Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiếp theo)

A) Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

B) Chuẩn bị:

Giáo viên: Nghiên cứu SGV + soạn giáo án

Học sinh : Soạn văn

 

doc 198 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết 1: Ngày soạn: 7/8/2009
Cổng trường mở ra
 Theo Lý Lan
A) Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
B) Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu SGV + soạn giáo án
Học sinh : Soạn văn
C) Tiến trình dạy học:
	 ổn định tổ chức (1p)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 Giới thiệu bài 
(dựa vào bài hát ng ày đầu tiên đi học)
 Học sinh học bài mới
Yêu cầu: đọc tình cảm, 
tha thiết, chậm
I) Đọc - tìm hiểu chú thích
1) Đọc văn bản:
Giáo viên đọc mẫu
? Học sinh đọc tiếp?
- 2 học sinh
Nhận xét?
2) Tìm hiểu chú thích
Đọc cách chú ý 2,4,6,8,10?
- Học sinh
3) Tác giả, tác phẩm:
a) Tác giả: Lý Lan - Nhà báo trẻ 
b) Tác phẩm: Thể loại bút ký - Viết cho báo "Yêu trẻ" (1/9/2000)
Nêu tóm tắt về tác giả, tác phẩm?
II) Đọc - tìm hiểu văn bản
1) Đại ý
- Viết về lỗi lòng lo lắng, chuẩn bị của người mẹ cũng nỗi niềm của mẹ trong 1 đêm trước ngày khai trường của con
Tóm tắt đại ý của văn bản?
2) Bố cục
- HS 
Xác định bố cục của bài?
- Chia làm 2 đoạn
Đoạn 1:( từ đầu-> bước vào):
Nỗi lòng yêu thương của người mẹ
Đoạn 2: còn lại => cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và môi trường trong giáo dục trẻ em
Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Người mẹ
Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
III) Tìm hiểu văn bản
- Biểu cảm: là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người
1) Nỗi lòng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
Người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
- Đêm trước ngày con vào lớp 1
Tại sao tác giả lại chọn thời điểm đó?
- Là lúc thích hợp nhất (vì không còn ai thức) để mật bộc lộ được tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của mình.
Tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
Con: vui sướng "háo hứcmơ"
Mẹ: Nỗi vui mừng, hy vọng: "Hôm naycủa mẹ" 
Liệt kê các từ ngữ chỉ tâm trạng của người mẹ?
- Mẹ không ngủ được
- Bỗng không biết làm gì nữa
Đây chính là sự phân tâm của mẹ: Trí óc thì muốn đi làm dọn dẹp, muốn đi ngủ nhưng cảm xúc trái tim thì ngược lại?
- Không tập trung được vào việc gì cả
- Trằn trọc, nhắm mắt lại là bên tai
Em có nhận xét gì về các từ ngữ chỉ tâm trạng của người mẹ?
- Dùng những từ ngữ tập trung khắc họa 1 tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng đầy nỗi cảm xúc
Theo em vì sao mẹ không ngủ được?
- Mừng vì con đã khôn lớn (thu đồ chơi)
- Hy vọng những điều tiết đẹp sẽ đến với con
- Thương yêu con, luôn nghĩ về con
- Thức canh cho giấc ngủ của con
Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con?
- Đắp mền, buông màn, ém góc, cất đồ chơi, nhìn con ngủ
Em cảm nhận được tình cảm gì của người mẹ được thể hiện trong những cử chỉ, việc làm đó?
- Hết lòng vì con, yêu thương con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ, ngắm con ngủ lòng mẹ tràn đầy hạnh phúc
Đó là điều hy sinh hết lòng của mỗi người mẹ giành cho những đứa con của mình. Một tình cảm bình dị gần gũi nhưng rất thiêng liêng, cao cả. Tình yêu đó không chỉ thể hiện qua những hành động, việc làm mà nó còn ngự trị, chiếm hết vị trí trong suy nghĩ của mẹ
Em biết những câu văn, thơ, bài hát nào nói về tình yêu thương của mẹ -> con
- Học sinh
Em đã cảm nhận được những việc làm gì của mẹ dành cho em? Đã bao giờ em tự hỏi mẹ đang suy nghĩ gì chưa?
