Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 2)

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 

doc 64 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn:
Tiết: 1	Ngày dạy:
Bài 1
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lí Lan
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, tranh.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản nhật dụng là gì? Em đã được học những văn bản nhật dụng nào trong chương trình Ngữ văn 6? Tác giả là ai?
- Văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gì?
- Em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Tất cả chúng ta đều có những kỉ niệm về ngày đầu tiên được cấp sách đến trường. Trong ngày khai trường đầu tiên ấy, ai đưa em đến trường? Em còn nhớ trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ đã làm gì không? Nội dung bài học “Cổng trường mở ra” sẽ đưa chúng ta trở về với những kỉ niệm êm đềm của ngày đầu tiên đi học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn đọc: Giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm, đôi lúc thì thầm.
- 2 HS đọc bài GV nhận xét giải thích từ khó.
- HS nêu xuất xứ văn bản.
(?) Các em đã học và đã biết các thể loại văn bản như: Văn tự sự, văn miêu tả nhưng văn bản này có gì khác so với những thể loại văn bản đã học, theo em văn bản này thuộc thể loại gì?
GV: Không phải tự sự hay miêu tả, văn bản này nói lên nỗi lòng, tâm sự của nhân vật người mẹ Văn biểu cảm.
(?) Văn bản có nhận vật chính không?
(?) Xác định ngôi kể trong văn bản.
(?) Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
(HS đánh dấu bố cục vào SGK)
* HĐ 2: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản:
(?) Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho con.
(Quan sát những việc làm của con, vỗ con đi ngủ).
- GV chốt lại ý chính.
(Chuyển: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật)
(?) Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ như thế nào? Biểu hiện ra sao?
(?) Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật, trong liên tưởng ấy em cảm nhận được điều gì?
(Chuyển: Tìm hiểu nghệ thuật văn bản)
(?) Trong văn bản tác giả đã để cho người mẹ kể lại tâm trang của mình trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Tự mình kể về mình, hình thức đó có thể gọi là gì?
(?) Ngôn ngữ trong văn bản có gì đặc biệt?
(Chuyển: Tìm hiểu ý nghã văn bản)
(?) Qua tìm hiểu văn bản, em thấy văn bản thể hiện điều gì?
* HĐ 3: Hướng dẫn HS Luyện tập:
- HS đọc câu hỏi trả lời: Tán thành hoặc không? Giải thích lí do.
- Kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên ấy nhắc nhở ta điều gì?
- GV đọc cho HS nghe đoạn văn.
 Hướng dẫn HS làm bài tập này ở nhà.
* HĐ 4: Hướng dẫn Tự học:
- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về ngày khai trường đầu tiên.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
I. Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ:
Báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01-09-2000.
2. Thể loại:
Văn biểu cảm nói lên nỗi lòng, tâm sự của nhân vật người mẹ
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con.
- Ngôi kể: Thứ nhất (Người mẹ).
3. Bố cục: 2 phần
- Từ đầu  đầu năm học: Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai trường.
- Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và sự liên tưởng của mẹ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Những tình cảm của mẹ dành cho con:
- Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ,  ).
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
b. Tâm trạng của người mẹ:
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
- Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật của giáo dục đối với thế hệ tương lai.
2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
3. Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
III. Luyện tập:
1. Ngày khai trường vào lớp Một có dấu ấn sâu đậm nhất:
 Đó là sự kiện đánh dấu bước ngoặc mới (quan trọng) trong cuộc đời người.
 Nó nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng, thong cảm với mẹ nhiều hơn.
2. Đoạn văn: Kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vờ chính lòng tôi đang có sự thay đổi: Hôm nay tôi đi học.”
	4.Củng cố: 
HS đọc Ý nghĩa văn bản.
	5 Dặn dò: 
	- Học bài.
	- Soạn văn bản: “Mẹ tôi”
	IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 1	Ngày soạn:
Tiết: 2	Ngày dạy:
Bài 1 
Văn bản: MẸ TÔI
Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qua những biểu hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con, em hãy nói về tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con?
- Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì? 
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Trong cuộc sống mỗi người, mẹ có vị trí và có ý nghĩa hết sức lớn lao, cao cả. Nhưng không phải bao giờ ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: Giọng đọc thể hiện tình cảm sâu sắc, tha thiết nhưng đôi chỗ cũng nghiêm khắc GV nhận xét.
- HS đọc chú thích:
+ Tìm hiểu tác giả.
+ Nêu xuất xứ của văn bản
(?) Văn bản được viết theo thể loại nào?
(?) Văn bản có thể được chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản:
(?) Người bố viết bức thư trong hoàn cảnh nào?
