Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả, văn biểu cảm, về thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật đã học để cảm nhận được những vẻ đẹp của thác nước núi Lư, và qua đó, phần nào thấy được tâm hồn và tính cách phóng khoáng của Lí Bạch.

- Bài Phong Kiều dạ bạc thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một vị khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.

- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm thơ và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.........../......./...... 
NG:.........../......./.....
Tiết: 34
Hướng dẫn đọc thêm:
Xa ngắm thác núi Lư, 
Phong Kiều dạ bạc
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả, văn biểu cảm, về thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật đã học để cảm nhận được những vẻ đẹp của thác nước núi Lư, và qua đó, phần nào thấy được tâm hồn và tính cách phóng khoáng của Lí Bạch.
- Bài Phong Kiều dạ bạc thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một vị khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm thơ và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật theo bố cục.
3. Thái độ:
- Yêu thích văn học nước ngoài
B. chuẩn bị:
- Đồ dùng:Tranh chân dung Lí Bạch,Tư liệu tham khảo, Tập thơ Đường.
C. phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( số câu, tiếng, vần, nhịp trong bài)? Trong chương trình Ngữ văn 7 em đã được học những bài thơ tứ tuyệt Đường luật nào?
III. Bài mới:
G: Thơ Đường là một thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà Đường viết nên. “X a ngắm thác núi Lư” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch – nhà thơ Đường nổi tiếng hàng đầu của Trung Quốc.
? Một em giải nghĩa từ thác là gì?
H: Thác: nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang. Có hai loại thác: Thác trên sông và thác là nơi nước từ trên núi cao dội thẳng xuống với lưu lượng lớn và tốc độ cao, tạo nên cảnh quan kì thú.
? ở nước ta có những cái thác nổi tiếng nào mà em biết?
H: Thác Bờ ( Sông Đà), Thác Bản Giốc ( Cao Bằng), Thác Cam Li ( Đà Lạt)....
G: ở chương trình lớp 6 chúng ta đã học bài “Vượt thác” của Võ Quảng. đó là thác trên sông, thuyền bè có thể xuôi ngược, vượt qua. Còn thác ở núi Hương Lô là thác trên núi, chỉ để ngắm nhìn, thưởng ngoạn.
Hoạt động của Thầy 
Trò
Nội dung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
G: Lí Bạch – Thi tiên ( ông tiên làm thơ) là nhà thơ Đương nổi tiếng nhất. ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ rất nhanh và rất hay. Thơ khi bay bổng, hào hùng, khi ngẫm nghĩ, trầm tư. Ngôn ngữ hình ảnh thơ tự nhiên, điêu luyện...
Yêu cầu đọc: chính xác từng từ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca, nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. nhấn mạnh các từ: vọng, sinh, qoải, nghi, lạc.
Hướng dẫn H tìm hiểu một số từ khó:
? Nhà thơ đứng ở đâu để tả thác núi Lư? Những từ nào cho ta biết rõ điều đó?
? Vị trí này có thuận lợi gì trong việc miêu tả?
G: Để làm nổi bật sắc thái hùng vĩ của thác nước Lư Sơn, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.
? ở câu thơ thứ nhất giúp người đọc hình dung ra cảnh ngọn núi Lư ntn?
G: Ngay câu thơ mở đầu, không chỉ cho ta thấy cái nền đẹp huyền ảo của cảnh vật mà còn đem tới cái mới thú vị cho người đọc qua cảm nhận của nhà thơ.
H: đọc câu thứ 2
? Bản dịch thơ đã không dịch được chữ nào của nguyên tác?
? Sự mất mát ấy có ảnh hưởng gì đến cảm xúc và cảm nhận của người đọc? Vì sao?
? Câu thơ thứ 3 tả thác nước từ phương diện nào?
Vì sao em biết điều đó?
? Hai động từ Nghi, lạc gợi cho người đọc cảm giác gì? 
G: Câu thơ cuối cùng này được coi là danh cú(thần cú) ( câu thơ, câu văn hay nổi tiếng) vì nó đã kết hợp tài tình cái chân và cái ảo, cái hình và cái thần, tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hôn lãng mạn của nhà thơ.
? Qua đó em cảm nhận được gì về tâm hồn và tính cách của Lí Bạch?
G: Hướng dẫn H tìm hiểu nội dung bài thơ tương tự các bứơc như trên.
GV hướng dẫn học sinh đọc
? Thời gian được nhắc đến trong bài là khoảng thời gian nào?
? Cảnh Phong Kiều được giới 
thiệu có những gì?
? Trong đêm âya tâm trạng của tác giả như thế nào?
? Trong đêm không ngủ ấy, tác giả đã nghe thấy gì?
H:Nêu dựa theo phần chú thích SGK.
Vọng: Nhìn từ xa; Lư Sơn: núi Lư ( ngọn núi trông giống như cái lò để đốt hương thờ cúng....
H: Đọc lại 2 câu đầu.
H: - Lí Bạch đứng từ xa, có thể là ở chân núi...
- dựa vào hai từ “Vọng, dao”
H: Miêu tả được vẻ đẹp toàn cảnh.
H: Vẽ ra cái nền (phông) của bức tranh.
H: Không dịch được từ “quải”. “treo”.
H: Câu thứ 2 tả cảnh thác nước từ trên đỉnh núi cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông. đã biến cái động thành cái tĩnh.
H: đọc câu thứ 3
H: Qua hai từ “Phi”, “trực” câu thơ miêu tả đang từ thế tĩnh lại chuyển sang thế động.
- Giúp người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng.
- Con số 3 nghìn thước làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh, thế đổ của dòng thác.
H: đọc câu thứ 4.
H: Đó là một tình yêu thiên nhiên đắm say, tha thiết, là tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ của một tiên thơ lãng mạn bậc nhất trong các nhà thơ Đường.
HS nghe
H: Thời gian ban đêm, trăng xế
H: Có trăng xế, tiếng quạ kêu, sương đầy trời...
H: Tâm trạng không ngủ được trước cảnh buồn
H: Nghe tiếng chuông chùa vang vọng lại
A. Xa ngắm thác núi Lư
I. tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
Lí Bạch: ( 701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.
2. Tác phẩm:
3.Đọc-Tìm hiểu chú thích.
 II. Phân tích
1. Thể loại- bố cục:
- Thất ngôn tứ tuyệt.
III. Phân tích:
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”
Miêu tả được vẻ đẹp toàn cảnh của núi Lư
“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”
tả cảnh thác nước từ trên đỉnh núi cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi
“Phi lưu trực há tam thiên xích”
 “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”.
Dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông. đã biến cái động thành cái tĩnh.
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
( Phong Kiều dạ bạc)
I. Tác giả- tác phẩm: SGK
II. Đọc- Phân tích
1. Đọc- chú thích
2. Phân tích:
a. Hai câu đầu:
- Miêu tả cảnh đêm ở bến Phong Kiều
b/ Hai câu cuối:
Nghe tiếng chuông chùa vang vọng lại
ốTâm trạng không ngủ được trước cảnh buồn
IV. củng cố:
? Đọc diễn cảm hai bài thơ.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng 2 bài thơ, cả 3 phần, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Nắm được ND,NT của bài thơ.
- Soạn bài: “ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
E. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT34.doc