- Học sinh bộc lộ
Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ sống lại kỷ niệm quá khứ nào?
- Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một
- Tâm trạng hồi hộp trước cổng trường
Khi nhớ những kỷ niệm ấy lòng mẹ "rạo rực những bâng khuâng xao xuyến"?
- Những từ láy liên tiếp
- Tác dụng: gợi nhiều cảm xúc: yêu thương, vui, nhớtrong lòng mẹ
Cảm xúc ấy nói lên tình cảm sâu nặng nào trong lòng mẹ
- Nhớ thương bà ngoại
- Nhớ mái trường xưa
Tất cả điều đó cho em hình dung về 1 người mẹ như thế nào?
- Vô cùng thương yêu người thân
- Yêu quý trường học
2) Cảm nghĩ của mẹ về vai trò XH và nhà trường trong giáo dục
- Sẵn sàng hy sinh
Học sinh theo dõi phần cuối?
- Hs
Em cho biết trong đêm không ngủ mẹ đã nghĩ về điều gì?
- Ngày hội khai trường
- ảnh hưởng của giáo dục với thế hệ trẻ
Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra "như ngày lễ " của toàn XH không? Hãy miêu tả miệng quang cảnh ngày hội khai trường ở trường em?
- Học sinh bộc lộ
Qua suy nghĩ của người mẹ thì ngôi trường rất quan trọng, em hãy tìm những câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- "Ai cũng biết rằngsau này"
Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao?
- Có. Vì sai 1 li đi 1 dặm: sai lầm trong giáo dục là ảnh hưởng tới thế hệ tương lai vì giáo dục quyết định đến tương lai của 1 đất nước.
Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Đang tâm sự với ai? Cách viết như thế có tác dụng gì?
- Không. Mà nói với chính mình. Để làm nổi bật tâm trạng khắc họa được tâm tư tình cảm của chính người mẹ.
Câu nói: "bước quamở ra" em hiểu câu nói đó như thế nào? Thế giới kỳ diệu đó là gì?
- Khẳng định vai trò giáo dục của ngôi trường đối với con người. Vì đã:
- Mở ra chân trời tri thức mới
- Mở ra lối sống, cách làm người.
"CTMR" là bài ca về tình mẫu tử, bài ca hy vọng về con cái và về nhà trường?
- Hiểu được tình cảm thày-trò, bạn bè.
Học xong văn bản này đã đánh thức trong em những kỉ niệm sâu sắc nào về mẹ, về ngày đầu tiên đến trường?
- Học sinh
Nếu đặt tên cho bức tranh ở SGK, em sẽ đặt tên là gì?
- Lòng mẹ; Niềm vui của mẹ
- Người mẹ của tôi, Tình mẫu tử
IV. Ghi nhớ
Gọi 2 em đọc phần ghi nhớ
- 2 em
 Luyện tập
1) Bài tập 1
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 ở SGK?
- Đánh dấu 1 thời gian quan trọng từ mẫu giáo (trẻ thơ) -> lớp 1 (nhi đồng) -> lớn lên
- Được đến trường, có sách vở, có thầy cô, có bạn bè mới
 Hướng dẫn về nhà
 Học bài cũ + soạn văn "Mẹ tôi"
Hoạt động của trò
Tóm tắt diễn biến tâm trạng của người mẹ trong "CTMR"
Học sinh
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ?
- Học sinh
Hướng dẫn tìm hiểu mục I
I) Đọc và tìm hiểu chú thích
1) Đọc văn bản
GV lưu ý cách đọc. Đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc tiếp
2 em
2) Tìm hiểu chú thích
Em hiểu thế nào về các từ: hơi thở, hổn hển, quằn quại, vong ơn bội nghĩa.