(?) Mục đích bức thư là gì?
(?) Vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố?
(?)Trình bày trình tự nội dung bức thư bố đã gửi cho En-ri-cô.
(?) Qua đó em thấy bố En-ri-cô là người như thế nào?
(?) Mặc dù không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện, song qua những lời lẽ trong thư của bố, ta thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
(Chuyển: Tìm hiểu nghệ thuật văn bản)
(?) Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện có gì đặc biệt?
(?) Theo em có gì độc đáo trong cách thể hiện văn bản này?
(?) Tác dụng của cách thể hiện này?
(?) Qua tìm hiểu văn bản, em thấy văn bản thể hiện điều gì?
* HĐ 3: Hướng dẫn HS Luyện tập:
- HS: Đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV: Định hướng HS lựa chọn đoạn văn thích hợp.
- GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2.
* HĐ 4: Hướng dẫn HS Tự học:
Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (1846-1908)
Nhà văn I-ta-li-a, tác giả của nhiều truyện ngắn.
2. Xuất xứ:
Văn bản “Mẹ tôi” trích từ tập truyện Thiếu nhi “Những tấm lòng cao cả”, xuất bản năm 1886.
3. Thể loại:
Viết thư xen bộc lộ cảm xúc.
3. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Đoạn văn đầu): lời kể của En-ri-cô.
- Phần 2 (còn lại): Toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a. Hoàn cảnh người bố viết thư:
En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô.
b. Nội dung bức thư:
Phần lớn nhất của câu chuyện là bức thư khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”. Mỗi dòng thư đều là những lời của người cha: 
- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô.
- Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của người mẹ và làm nỗi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.
- Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
 Bố En-ri-cô là người thương vợ con, nghiêm khắc trong giáo dục con.
c. Mẹ của En-ri-cô:
- Hết lòng thương yêu con.
- Thức suốt đêm chăm sóc bệnh tình cho con, lo sợ mất con.
- Có thể đi ăn xin để nuôi con.
- Hy sinh tính mạng cứu sống con, 
2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh hết lòng vì con.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thía độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
III. Luyện tập:
1. Học thuộc lòng đoạn có nội dung thể hiện vai trò lớn lao của mẹ đối với con: “Hãy nghĩ kĩ điều này  khổ hình.”
2. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền:
- Đó là chuyện gì?
- Xảy ra lúc nào? 
- Xảy ra như thế nào? 
- Bố mẹ buồn vì sao?
- Những suy nghĩ của em sau sự việc ấy?
	4. Củng cố:
	HS đọc lại Ý nghĩa văn bản.
	5. Dặn dò:
	- Học bài, hoàn thành bài tập 2.
	- Soạn Tiếng Việt: “Từ ghép”.
	IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 1	Ngày soạn:
Tiết: 3	Ngày dạy:
Bài 1
Tiếng Việt: TỪ GHÉP
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ (Ghi VD; Hoạt động nhanh sau ghi nhớ 1; Bài tập 1).
- HS: SGK, bài soạn, bảng phụ.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đơn? Cho VD.	Các định nghĩa đã học ở lớp 6.
- Thế nào là từ phức? Cho VD.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Từ phức có 2 loại: Từ ghép và từ láy. Từ ghép lại có 2 loại nhỏ: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Tìm hiểu các loại từ  ... HĐ 3: Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đó.
- Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản đã học.
I. Tìm hiểu chung:
1. Nhu cầu biểu cảm:
a. Xét VD:
- Câu “Thương thay  nào nghe”
 Nỗi đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng soi tỏ.
- Câu “Đứng bên ni đồng,  ban mai” niềm hạnh phúc, tự hào.
 Khi có tình cảm chất chứa con người có nhu cầu thổ lộ ra, mong tìm được sự đồng cảm, sẻ chia của người khác.
b. Kết luận:
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn bản biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút, 
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
a. Xét VD:
- Nội dung:
+ Đoạn 1: Trực tiếp biểu lộ nỗi nhớ bạn từ ngữ biểu cảm trực tiếp.
+ Đoạn 2: Biểu lộ tình cảm gắn bó với quê hương (bằng miêu tả 
liên tưởng gợi cảm xúc.)
- So với nội dung của văn bản tự sự, miêu tả hai đoạn văn trên chủ yếu bộc lộ tình cảm của người viết.
