Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 41: Đọc - Hiểu Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 41: Đọc - Hiểu Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh.

 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

 - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

 2. Kỹ năng: - Bước đầu thấy được đặc điểm bút pháp của Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 41: Đọc - Hiểu Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2008 
Ngày dạy: 5/11/2008
Lớp : 7A-B 
Văn bản:
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Tiết 41. Đọc - Hiểu văn bản.
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh.
 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
 - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
 2. Kỹ năng: - Bước đầu thấy được đặc điểm bút pháp của Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
 3. Thái độ:
	- Học tập tấm lòng nhân đạo, tinh thần nhân ái sâu xa của tác giả
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên: Soạn bài.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
	? Đọc thuộc lòng bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh". Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ.
 * Hoạt động 2. Giới thiệu bài
	Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của trung hoa thời đường. Nếu Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại (ông tiên làm thơ ) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại Thi sử thi thánh ( ông thánh làm thơ) . Cuộc đời của nhà thơ chịu nhiều long đong vất vả và cuối cùng ông chết vì nghèo đói, bệnh tật. Đỗ phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá nát là 1 bài thơ như thế.
 * Hoạt động 3. Bài mới
Hoạt động của GV
HĐcủaHS
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao.
? Nêu vài nét cơ bản về tác giả.
- GV: Năm 759 ông từ quan đưa gia đình về vùng tây nam, được bạn bè và người thân giúp đỡ Đỗ Phủ dựng được 1 mái nhà tranh bên cạnh khe cán hoa ở phía tây thành đô, nhưng chỉ mấy tháng sau căn nhà bị mưa bão phá nát .
- Yêu cầu: đọc to,rừ ràng.Giọng đọc buồn vừa kể,tả xen lẫn cảm xúc.
- Ba khổ thơ đầu giọng tươi sáng phấn chấn hơn khổ cuối.
- GV đọc 1 lần.
- Gọi hoc sinh đọc. nhận xét.
? Giải thích "Sự biến an lộc sơn "là gỡ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Em hiểu gỡ về thơ cổ thể?
-GV được viết tự do hơn cỏc thể thơ khỏc:số cõu,số chữ ,số vần o hạn định thường là 5 hoặc 7 chữ cú vấn trắc,khụng bị ràng buộc bởi những qui tắc chặt chẽ về liờm luật và phộp đối.
? Văn bản có bố cục như thế nào?
? Xác định phương thức biểu đạt của các khổ thơ.
GV: Có thể chia bài thơ làm 2 phần. Phần 1: 3 khổ thơ đầu- Phần 2: khổ thơ cuối.
? Nếu chia văn bản thành 2 phần thì những khổ thơ nào phản ánh nỗi cơ khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn. Còn khổ thơ nào phản ánh ước vọng của tác giả.
- GV: Như vậy bài thơ có 2 cách chia, nhưng cách chia thứ 2 này tạo ra được cái nền vững chắc cho ước mơ cao cả của tỏc giả ở cuối bài.
?Hóy thống kờ số cõu ở mỗi phần và lớ giải xem vỡ sao cú phần dài, phần ngắn,phần cú số cõu lẻ, phần cú số cõu chẵn?
-GV +phần ngắn:1,2,4 đều cú 5 cõu,số cõu thơ là lẻ ,số chữ ở mỗi cõu dài hơn cỏc phần khỏc( Bài thơ có 3 đoạn đều gồm 5 câu. Đây là 1 hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ Trung Quốc .Trong bài thơ cổ thời xưa số câu mỗi đoạn hầu hết là chẵn.)
+phần dài :3 cú 8 cõu(số cõu chẵn)Đõy là điều thường thấy trong thơ cổ ở T.quốc
→điều đú chớnh tỏ bài thơ đuợc viết ở dạng cổ thể nờn o bị cụng thức,khuõn khổ nào gũ bú,mỗi đoạn cần bao nhiờu cõu,mỗi cõu cú bao nhiờu chữ,gieo vần gỡ đều do nhu cầu diễn đạt qui định
- GV khái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc 3 khổ đầu.
?Ba khổ thơ đầu phản ỏnh điều gỡ?
- GV đọc lại khổ1.
?Nỗi khổ nào được núi đến ở đõy? 
? Trong khổ thơ thứ nhất nhà thơ kể hay tả.
? Kể , tả về sự việc gì?
?Em hiểu thỏng 8 thu cao giú thột già là ntn?
-Gv thỏng 8 cú giú thu:giú to,mạnh
? Chi tiết mảnh tranh được miêu tả cụ thể trong những lời thơ nào?