- Học sinh
3) Tác giả, tác phẩm
 a) Tác giả:
ét-môn-đôđơ A-mi-xi (1846-1908), nhà văn I-ta-li-a (ý). Có nhiều tác phẩm nổi tiếng.
b) Tác phẩm:
Trích trong tập truyện thiếu nhi "Những tấm lòng cao cả" (1886).
II) Tìm hiểu văn bản
Trong các phương thức sau đâu là phương thức chính để tạo lập Văn bản "mẹ tôi"
A. Kể chuyện về mẹ
B. Kể chuyện về con
-> C
C. Biểu hiện tâm trạng người cha
Biểu cảm viết dưới dạng 1 bức thư.
Nhân vật chính là ai? Vì sao?
-> Người cha vì hầu hết là lời tâm tình của người cha.
Vì vậy văn bản là 1 bức thư bố gửi -> Con người "MT".
Cấu trúc tác phẩm?
Từ đầungày con mất mẹ: hình ảnh người mẹ.
Tiếpchà đạp tình yêu đó: những lời nhắn nhủ.
Còn lại: thái độ dứt khoát của cha.
1) Hình ảnh của người mẹ
Hành động người mẹ Enricô hiện lên qua những chi tiết nào?
- Thức suốt đêm có thể mất con sẵn sàng bỏ hết/nămlýsống con.
Em cảm nhận được phẩm chất cao quý nào của ngưòi mẹ sáng lên từ những chi tiết nào?
- Dành hết tình thương cho con.
- Quên mình vì con.
Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em hoặc ở 1 bà mẹ Việt Nam nào đó?
Học sinh biểu lộ.
Trong những lời sau của cha Enricô:
- Sự hổn láovậy
- Trong đời mất mẹ
Em đọc được cảm xúc nào của người cha?
- Đau lòng trứơc thiếu lễ độ của con.
- Yêu quý thương cảm mẹ Enricô.
Theo em vì sao người cha cảm thấy :"Sự hỗn láovậy"?
- Vì cha vô cùng yêu quý mẹ, con.
- Khát vọng vì đứa con hư phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
Theo em nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không?
- Trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình yêu thương con nên đau gấp bội -> Mẹ đau đớn đến gấp bội phần.
Vì sao?
- Vì cha vô cùng yêu quý mẹ.
- Vì cha vô cùng yêu quý con.
- Thất vọng vô cùng vì đứa con hư.
- Sự đau đớn khôn nguôi khi đứa con mình tin yêu.
Đã bao giờ em thấy sự đau lòng của cha mẹ trước những biểu hiện hư đốn (cho dù là vô tình) của mình chưa?
Học sinh bộc lộ.
Nếu là bạn của Enricô em sẽ nói gì với bạn?
Học sinh.
2) Những lời nhắn nhủ của người cha.
Học sinh đọc
- Khái niệm.
Giọng điệu có gì khác với Đ1?
- Nhẹ nhàng, tha thiết, quyết liệt.
Chọn đọc lời khuyên nào sâu sắc nhất của người cha đối với con mình?
- Dù lớn khônđau lòng
- Lương tâm conbị khổ hình.
- Con hãytình yêu đó.
Lẽ ra hình ảnh dịu dàng hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con ấm áp hạnh phúc nhưng vì sao cha của Enricô lại nói rằng: Hình ảnhcủa mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình?
- Vì Enricô phản lại tình yêu của người mẹ. Mẹ càng hiền hậu bao nhiêu thì tâm hồn Enricô càng bị vò xé ân hận bấy nhiêu.
Người cha nói rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả? Em có đồng ý không? Tại sao?
- Đó là tình cảm thiêng liêng vì cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn.
- Trong các loại tình cảm cao đẹp thì tình cảm với cha mẹ là thiêng liêng nhất.
Khi đọc câu "Thật đáng xấu hổyêu thương đó". Em có suy nghĩ như thế nào?
- Bị xã hội lên án.
- Trở thành kẻ vong ơn bội nghĩa.
