 2 đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không?
? Hai đoạn bộc lộ tình cảm gì?
? Phương thức biểu đạt tình cảm ở 2 đoạn văn có giống nhau không? Nếu khác thì khác ntn?
? Qua phân tích các ví dụ trên, em hiểu thế nào là văn biểu cảm? đặc điểm của văn biểu cảm?
G: Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK.
Bài 1: Hoạt động cá nhân.
G: Nhận xét, bổ sung...
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân.
H: trình bày bài làm của mình, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn...
G: Nhận xét, bổ sung...
Hoạt động của Trò
H: nhu: có, cần phải có; cầu: mong muốn.
" nhu cầu: mong muốn có.
- Biểu: thể hiện ra bên ngoài; cảm: rung động, mến phục.
" Biểu cảm: rung động được thể hiện ra bàng lời văn lời thơ.
H: là mong muốn được bày tỏ những rung động của lòng mình bằng lời văn, thơ..
H: Cả hai văn bản đều thuộc văn bản biểu cảm......
H: Niềm thương cảm xót xa cho thân phận của những con người khốn khổ thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. Có nhiều nỗi đau, oan trái nhưng không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
H: ca ngợi vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống của cô gái trước cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
H: Biện pháp tu từ NT, từ ngữ diễn đạt
H: Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh gia của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
H: văn trữ tình
H: - Văn biểu cảm: văn trữ tình, thơ, ca dao trữ tình, tuỳ but....
H đọc kĩ hai đoạn văn SGK-T72.
H: Nỗi nhớ thương da diết đối với một người bạn đã chuyển trường đến học ở một nơi xa qua một bức thư.
H: Cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe tiếng người con gái hát một bài dân ca trên đài trong đêm khuya qua một tuỳ bút
H: - Chỉ tập trung vào bộc lộ tình cảm của con người chứ không tập trung vào kể và miêu tả.
H:Đ1: Tình bạn chân thành, tha thiết.trực tiếp bày tỏ nỗi lòng nhớ bạn gắn vơi việc kể lại những kỉ niệm.
Đ2: Tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.gián tiếp bày tỏ tình yêu quê hương đất nước, thông qua việc miêu tả tiểng hát trong đêm khuya trên đài
H: đọc mục ghi nhớ SGK
H: trình bày bài làm của mình, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn...
Nội dung
A. Lí thuyết:
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
 a. Ngữ liệu:
- 2 bài ca dao SGK
b. Phân tích :
c. Nhận xét:
" Cả hai văn bản đều thuộc văn bản biểu cảm.
- Văn biểu cảm: văn trữ tình, thơ, ca dao trữ tình.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn
- Văn biểu cảm gồm:
+ Biểu cảm trực tiếp.
+ Biểu cảm gián tiếp.
*Ghi nhớ - SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Đoạn b: là đoạn văn biểu cảm.
"Tình cảm yêu hoa, khơi gợi tình cảm yêu hoa để mong được đồng cảm. còn đoạn a chỉ kể thuần tuy dưới góc độ khoa học ( định nghĩa).
Bài tập 2:
Nội dung biểu cảm trong 2 bài thơ là:
Tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc....
IV. Củng cố:
G: hệ thống lại nọi dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Thế nào là văn biểu cảm? các thể loại văn biểu cảm? tính chất của tình cảm trong văn biểu cảm? có mấy cách biểu cảm?
V. Hướng dẫn:
- Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
 - Soạn bài cho tiết sau
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc