Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 97 : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 97 : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

. Mục tiêu bài học : Học sinh cần đạt.

 1. Kiến thức: - Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

 2. Kỹ năng: - Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

 3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng các loại câu trên trong nói, viết.

II. Chuẩn bị :

 - GV: Soạn bài, bảng phụ

 - HS : Đọc trước bài mới.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 97 : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/2/2009
Ngày giảng : 2/3/2009
Lớp : 7a - B
Tiết 97 : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
 ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu bài học : Học sinh cần đạt.
 1. Kiến thức: - Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 2. Kỹ năng: - Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng các loại câu trên trong nói, viết.
II. Chuẩn bị : 
 - GV: Soạn bài, bảng phụ
 - HS : Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 * Hoạt động 1: . Kiểm tra: 
	? Thế nào là câu chủ động và câu bị động? Lấy vớ dụ về cõu chủ động và chuyển đổi cõu chủ động đú thành cõu bị động?
 * Hoạt động 2:Giới thiệu bài
	Các em đã nắm được thế nào là câu chủ động và câu bị động trong thực tế có nhiều khi chúng ta cần chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và cách chuyển đổi đó như thế nào trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 * Hoạt động 3:
Hoạt động của GV
HĐ của H/S
Nội dung cần đạt
- GV dựng bảng phụ
? Hai câu văn trên có điểm gì giống và khác nhau về mặt nội dung và hình thức. 
? Theo em 2 câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao?
- GV đưa Ví dụ: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đàu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hóa vàng.
? So sánh nội dung của câu văn trên với câu a, b trong bài tập em thấy ntn?
? Theo em câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao?
- GV: Có thể coi câu văn trên là câu chủ động tương ứng với 2 câu bị động ( như sgk). Như vậy ta thấy có thể chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
? Ngoài cỏch biến đổi như trong sgk em hóy biến đổi cõu chủ động trờn thành cõu bị động theo cỏch khỏc?
- VD : Cỏnh màn điều...ụng vải người ta đó hạ xuống từ hụm húa vàng.
? Dựa vào các ví dụ trên em hãy cho biết có những cách nào để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Gọi HS đọc bài tập 2
? Hai câu văn trên có phải là câu bị động không? Vì sao?
VD : 
a. Khụng núi: Giải nhất trong kỡ thi HSG được bạn em.
b. Khụng núi: Đau bị tay em.
-> Vỡ thế mà người ta thường núi cõu chủ động, cõu bị động tương ứng là vỡ những cặp cõu này luụn đi kốm với nhau
( nghĩa là cú thể đổi cõu chủ động -> cõu bị động và ngược lại)
? Qua bài tập này, cần chỳ ý điều gỡ khi gặp cỏc cõu cú từ bị được?
- Gv Như vậy, ta thấy không phải câu có các từ ''bị, được'' cũng là câu bị động.
=>HS cần nắm được : 
+cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
+Phân biệt câu bị động có từ bị / được với câu bình thường có sử dụng từ bị , được?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV đưa ví dụ:
 Tập thể phê bình nó.
? Đây là câu chủ động hay câu bị động?
-> Câu chủ động.
? Em hãy chuyển thành câu bị động.
- Nó bị tập thể phê bình.
? Câu này mang sắc thái ý nghĩa tích cực hay tiêu cực?
-> Sắc thái ý nghĩa tiêu cực (khụng tốt-phờ bỡnh khiển trỏch)
- Nếu nói'' Nó được tập thể phê bình'' có được không?
- Được ->Sắc thái ý nghĩa mỉa mai nhẹ nhàng(tớch cực)
- GV: Để củng cố lý thuyết-> Luyện tập.
? Chuyển cõu chủ động thành 2 cõu bị động theo 2 kiểu đó học?
- Cho HS làm theo nhóm.
- Gọi đại diện trình bày.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS làm.
GV: 
- Những câu dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
- Những câu dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nó đến trong câu.
HS đọc 
HS suy nghĩ và trả lời.
trả lời.
HS đọc
-HSsuy nghĩ và trả lời.
phát hiện.
lắng nghe
Hs thực hiện chuyển đổi
HS suy nghĩ 
 và trả lời.
HS đọc bài 2.
- HS trả lời
HS lắng nghe.
Trả lời.
HS đọc
 HS làm
- >Trình bày
Nghe
HS đọc bài 
 HS làm theo nhóm.
->trình bày.
HS trỡnh bày
Hs nghe
I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1.Bài tập:
* VD 1
a.Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm " hóa vàng"
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm " hóa vàng".
- Nội dung: Hai câu cùng miêu tả một sự việc " miêu tả cánh màn điều đã được hạ xuống.
- Hình thức: Khác nhau: Câu a có từ được. Câu b không có từ được.
- Hai câu trên đều là câu bị động vì: chủ ngữ của 2 câu đều thực hiện một hoạt động của vật khác hướng vào .
- Câu văn có cùng nội dung miêu tả với 2 câu a,b.
- Không phải là câu bị động mà là câu chủ động vì chủ ngữ của câu không thực hiện hoạt động của vật khác hướng vào.
- Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Cú thể thờm hoặc khụng thờm từ bị/được
+ Biến chủ thể của hoạt động thành 1 bộ phận khụng bắt buộc trong cõu
 * VD 2:
a. Bạn em được giải nhất trong
kỳ thi học sinh giỏi.
b. Tay em bị đau.
- Hai câu trên không phải là câu bị động vì nó không có câu chủ động tương ứng.
- Khụng phải cõu nào cú từ bị/ được cũng là cõu bị động
2. Ghi nhớ. SGK
III. Luyện tập.
1. Bài tập.
a.
- Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XIII.
- Ngôi chùa ấy xây dựng từ thế kỷ XIII.
b.
- Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ Lim.
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ Lim.
c. 
-Con ngựa Bạch được( chàng kỵ sỹ )buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. 
- Một lá cờ đại được( người ta) dựng giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng giữa sân.
2. Bài tập 2:
a. 
- Em bị thầy giáo phê bình.
- Em được thầy giáo phê bình.
b.
- Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. 
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp .
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
* Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp .
- Đối với hs khỏ giỏi :
? Biến đổi cõu : " Nú vào nhà; nhà gần hồ"?
- Khụng thể biến đổi thành cõu bị động được vỡ khụng thể núi: 
+ Nhà bị nú vào hay nhà được nú vào
+ Hồ bị gần nhà hay hồ được gần nhà
? Qua đú em cú nhận xột gỡ về khả năng chuyển đổi cõu chủ động thành cõu bị động?
- Khụng phải cõu chủ động nào cũng cú thể biến đổi thành cõu bị động được. Khi biến đổi cần xem xột từng trường hợp cụ thể, trỏnh ỏp dụng 1 cỏch mỏy múc.
- Đối với hs trung bỡnh yếu :
? Nờu cỏc cỏch chuyển đổi cõu chủ động thành cõu bị động? 
? cần chỳ ý điều gỡ khi gặp cỏc cõu cú từ bị được?
 - Học ghi nhớ
 - Làm bài tập 3( sgk) - bài 4 (sbt)
 - Soạn bài luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 97.doc