- Bản thân làm việc xấu hổ tự thấy hổ thẹn.
Nhận xét về những lời khuyên của người cha?
- Chân thành, tha thiết, quyết liệt.
- Chỉ bảo cho con điều hay lẽ phải.
Em hiểu gì về người cha qua lời khuyên này?
- Yêu vợ quý con.
- Là người cha có tình cảm thiêng liêng, không bao giờ làm điều xấu để phải xấu hổ, nhục nhã. Là người sống có đạo đức mẫu mực.
3) Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con
Học sinh đọc phần 3
- Học sinh.
Giọng điệu có gì thay đổi?
- Dứt khoát, kiên quyết.
- Mềm mỏngkhuyên nhủ.
Em chú ý nhiều nhất đến lời lẽ nào của người cha?
- Không bao giờmẹ.
- Con phải xin lỗi.
- Thà rằng bốbội bạc với mẹ.
Tại sao người cha muốn con xin lỗi mẹ nhiều sự thành khẩn?
- Cha muốn con thành thật.
- Con phải tự nhận thấy lỗi lầm, thương mẹ hối lỗi mà xin tha thứ chứ không phải lời xin lỗi khiếp sợ.
Bố Enricô nói "Con làthà rằng bố không có convới mẹ phải chăng bố không yêu Enricô?
- Rất thương con nên không muốn con là kẻ bội bạc.
- Người cha nghiêm khắc, yêu ghét rõ ràng.
Em cảm thấy như thế nào khi có người cha như cha của Enricô?
- Học sinh bộc lộ.
Trở lại đầu thư vì sao Enricô xúc động khi đọc thư bố?
- Gợi nhớ hình ảnh người mẹ hiền.
- Thái độ của bố chân thành và quyết liệt chỉ bảo con điều hay lẽ phải.
- Lời thư của bố đã làm cho Enricô nhận lỗi lầm của mình thấy xấu hổ và nhục nhã thì Enricô cũng nhận thấy tình yêu của cha mẹ đối với mình lớn lao đến nhường nào.
Từ văn bản "Mẹ tôi" em cảm nhận những điều sâu sắc nào về tình cảm con người?
- Tình cảm cha mẹ dành cho con cái  ...  hát về tình cảm gia đình
5. Những câu hát về quê hương, đất nước, con người
6. Những câu hát than thân
7. Những câu hát châm biếm
8. Nam quốc sơn hà
9. Tụng giá hoàn kinh sư
10. Thiên Trường vãn vọng
11. Côn Sơn ca
12. Chinh Phụ Ngâm
13. Bánh trôi nước
14. Qua đèo ngang
15. Bạn đến chơi nhà
16. Vọng lư sơn bộc bố
17. Tịnh Dạ tứ
18. Mao ốc.
19. Nguyên tiêu
20. Cảnh khuya
21 Tiếng gà trưa
22. Một thứ quà lúa non
23. Sài Gòn tôi yêu
24. Mùa xuân của tôi
25. Hồi hương.
26. TN về TN và
27. TN về CN và XH
28. Tinh thần yêu nước
29. Sự giàu đẹp của TV
30. ý nghĩa VC
31. Đức tính giản dị của bác Hồ
32. Sống chết mặc bay
33. Những trò lố
34. Ca Huế trên sông Hương
35. Quan Âm Thị Kính
Lý Lan
Amixi
Khánh Hoài
 Ca dao
Ca dao
Ca dao
Ca dao
Không rõ tác giả
Trần Quang Khải
Trần Nhân Tông
Nguyễn Trãi
Đoàn Thị Điểm
Hồ Xuân Hương
Bà huyện Thanh Q
Nguyễn Khuyến
Lý Bạch
Lý Bạch
Đỗ Phủ
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Xuân Quỳnh
Thạch Lam
Minh Hương
Vũ Bằng
Hạ Chi Trương
Hồ Chí Minh
Hoài Thanh
Phạm Văn Đồng
Phạm Duy Tốn
Nguyễn ái Quốc
Hà ánh Minh
? Nhắc lại các định nghĩa?
