Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa (Tiếp)

I.Mục tiêu cần đạt : Giúp H

- Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa.

- Nắm được các loại từ đồng nghĩa .

- Có thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết .

1. Kiến thức .

- Khái niệm từ đồng nghĩa.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn .

2.Kĩ năng .

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngy soạn:13-10-2011
Tiết 35 TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp H 
- Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa.
- Nắm được các loại từ đồng nghĩa .
- Có thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết .
1. Kiến thức .
- Khái niệm từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn .
2.Kĩ năng .
- nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản .
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
-Sư dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
-Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
3.Thái độ 
 Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh 	
III.Các bước lên lớp :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra(4 phút) : Đọc thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Vọng Lư sơn bộc bố” của Lí Bạch .Cảnh thác nước được miêu tả như thế nào ? Qua đó , em hiểu gì về tâm hồn và tính cách của nhà thơ ?
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài :Ở bậc tiểu học các em đã học về từ đồng nghĩa.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu sâu hơn về khái niệm và các loại từ đồng nghĩa. 
 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
GHI 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa .
- Cho H đọc lại bản dịch thơ XNTNL . 
-Dựa vo ngữ cảnh, từ rọi, trơng cĩ nghĩa l gì?
 -Rọi:hướng luồng ánh sáng chiếu thẳng vào
 -Trông:nhìn để nhận biết
-Hãy tìm các từ gần nghĩa của mỗi từ “rọi” và “trông” 
- Rọi = chiếu ; trông = nhìn , ngó , dòm , liếc .
-Hãy giải thích nghĩa các từ vừa tìm được?-Nhận xét nghĩa của các từ đồng nghĩa?
Có nghĩa gần giống với nghĩa của từ trông
 Chiếu: Hướng luồng ánh sáng phát ra đến một nơi nào đó. (giống nghĩa với từ rọi)
 Nhìn: Đưa mắt về hướng nào đó để thấy rõ sự vật 
 Dòm: trông nhìn qua lỗ kín, rình xem 	
 Ngó: nhìn
 Liếc: đưa nghiêng con mắt mà nhìn
=> Những từ các em được tìm hiểu như trên gọi là từ đồng nghĩa
-Thế nào là từ đồng nghĩa?
Gv cho hs xét từ trông:
-Nếu tách khỏi ngữ cảnh thì từ trông còn có nghĩa nào khác?
-Tìm từ đồng nghĩa với từ trông đối với mỗi nét nghĩa trên?
 - Với nghĩa “Coi sóc , giữ gìn cho yên ổn” à trông = trông coi , chăm sóc , coi sóc 
 - Với nghĩa “Mong” à trông = mong , hi vọng , trông mong . 
-Những từ đồng nghĩa với từ trông vừa tìm được có nét nghĩa gì chung? Đều chỉ hành động
-Vậy từ trông thuộc hiện tượng từ gì?
-Em có nhận xét gì về hiện tượng từ đồng nghĩa trong một từ nhiều nghĩa?
è Quy nạp : một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau .
è Cho H đọc ghi nhớ / 114 .
chốt ý, chuyển
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa .
-Tìm từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:
 -Rủ nhau 
 -Chim xanh ăn trái
 - Trước sức tấn công
- So sánh nghĩa của từ “ quả” và từ “trái” trong các ví dụ? Có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
 - Trái, quả: Nghĩa hoàn toàn giống nhau 
 -Có thể thay thế cho nhau vì sắc thái nghĩa giống nhau (quả dùng ở các tỉnh phía Bắc ; trái dùng ở phía Nam.)
-GV quy nạp. Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho VD?
-So sánh nghĩa của 2 từ “bỏ mạng” và “hi sinh” trong 2 VD trên?.
- Giống : cả 2 đều có nghĩa là chết .
- Khác : về sắc thái ý nghĩa . Bỏ mạng có nghĩa là “chết vô ích” ( mang sắc thái khinh bỉ ) . Hi sinh là “chết vì nghĩa vụ , lí tưởng cao cả” ( mang sắc thái kính trọng) 
-GV quy nạp. Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Gv Cho làm bài tập nhanh ( xếp từ đồng nghĩa vào 2 cột )?
è Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Phân biệt .
* HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu việc sử dụng từ đồng nghĩa.
-Thảo luận nhóm(3p) Từ chia tay và từ chia li có phải là từ đồng nghĩa không? Tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc không lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?