? Qua các chi tiết đó, có thể hình dung ra trận gió thu ra sao? Tâm trạng của tác giả, chủ nhân của ngôi nhà đang bị phá lúc này như thế nào?
- GV: Đã bao năm bôn ba xuôi ngược đến khi về già tác giả mới được bạn bè giúp đỡ dựng được căn nhà vậy mà giờ đây ông trời đã cướp đi căn nhà ấm cúng đó không hề buông tha cho người áo vải.
-
 Gọi học sinh đọc khổ 2.
? Đã đau khổ vì nhà bị tốc mái nhà thơ còn đau khổ vì lý do nào nữa.
? Khi gió cuốn những mảnh tranh đi mất thì cảnh cướp giật diễn ra như thế nào? Tìm những từ ngữ miêu tả.
? Ta có nên trách lũ trẻ con thôn Nam hay không? Vì sao? ( Cảnh tượng này cho thấy cuộc sốngcủa người dân thời Đỗ Phủ như thế nào?).
- GV: Đây là cuộc sống phổ biến của người dân Trung Quốc trong thời buổi loạn li mà Đỗ Phủ từng lên án.
? Trước cảnh tượng cướp bóc của lũ trẻ. Thái độ và tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua câu thơ nào?
? Qua câu thơ em cảm nhận được được gì trong tâm trạng của nhà thơ?
- GV: Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái ( Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ)
- GV khái quát chuyển ý.
? Nỗi khổ của nhà thơ ở khổ thứ 3 là gì.
? So với nỗi khổ của khổ 2 trước thì nỗi khổ ở khổ thơ này như thế nào?
? Theo em nhà thơ không ngủ được chỉ vì mưa, rét hay còn vì lí do nào khác?
- GV: Nếu ở 2 khổ đầu là tâm trạng bực tức tiếc của khi bị gió thu cuốn đi thì ở khổ 3 là nỗi lo lắng thương con, thương mình và vận mệnh của đất nước trong cảnh đói rét trằn trọc không ngủ được .
? Từ cảnh tượng đó có thể hình dung ra cuộc sống của nhà thơ ra sao?
- GV đọc câu cuối.
? Em hiểu như thế nào về câu hỏi ở cuối khổ thơ.
? Qua 3 khổ thơ trên ta thấy nhà thơ đã gặp phải những nỗi khổ nào?
- GV: Từ 3 khổ thơ trên ta thấy rõ được bút pháp trong miêu tả của nhà thơ vừa khái quát vừa chi tiết , cách miêu tả đó giúp người đọc thấy được nỗi khổ dồn dập đến với nhà thơ. Nỗi khổ về vật chất, tình cảm của nhà thơ là nỗi khổ chung của nhân dân lao động và các nhà tri thức Trung Quốc đời đường. Bài thơ có giá trị hiện thực là ở điều đó.
- GV Từ nỗi khổ của bản thân, nhà thơ mong ước điều gì?→2
? Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị của bài thơ sẽ như thế nào.
- GV đọc 3 câu của khổ cuối .
? Ba câu thơ thể hiện ước mơ gì của nhà thơ. Mục đích của ước mơ đó.
? Vì sao nhà thơ lại mơ ước nhà cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.
? Em có suy nghĩ gì về ước mơ của nhà thơ?
? Từ ước vọng của nhà thơ em có thể nhận thấy thực trạng cuộc sống xã hội thời đó như thế nào?
? Từ ngữ nào trong 2 câu cuối cực tả ước vọng của nhà thơ?
? Ước vọng tha thiết này của nhà thơ giúp ta hiểu thêm gì về phẩm chất, nhân cách của nhà thơ Đỗ Phủ?
- GVkhái quát toàn bài
? Nghệ thuật biểu cảm trong bài thơ như thế nào?
? Cảm nhận của em về bài thơ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Đọc chú thích.
Trả lời 
- HS nghe.
HS đọc bài, nhận xét bạn đọc.
chỳ ý phần giải thích từ khó sgk.
- Xác định thể thơ.
Tìm bố cục.
- Xác định phương thức biểu đạt.
Phát hiện trả lời.
HS lắng nghe.
-Hs thảo luận bàn 1'
Đọc 3 khổ thơ đầu.
Phát hiện
Nêu ý kiến.
Phát hiện
Nêu ý kiến.
Phát hiện chi tiết.
Phát hiện chi tiết.
Thảo luận nhóm.
Trình bày.
HS lắng nghe.
Đọc khổ thơ 2
Trả lời độc lập.
Tìm chi tiết.
Bộc lộ suy nghĩ.
HS nghe.
Phát hiện.
- Nêu cảm nhận.
- Độc lập trả lời.
Nêu ý kiến cá nhân.
