Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 15)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 15)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường

- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản

 

doc 22 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 13/8/2011	TUẦN: 1
ND: 15/8/ 2011	TIẾT 1
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	Lí Lan
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường 
- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ 
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm
 3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người 
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Lớp 7a.. 7b.. 
 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài
 Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học 
Tiến trình bài dạy:
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? ( Nhật dụng)
 Giống văn bản nào chúng ta đã học ở lớp 6?
 Nhắc lại khái niêm về văn bản nhật dụng?
Lần lượt trả lời các câu hỏi.
 Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm 
GV đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc
VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1.
* Theo dõi đoạn 1VB; tìm từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ của người mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường? 
 Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được?
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm ,không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
+ Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng.
 Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để lột tả tâm trạng của mẹ; từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con, em thấy người mẹ là người ntn?
 Tại sao ngày khai trường ở nước ta còn gọi là Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường?
GV nói thêm về chủ trương, đường lối của nước ta đối với giáo dục.
Tìm trong phần cuối của văn bản câu nào nói rõ sự ảnh hưởng của giáo dục đối với cuộc sống?
 Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
 Học qua vb này ,có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em ?
*Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
 Nét nghệ thuật độc đáo của văn bản là gì?
Nêu ý nghĩa của văn bản?
GV hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ.
 Thông điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì ?
 Đọc ghi nhớ sgk/9.
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường 
 - Học phần ghi nhớ
 - Tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con?
 - Soạn bài “ Mẹ tôi”
Sưu tầm những bài ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con và con cái đối với cha mẹ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Cổng trường mở ra là một bài kí thuộc kiểu văn bản nhật dụng
II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục : Chia làm 2 phần
- Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng cuả mẹ
2.2. Phân tích
a.Tâm trạng của người mẹ:
- Mẹ không ngủ được, đắp mền cho con, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trước đó.
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
® Từ láy gợi tả cảm xúc; miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.
=>Yêu thương lo lắng cho con, tình cảm sâu nặng đối với con.
b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường
- Từ câu truyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai
“ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra”
 ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc 
3. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk /9 
 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1.Bài cũ:
2.Chuẩn bị bài:
 E. RÚT KINH NGHIỆM .
NS: 13/8/11 2011	
ND:15/8/ 2011	TIẾT 2
Văn bản: MẸ TÔI
 ( Et-môn-đô-đơ- A- mi- xi)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô đơ A - mi - xi 
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi 
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư .
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
 3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người 
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : Lớp 7a7b............................
 2. Bài cũ:
 ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?(5đ)
 ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn?(5đ)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thông tin về tác giả . Xuất xứ của tác phẩm?
 GV: Cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình)
Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lấy tên Mẹ tôi ?
Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từng phần?
- Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Tình yêu thưong của người mẹ đối với En- ri- cô 
- Tiếp theo đến yêu thương đó : Thái độ của người cha 
- Còn lại : Lời nhắn nhủ của người cha 
Theo dõi đoạn 1 của VB cho biết: Vì sao người bố viết thư cho En-ri-cô?
 Gọi hs đọc đoạn 2 .
 Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô?
 Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để lột tả thái độ của bố? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn?
 Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk?
HS lựa chọn đáp án.
Theo dõi đoạn cuối của VB và cho biết tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư? Ý nghĩa của đoạn cuối VB?
Bình công cha nghĩa mẹ
Qua VB em học đuợc bài học gì?
 - Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Soạn bài “ Từ ghép”
Ôn lại kiến thức từ ghép đã học ở Tiểu học để xác định cấu tạo từ ghép.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
 - Ét - môn - đô đơ A - mi - xi (1846-1908)là nhà văn I-ta-li-a
2.Tác phẩm:
- Những tấm lòng cao cả Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông
Kiểu Vb nhật dụng 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc:
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: Chia 3 phần
2.2. Phân tích 
a. Hoàn cảnh người bố viết thư
- En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà 
- Để giúp con suy nghĩ kĩ ,nhân ra và sửa lỗi lầm ,bố đã viết thư cho En-ri-cô