* Kết luận:
- Văn bản biểu cảm biểu lộ tình cảm, cảm xúc, thường thấm nhuần tư tưởng nhân văn của con người (yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác, ) 
- Có hai cách biểu cảm:
+ Biểu cảm trực tiếp khơi gợi tình cảm qua những tiếng kêu, lời than, 
+ Biểu cảm gián tiếp khơi gợi tình cảm qua việc sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả, 
II. Luyện tập:
1. So sánh hai đoạn văn:
a. Đoạn văn (b) là văn biểu cảm: Bộc lộ tình cảm yêu thích hoa hải đường của tác giả.
b. Sự yêu thích biểu lộ qua:
- Cái nhìn chủ quan về hoa: phới phới như lời chào hạn phúc, dân dã như cây chè đất đỏ.
- Lời văn: Màu đỏ thắm rất quí, hân hoan, cao quí; ràng rỡ, nồng nàn; ngẫn ngơ đứng ngắm hoa, 
2. Nội dung biểu cảm của 2 bài thơ:
a. “Sông núi nước Nam”: Lòng tự hào về nền độc lập dân tộc.
b. “Phò giá về kinh”: Niềm tự hào về khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hòa bình.
 Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc.
3. Kể tên 1 số bài văn biểu cảm hay:
- Văn 6: Buổi học cuối cùng, Biển đẹp, 
- Văn 7: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, 
4. Sưu tầm một đoạn văn xuôi biểu cảm: Cây tre/62, Ngôi trường cũ (Sách Học tốt, tập một)
4. Củng cố:
	HS đọc nội dung phần Kết luận ở các mục.
	5. Dặn dò:
	- HS học bài .
	- Soạn Văn bản: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra & Bài ca Côn Sơn”.
	IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 6	Ngày soạn:
Tiết: 21	Ngày dạy:
Bài 6
Văn bản: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA (HDĐT)
CÔN SƠN CA
I. Mục tiêu cần đạt:
A. BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
1. Kiến thức:
- Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông.
2. Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc – hiểu một văn bản cụ thể:
- Nhận biết được một số chi tiêt nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà quê hương.
B. CÔN SƠN CA
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác gải Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hào hợp giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể loại thơ lục bát.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình tổ hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài thơ “Sông núi nước Nam”, nêu nội dung biểu ý và nội dung biểu cảm.
- Đọc bài thơ “Phò giá về kinh”, nêu nội dung biểu ý và nội dung biểu cảm.
- Nêu sự giống nhau về cách biểu ý và cách biểu cảm của 2 bài thơ.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu 2 tác phẩm thơ. Một bài của vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, đòng thời cũng là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của đời Trần, vua Trần Nhân Tông. Còn một bài của Nguyễn Trãi, một nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc ta (thời Lê) được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Hai tác phẩm này là 2 sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời, hai tâm hồn lớn hẳn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều lí thú, bổ ích. 
A. BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Thiên Trường vãn vọng)
Trần Nhân Tông
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
- GV: Đọc mẫu bài thơ HS đọc lại.
- HS đọc chú thích giới thiệu tác giả.
(?) Theo em, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(?) Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào? Trình bày đặc trưng thể loại.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản:
(?) Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Ở đâu?
(?) “Đạm tử yên” (bình lặng, thanh nhã tựa khói lồng) gợi lên không khí như thế nào của cảnh vật?
(?) “Bán vô bán hữu” (nửa như có nửa như không) gợi cho ta cảm giác gì, tâm trạng gì của người ngắm cảnh?
(?) Hai câu thơ cuối tả cảnh gì? Những cảnh ấy gợi cho người đọc ấn tượng, cảm giác gì?
(?) Tâm trạng của tác giả như thế nào khi vẽ nên bức tranh quê này?
(Chuyển: Nghệ thuật)
(?) Trong 2 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
	(Thôn hậu >< thôn tiền
	Bán vô >< bán hữu)
(?) Để vẽ nên bức tranh thôn quê, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ như thế nào? Tác dụng của việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đó?
- Một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là tác giả đã dùng cái “hư” để tả cái “thực” (nửa có nửa không). 
(?) Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
Tác giả bài thơ này là vua Trần Nhân Tông.
(?) Em hiểu thêm được gì về vua Trần Nhân Tông từ bài thơ này của ông?
* HĐ 3: Hướng dẫn HS Luyện tập:
Hướng dẫn HS về nhà làm.
* HĐ 4: Hướng dẫn HS Tự học:
- Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản (Cả phần phiên âm & dịch thơ).
- Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) / SGK 
2. Xuất xứ:
Bài thơ được viết vào dịp nhà thơ về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường.
3. Thể loại:
Thất ngôn tứ tuyệt, giao vần ở các tiếng cuối các câu: 1, 2, 4.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Hai câu thơ đầu: 
- Cảnh chiều trong thôn sớm: Làn sương bạc như có, như không 
 không khí êm đềm, man mác của cảnh quê.