Suy nghĩ trả lời.
- HS nghe.
Khái quát, nhận xét.
Thảo luận bàn 1'
Trình bày.
HS nghe.
Nêu ý hiểu.
Trả lời độc lập.
Trình bày ý kiến.
- Nêu cảm nhận.
Trình bày ý kiến.
Phát hiện từ ngữ.
Trình bày suy nghĩ.
Khái quát nghệ thuật, 
nờu nội dung.
Đọc ghi nhớ.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Trả lời.
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm.
* Đọc.
* Từ khó
* Cấu trúc văn bản.
- Thể thơ: Bài thơ được viết theo cổ thể.
- Bố cục :4 Phần (mỗi khổ 1 phần).
- Khổ1: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá - miêu tả.
- Khổ 2: Cảnh cướp giật của trẻ con. Tự sự - Biểu cảm.-miờu tả +biểu cảm
- Khổ 3: nỗi khổ khi bị mất nhà.-miờu tả +biểu cảm
- Khổ 4: Ước mơ của tác giả- Biểu cảm trực tiếp.
- Ba khổ thơ đầu. Phản ánh nỗi cơ khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn.
- Khổ cuối. Phản ánh ước vọng của tác giả.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Ba khổ thơ đầu.
( Nỗi khổ của nhà thơ trong hoạn nạn).
* Khổ1.
-Căn nhà tranh bị giú thu phỏ nỏt.
- Nhà thơ vừa kể vừa tả.
- Trận gió thu thổi mạnh khiến cho 3 lớp mái tranh cuả ngôi nhà bị tung cả.
-> Tranh bay tung toé, mảnh cao, mảnh thấp, mảnh xa, mảnh gần.
- Sức gió dữ dội, mạnh mẽ
 ->cảnh tan nỏt ,tiờu điều.
- Tác giả vừa lo, vừa tiếc của vừa bất lực trước sự tàn phá của thiên nhiên.
* Khổ thơ 2.
- Khổ vì bị cướp giật tranh.
- Trước mắt, xô , cướp, cắp đi tuốt ...
- Trẻ em nghèo thất học nên nghịch ngợm đây là hiện thực xã hội Trung Hoa trong thời điểm Đỗ Phủ sống.
-Mụi kho miệng chỏy gào chẳng được . quay về chống gậy lòng ấm ức .
=> Sự bất lực và tâm trạng u uất của nhà thơ thương cho số phận của mình và những người cùng cảnh ngộ.
- Nỗi đau về nhõn tỡnh thỏi thế
* Khổ thơ 3.
- Đêm ở trong nhà không mái bị mưa thu dai dẳng suốt đêm. Rét mướt con quậy phá không ngủ được.
- Nỗi khổ của nhà thơ ở khổ này lớn hơn nhiều so với hai khổ thơ trên.
- Nhà thơ không ngủ được vì nghèo, đói , bệnh tật và vì lo lắng tới vận dân nước.
=> Cuộc sống vô cùng cực khổ của nhà thơ.
- Tác giả tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nỗi khổ cuối cùng của nhà thơ không.
2. Khổ thơ cuối.( Ước vọng của nhà thơ ).
- Không có khổ cuối thì đây vẫn là 1 bài thơ hay có giá trị biểu cảm cao vì vẫn nói lên được cách chân thực và sâu sắc nỗi khổ của những người nghèo và thấy được tình cảm của nhà thơ.
- Ước nhà rộng muôn ngàn gian.
- Che khắp thiên hạ..
- Vì họ là những người có tài có đức nhưng nghèo khổ.
=> Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.
- Nhiều người tài đức nhưng nghèo khổ.
- Xã hội không có công bằng với những người nghèo khổ .
- Than ôi....
=> Là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả .( Có thể quên đi nỗi khổ của bản thân để hướng tới nỗi khổ cực của đồng loại) 
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ .SGK
IV. Luyện tập.
? Em biết bài thơ nào của tác giả Việt Nam cũng mang tình cảm nhân đạo như thơ Đỗ Phủ và cũng có cách biểu cảm như thế?
-> Một số bài thơ của Hồ Chủ Tịch như:
 Em bé trong nhà lao Tân Dương, Phu làm đường, Người bạn tù thổi sáo...
 * Hoạt động 4 Hoạt động nối tiếp 
-Đối với hs khỏ giỏi :?Viết 1 đoạn văn biểu cảm về nỗi khổ của nhà thơ Đỗ Phủ?
-Đối với hs trung bỡnh yếu:? Đọc diễn cảm bài thơ.Nờu nội dung bài thơ
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - ễn tập kiểm tra 1 tiết văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41- VH.doc