(Dựa vào chú thích * SGK)
? Lấy VD để chứng minh?
? Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã học, lấy VD?
? Những kinh nghiệm sử dụng được thể hiện trong tục ngữ?
? Lấy VD cụ thể?
? Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ trữ tình của VN và tác giả?
? Giá trị chủ yếu của tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi( trừ VBNL)
II. Câu 2:
- Ca dao, dân ca
- Tục ngữ
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Thơ ngũ ngôn
- Thơ thất ngôn bát cú
- Thơ lục bát
- Song thất lục bát
- Phép tương phản tăng cấp
- Học sinh
III. Câu 3
Nhớ thương, kính yêu, ca ngợi, tự hoà
Than thân, trách phận
Châm biếm, đả kích, hài ước.
IV. Câu 4. 
Kinh nghiệm về tự nhiên
Kinh nghiệm về lao động sản xuất
Kinh nghiệm về con người và xã hội
đ Học sinh
V. Câu 5:
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc
- ý chí bất khuất kiên quyết trước kẻ thù xâm lược
- Tình yêu quê hương, con người
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Tình yêu bạn bè, vợ chồng, bà cháu
VI. Câu 6
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường rộng mở
2
Mẹ tôi
3
Cuộc chia tay của
4
Sống chết mặc bay
5
Những trò lố
6
Một thứ quà
7
Sài Gòn tôi yêu
8
Mùa xuân của tôi
9
Ca Huế trên sông Hương
? Giá trị của “ Sự giàu đẹp của TV” ?
? Giá trị của “ ý nghĩa văn chương”
? ích lợi của phân tích trong môn Ngữ văn 7?
? Cho học sinh ghi vào sổ tay văn học những từ (mở rộng) khó hiểu và tập tra ý trong từ điển.
HĐ3: HD về nhà
VII. Câu 7
Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú
Giàu thanh điệu
Cú pháp rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng
Từ vựng dồi dào ở cả 3 mặt: thơ, nhạc, hoạ
Từ vựng Tiếng việt tăng mỗi ngày 1 nhiều.
VIII. Câu 8
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật muôn loài.
Văn chương sáng tạo.
Văn chương gây cho ta những tình cảm
XIX: Câu 9
Các phân môn TV-TLN liên hệ hỗ trợ
XX: Câu 10
D. Dặn dò
 Ôn tập tiếp kiên thức văn
Soạn bài “ Dấu gạch ngang”
NS Tiết 122
Dấu gạch ngang
A. Mục tiêu cần đạt
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
B. Chuẩn bị
GV: Soạn giáo án + MC
HS: Đọc trước bài
C. Tiến trình dạy học
ổn định tổ chức
HĐ1: Kiểm tra bài cũ + GT bài mới
? Nêu công dụng của dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng? Cho VD?
- Bài mới
HĐ2: HD tìm hiểu mục I
? Đọc VD SGK?
? Trong mỗi VD trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
? Vậy dấu gạch ngang có có những công dụng gì?
HĐ3. HD tìm hiểu mục II.
? Trong VD (d): Varen, dấu (-) giữa các tiếng trong từ Varen được dùng làm gì?
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
? Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2?
HĐ4: HD luyện tập
? Đọc yêu cầu bài tập 1
? Đọc yêu cầu bài 2?
HĐ5: HD về nhà
- Học sinh
I. Công dụng của dấu gạch ngang
1. Bài tập
a. Dùng để đánh dấu bộ phân giải thích
b. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c. Dùng để đánh dấu, dùng liệt kê (các công dụng của dấu chấm lửng)
d. Varen, PBC dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( tên ghép)
2. Ghi nhớ1
Học sinh
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
1. Bài tập
1. Dùng để nối các tiếng trong tên nước riêng ngoài (có thể coi là từ mượn) Varen.
- Dấu gạch nối được viết ngắn hơn.