 Chia tay và chia li đều có nghĩa là “rời nhau , mỗi người đi một nơi” nhưng đoạn trích lấy tiêu đề “Sau phút chia li” thì hay hơn “Sau phút chia tay” vì từ chia li vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người phụ nữ .
è Gv liên kết nội dung của phần II và III rút ra Kết luận : không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau à cần cân nhắc, lựa chọn .
Cho Hs làm bài tập số 4
* HOẠT ĐỘNG 4 : luyện tập .
Sau khi luyện tập xong giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
I. Thế nào là từ đồng nghĩa:
1/Vd1sgk/113: Bản dịch thơ: “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như:
-Rọi (hướng luồng ánh sáng chiếu thẳng vào): chiếu, soi.
-Trông (nhìn để nhận biết) : nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc
2/ vd 2sgk/113:
-Trông (coi sóc, giữ gìn cho yên ổn): trông coi, chăm sóc, coi sóc.
-Trông (mong): mong, hi vọng, trông mong.
* Ghi nhớ : sgk/114
II. Các loại từ đồng nghĩa .
1/ Vd 1sgk/114
- quả, trái: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
®Từ đồng nghĩa hoàn toàn
2/ Vd 2 sgk/114 
 - bỏ mạng, hi sinh: 
+ Giống: chết
+ Khác về sắc thái nghĩa 
:
 @ bỏ mạng: sắc thái khinh bỉ
 @ hi sinh: sắc thái kính trọng.
® Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Ghi nhớ : sgk/114
III.Sử dụng từ đồng nghĩa .
* xem vd2/ sgk/115
- Chia ly: mang sắc thái cổ xưa ( xa nhau lâu dài ).
- Chia tay: xa nhau tạm thời. 
-> Không thể thay thế cho nhau.
 * Ghi nhớ sgk/115.
IV. Luyện tập 
A. Ở lớp :Bài 1,2,3,4/116
B.Về nhà :Bài
7, 8/116
4. Củng cố- Luyện tập :
* Bài 1 / 115 : Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa :
gan dạ = dũng cảm ; nhà thơ = thi sĩ ; mổ xẻ = phẫu thuật ; của cải = tài sản ; nước ngoài = ngoại quốc ; chó biển = hải cẩu ; đòi hỏi = yêu cầu ; năm học = niên khoá ; loài người = nhân loại ; thay mặt = đại diện .
* Bài 2 /115 : Tìm từ có gốc Ấn –Âu đồng nghĩa :
máy thu thanh = ra-đi-ô; sinh tố = vi-ta-min ; xe hơi = ôtô ; dương cầm= pi-a-nô .
* Bài 3 /115 : Tìm từ địa phương đồng nghĩa .
heo = lợn , trái = quả ; na = mảng cầu ; kính = gương 
* Bài 4 / 115 : Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm :
đưa ( tận tay ) = trao ; đưa ( khách ) = tiễn ; kêu = than ; nói = trách ; đi = chết .
* Bài 5 / 116 :
+ ăn : sắc thái bình thường ; xơi : sắc thái lịch sự , xã giao ; chén : sắc thái thân mật , thông tục .
+ cho : người trao vật có ngôi thứ cao hơn người nhận ; tặng : người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận ; biếu : người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận .
+ yếu đuối : sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần ; yếu ớt : yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể . Yếu ớt không nói về trạng thái tinh thần .
+ xinh : chỉ người còn trẻ , hình dáng nhỏ nhắn , ưa nhìn ; đẹp : có ý nghĩa chung hơn , mức độ cao hơn xinh .
+ tu : uống nhiều , liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm ; nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi , thường là để cho biết vị ; nốc : uống nhiều và hết ngaymột lúc một cách thô tục .
* Bài tập 6 / 116 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :
a. - hưởng thành quả -  lập nhiều thành tích 
b. - .ngoan cố chống cự  - ngoan cường giữ vững khí tiết .
c. - lao động là nghĩa vụ  -  giao nhiệm vụ .
d. -  luôn giữ gìn quần áo - .bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh 
* Bài tập 7 / 116 : 
a. Câu 1 điền được cả 2 từ .	- câu 2 điền từ đối xử .
b. Câu 1 điền được cả 2 từ .	- câu 2 điền từ to lớn .
* Bài tập 8 / 117 : Lưu ý H sử dụng đúng sắc thái ý nghĩa .
* Bài 9/ 117 : 
- Hưởng lạc à hàm nghĩa xấu à thay bằng hưởng thụ .
- Bao che à hàm nghĩa xấu à thay bằng che chở .
- Giảng dạy à hoạt động lên lớp của thầy , cô à thay bằng dạy .
- Trình bày à nói điều gì đó cho người khác hiểu à thay bằng trưng bày .
 5.-Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp :
*Học bài :-Học phần ghi nhớ để nắm được thế nào là từ đồng nghĩa ; các loại từ đồng nghĩa và cách sử dụng .
 -Làm bài tập
*Soạn bài: “Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm” . Chú ý đoạn văn 1 ( nói về cây tre ) đoạn 3 ( nói về cô giáo ) và đoạn 4 ( nói về người mẹ ) Trả lời câu hỏi ở trang 118-119 – 120 –121 .

Tài liệu đính kèm:

  • docTDNGHIA. HP.doc