- Tâm trạng tác giả hướng tâm linh về thiên nhiên thuần phát, vĩnh hằng.
b. Hai câu thơ cuối:
- Cảnh chiều ngoài cánh đồng: Tiếng sáo của trẻ chăn trâu; từng đôi cò trắng chớp cánh bay liệng xuốn cánh đồng. 
 bức tranh thanh bình, yên ấm nơi đồng quê xóm mạc.
- Tâm trạng của tác giả gắn bó với quê hương.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối 
 tạo nhịp điệu êm ái hài hòa.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đạm chất hội họa hình ảnh thơ đầy thi vị.
- Dùng cái hư làm nổi bậc cái thực và ngược lại khác họa hình ảnh nên thơ, bình dị.
3. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông.
III. Luyện tập:
Viết đoạn văn (5, 6 dòng) tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. (HS có thể vẽ tranh theo trí tưởng tượng của các em về cảnh này).
B. BÀI CA CÔN SƠN
(Trích Côn Sơn ca)
Nguyễn Trãi
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
- GV: Đọc mẫu bài thơ HS đọc lại.
- HS đọc chú thích giới thiệu tác giả.
(?) Theo em, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(?) Vấn đề thể loại bài thơ có gì đặc biệt?
(?) Trình bày đặc điểm của thơ lục bát?
* HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản:
(?) Từ “ta” có mặt trong lời thơ mấy lần? “Ta” là ai?
(?) Nhân vật ta đang làm gì ở Côn Sơn?
(?) Qua những điều đã tìm hiểu đó, hình ảnh “ta”, đặc biệt là tâm hồn của “ta” được thể hiện như thế nào?
(?) Qua đoạn thơ này, cảnh trí Côn Sơn đã hiện lên trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào?
(Chuyển: Nghệ thuật)
- HS đọc diễn cảm cả đoạn thơ trả lời câu hỏi:
(?) Giọng điệu chung của đoạn thơ là gì?
(?) Trong đoạn có những từ ngữ nào được điệp lại? Hiện tượng điệp từ đó góp phần tạo nên giọng điệu thơ như thế nào?
(?) Cách miêu tả của tác giả có gì đặc biệt?
(?) Từ những nội dung đã phân tích trên, hyax rút ra ý nghĩa văn bản.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS Luyện tập:
- GV: Treo bảng phụ 2 cách ví von.
(?) Hai cách ví von ấy có những điểm gì giống nhau, khác nhau?
* HĐ 4: Hướng dẫn HS Tự học:
- Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ.
- Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật “ta” được miêu tả trong bài thơ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) / SGK
2. Xuất xứ:
Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép, đành cáo quan về sống ở Côn Sơn.
3. Thể loại:
- Bài thơ vốn được sáng tác bằng chữ Hán nhưng khi dịch thơ dịch giả đã dịch sang thể thơ lục bát.
- Lục bát nghĩa là sáu tám (Sau một câu 6 chữ là một câu 8 chữ), không hạn định số câu.
Trong thơ lục bát, chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8; chữ cuối câu 8 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới, từng tự như vậy cho đến hết bài thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn:
- Nhân vật “ta” thi sĩ Nguyễn Trãi.
- Hình ảnh và tâm hồn nhân vật:
+ Nghe tiếng suối (như) nghe tiếng đàn.
+ Ngồi trên đá (lại tưởng) ngồi trên chiếu êm.
+ Nằm bóng mát.
+ Ngâm thơ nhàn.
 Thảnh thơi thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn.
b. Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi:
Côn Sơn có:
- Suối chảy rì rầm.
- Bàn đá rêu phơi.
- Ghềnh thông.
- Rừng trúc.
 Thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ.
2. Nghệ thuật:
- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. 
- Bản dịch thơ lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
- Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.
3. Ý nghĩa văn bản:
Sự hòa hợp trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
III. Luyện tập:
So sánh cách ví von tiếng suối:
- Côn Sơn suối chảy  đàn cầm bên tai (Nguyễn Trãi).
- Tiếng suối trong  tiếng hát xa (Hồ Chí Minh).
 Cả hai dều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ. Tuy khác nhau giữa tiếng đàn và tiếng hát nhưng cả hai đều là âm nhạc. Vậy cách đón nhận tiếng suối của hai tác giả là giống nhau.
4. Củng cố:
	HS đọc phần Ý nghĩa ở cả 2 văn bản.
	5. Dặn dò:
	- HS học bài .
	- Soạn Tiếng Việt: “Từ Hán Việt (tiếp theo)”.
	IV. Phần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 chuan(4).doc