2. Ghi nhớ 2
III. Luyện tập
1. Bài 1
a. Đánh dấu bộ phân chú thích, giải thích
b.
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của NV và bộ phân chú thích, giải thích
d. Nối các bộ phận trong một liên danh (tàu HN-Vinh)
e. Dùng để nối các bộ phận trong 1 liên danh.
2. Bài 2:
- Dùng để nối các bộ phận trong tên riêng nước ngoài ( Beclin, andat, loren)
3. Bài 3
D. Dặn dò
- Làm bài tập + học ghi nhớ
- Ôn tập tiếng việt
NS Tiết 123
ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu cầu đơn và các dấu câu đã học
B. Chuẩn bị
GV: Soạn giáo án +bảng phụ
HS: Ôn kiên thức tiếng việt
C. Tiến trình daỵ học
ổn định tổ chức
HĐ1: Kiểm tra bài cũ + GT bài mới
? Nêu công dụng của dấu gạch ngang?
? Đặt câu có dùng dấu gạch ngang nói về một nhân vật trong vở chèo “Quan âm”?
- Bài mới
HĐ2: HD ôn lý thuyết
? Hãy nêu mỗi kiểm câu một ví dụ?
? Nếu phân loại cấu tạo thì có thể phân biệt các loại câu nào?
? Khi nói, viết 1 số tình huống ta có thể lược bỏ 1 số thành phần của câu đe tạo thành câu rút gọn. Hãy cho VD?
? Thành phần nào thường được lược bỏ?
GV: Khi rút gọn phải đảm bảo câu vẫn rõ ràng ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã?
? Thế nào là câu đặc biệt? Cho VD?
? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào? cho VD?
GV: Dấu gạch nối không phải 1 dấu câu, về hình thức dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
? Em nào vẽ sơ đồ 2?
HĐ3: HD về nhà.
- Học sinh
I. Ôn lý thuyết
1. Các kiểu câu đơn
- 4 loại
+ Câu trân thuật: Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn.
+ Câu nghi vấn: Dùng để hỏi
+ Câu cầu khiến: Dùng đề nghị, yêu cầu người nghe thực hiện hành động nói đến trong câu.
+ Câu cảm thán: Dùng bộc lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp.
VD: Câu trần thuật: Hôm qua, tôi về quê
Câu nghi vấn: Ai trực nhật lớp hôm nay?
Câu cầu khiến: Cho tôi mượn chiếc bút
Câu cảm thán: Trời ơi! nóng quá.
- 2 loại:
+ Câu bình thương: Cấu tạo theo quy mô hình CN-VN
a. Rút gọn câu
- Thương người như thể thương thân
- Hai, ba người đuổi theo nó rồi ba, bốn người, năm, sáu người.
- CN, VN
b. Câu đặc biệt
- Câu đặc biệt là loại câu có cấu tạo theo mô hình CN-VN
VD: Một đêm trăng, tiếng reo
Nêu thời gian, nơi chốn
VD: Buổi sáng
+ Liệt kê sự vật, hiệm tượng
VD: Cháy, tiếng thét
+ Bộc lộ cảm xúc: Trời ôi!
+ Gọi đáp: Sơn ơi! đợi đã.
2. Các dấu câu đã học
- Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Dấu gạch ngang và dấu gạch nối
a. Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Biểu thị lời nói ngập ngừng
- Làm giảm nhịp điệu câu văn hài ước, dí dỏm.
đ Học sinh lấy VD
- Tất cả công nhân, nông dân, bộ đội đều hăng hái thi đua.
- Bẩmquan lớnđê với mất rồi.
b. Dấu chấm phẩy.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu giữa các bộ phận tron 1 phép liệt kê phức tạp.
c. Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Nối các từ trong một liên danh
d. Dấu gạch nối.
- Nối các tiếng trong từ phiên âm: Ra-đi-ô
- Học sinh
D. Dặn dò
- Làm lại các bài tập SGK
- Đọc trước “ văn bản báo cáo”
NS Tiết 124
Văn bản báo cáo
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Biết cách viết 1 văn bản báo cáo đúng quy cách
- Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án + sưu tầm 1 văn bản mẫu
HS: Đọc trước bài
C. Tiến trình dạy học
ổn định tổ chức
HĐ1: Kiểm tra bài cũ + GT bài mới
? Khi nào người ta cần viết VB đề nghị? Khi viết văn bản đề nghị phải lưu ý điều gì?
- Bài mới
HĐ2: HD tìm hiểu mục I
? Đọc 2 báo cáo SGK?
? Hai báo cáo đó có tên là gì?
? Viết báo cáo để làm gì?
? Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung, hình thức trình bày?
? Báo cáo của ai?
? Báo cáo với ai?
? Báo cáo về việc gì?
? Các kết quả được đưa ra theo hình thức như thế nào? Em có nhận xét gì về cách đưa kết quả đó?
? Em nhận xét gì về hình thức của văn bản báo cáo?
? Em đã viết văn bản báo cáp nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em?
GV: Trong các tình huống sau, tính huống nào phải viết báo cáo?
HĐ3: HD tìm hiểu mục II
? Các mục ấy đã được sắp xếp theo thứ tự nào?
? Hai văn bản có điểm gì giống và khác nhau?
? Những mục cần chú ý trong báo cáo là gì?
? Từ 2 văn bản trê, hãy rút ra cách làm 1 văn bản báo cáo?
? Học sinh đọc dàn mục phần 2
- Học sinh
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo
- Học sinh
+ Báo cáo 1: Báo cáo về kết quả hành động chào mừng ngày 20/11.
+ Báo cáo 2: bao só về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ.
+ Mục đích: Để trình bày về tình hình sự việc của cá nhân ( tập thể)
- Nội dung:
Báo cáo của: VD1: Lớp trưởng lớp 7B
 VD2: Lớp trưởng lớp 7C
Báo cáo với: VB1: BGH trường TQT
 VB2: TP trách đội trường NVT
+ Nội dung: VB1: Kết quả của hoạt động CM 20/11
 VB2: Kết quả quyên góplũ
+ Kết quả: cụ thể, rõ ràng bằng số liệu, bằng tấm gương cụ thể.
đ Chính xác, đáng tin, thuyết phục người đọc
- Hình thức: Trình bày trang trọng, rõ ràng, ngắn gọn, số liệu đầy đủ, chính xác.
- Học sinh
VD: Báo cáo về việc thực hiện công tác của chi đội.
- Trường hợp trong: Gần cuối năm học, BGH cần biết tình hình học tập, sinh hoạt, công tác đội của các lớp trong 2 tháng cuối năm.
đ Viết báo cáo của ban cán sự lớp gửi cô giáo chủ nhiệm, nhà trường.
T Hợp ađ Viết văn bản đề nghị
T Hợp cđ Viết đơn xin nhập học
II. Cách thức làm văn bản báo cáo.
1. Tìm hiểu cách làm VB báo cáo
- Học sinh
- Quốc hiệu-tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng làm trong báo cáo
- Tên văn bản: Báo cáo về.
- Nơi nhận báo cáo
- Người ( tổ chức) báo cáo
- Nêu lý do, sự việc và các kết quả đã làm được
- Ký tên
đ Sắp xếp theo thứ tự việc
- Giống: về cách thức trình bày các mục
- Khác: ở nội dung cụ thể
- Báo cáo của ai?
- Báo cáo với ai?
- Báo cáo về việc gì?
- Kết quả như thế nào?
đ Ghi nhớ ( SGK)
- Học sinh
2. Dàn mục một văn bản báo cáo
- Như SGK
3. Lưu ý
a. Tên văn bản: Viết chữ in hoa, khổ to
- Các phần trình bày sáng sủa cân đối. Các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung báo cáo mỗi phần cách nhau 2-3 dòng.
- Không nên viết sát lề.

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duongq van 7.doc