b. Thái độ của người cha đối với En- ri-cô
-Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô 
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!
+ Bố không thể nén cơn tức giận
+Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã
® So sánh, câu hỏi tu từ.
 => Buồn khổ, tức giận, nghiêm khắc. Mong muốn con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ, trân trọng mẹ.
c. Lời khuyên của bố :
- Yêu cầu con sửa lỗi lầm 
+ Không bao giờ thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ
+ Con phải xin lỗi mẹ
+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con
® Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc
3. Tổng kết: Ghi nhớ sgk /12
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1.Bài cũ:
2.Chuẩn bị bài:
 E. RÚT KINH NGHIỆM 
.
 NS: 18/8/ 2011	
ND: 20/ 8/2011	TIẾT 3
 Tiếng Việt: 	 TỪ GHÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập 
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 
- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ
- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
 3. Thái độ: 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : Lớp 7a7b............................
 2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: 
Ở bậc tiểu học các em đã được học từ ghép
 Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: Treo bảng phụ VD sgk/13.HS đọc VD
Vậy trong từ ghép bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ? 
 Nhận xét về trật tự tiếng chính,tiếng phụ trong từ ghép chính phụ? ( chính đứng trước, phụ đứng sau)
HS đọc VD 2 ở bảng phụ; quan sát trong các từ Quần áo,Trầm bổng. Các tiếng thứ hai có bổ nghĩa cho tiếng đứng trước nó không?Vì sao?
Về mặt cấu tạo,từ ghép Quần áo,Trầm bổng đều có các tiếng bình đẳng với nhau, còn về cơ chế nghĩa thì Các tiếng trong TGĐL hoặc đồng nghĩa hoặc trái nghĩa,hoặc cùng chỉ về sự vật,hiện tượng gần gũi nhau.
Qua phân tích VD, em cho biết có mấy loại từ ghép? Chúng khác nhau như thế nào?
* GV lưu ý các từ Giấy má,Viết lách,Qùa cáp.Các tiếng má,lách,cáp không còn rõ nghĩa nhưng nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa từng tiếng nên vẫn là từ ghép đẳng lập.
Xét lại VD 1
Em hãy so sánh nghĩa từ bà với bà ngoại và nghĩa của từ thơm với thơm phức? 
 - Bà:Người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha
 - Bà ngoại:Người đàn bà sinh ra mẹ; tương tự giải nghĩa từ thơm với thơm phức
Em so sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; tương tự giải nghĩa từ trầm bổng
quần, áo chỉ riêng từng trang phục
Qua so sánh nghĩa, em hiểu gì về nghĩa ... àn bộ và từ láy bộ phận( Láy phụ âm đầu và láy vần)
 - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
 - Hiểu được giá trị tượng thanh,gợi hình ,gợi cảm của từ láy: Biết cách sử dụng từ láy.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ láy
 - Các loại từ láy.
2. Kĩ năng: 
 - Phân tích cấu tạo từ , giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
 - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quên thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
3. Thái độ: 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.Nghiêm túc trong giờ học
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : Lớp 7a7b............................
2. Kiểm tra bài cũ 
 Thế nào là từ ghép chính phụ ?(4đ) Cho vd(6đ)
 Thế nào là từ ghép đẳng lập? (4đ)Cho vd minh hoạ(6đ)
3. Bài mới : GV giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy , đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh . ..
 Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hãy nhắc lại thế nào là từ láy ?
 Hãy tìm những từ láy trong 2 vd ở sgk ?
Đăm đăm , mếu máo , liêu xiêu 
Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy đó ? 
Lấy VD có từ láy chỉ màu sắc, chỉ trạng thái?
HS thực hiện.
Xác định tiếng gốc, tiếng láy lại?
So sánh nghĩa của từ láy với nghĩa của từ gốc?
HS xác định, so sánh nghĩa, rút ra kết luận.
Xác định tiếng gốc trong từ khe khẽ? Vậy nghĩa của từ khe khẽ được tạo từ đâu?
 Qua phân tích VD, em kết luận gì về nghĩa của từ láy?
GV chốt ghi nhớ.
Chia lớp thành 3 nhóm chơi Ai nhanh hơn ( 3’)với yêu cầu: xác định từ láy trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.rồi nhận diện đâu là từ láy toàn bộ, đâu là từ láy bộ phận
Các nhóm ghi kết quả vào bảng nhóm sau 3’ trình bày.
HS đọc BT 2, nêu yêu cầu
 Gọi HS bất kì lên bảng điền vào chỗ trống, lớp nhận xét.
HS đọc BT 3, nêu yêu cầu
Gọi HS bất kì lên bảng điền vào chỗ trống, lớp nhận xét.
Phân biệt theo yêu cầu; giải thích cơ sở
Đặt câu với từ láy học hành, hoa hồng.
HS đặt câu, GV nhận xét, chốt.
Học ghi nhớ, đặt câu có từ láy toàn bộ và 1 câu có từ láy bộ phận.
- Soạn bài mới “Qúa trình tạo lập văn bản”
 Trình bày quá trình em thực hành làm bài tập làm văn
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các loại từ láy. 
1.1 Phân tích VD:
a. - Đăm đăm® Các tiếng lặp lại hoàn toàn 
 - Bần bật, thăm thẳm
® Biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối 
Þ Từ láy toàn bộ 
b. Mếu máo,liêu xiêu
® Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Þ Từ láy bộ phận: 
1.2. Ghi nhớ 1 sgk/42
2. Nghĩa của từ láy. 
2.1 Phân tíchVD: 
 a.- Trăng trắng® Có nghĩa giảm nhẹ
- Sạch sành sanh® Có nghĩa nhấn mạnh
b. khe khẽ ® sự hòa phối âm thanh
2.2. Ghi nhớ 2 sgk/42
II. LUYỆN TẬP 
*Bài 1 : Xác định và nhận diện từ láy trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê 
- Láy toàn bộ:bần bật,thăm thẳm, chiền chiện chiêm chiếp 
- Láy bộ phận : Rực rỡ , rón rén , lặng lẽ, ríu ran
*Bài 2/43 : Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo từ láy
- lấp ló , nho nhỏ , khang khác , thâm thấp , chênh chếch , 
*Bài 3/43 : Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống 
- Nhẹ nhàng , nhẹ nhõm 
- Xấu xa , xấu xí 
- Tan tành , tan tác
*Bài 4: Phân biệt từ láy, từ ghép có các tiếng cùng phụ âm đầu
học hành® từ ghép
hoa hồng® từ ghép
hung hăng® từ láy
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
E. RÚT KINH NGHIỆM
NS: 01/9//2011 	
 ND:03/9/2011 TIẾT 12 
Tập làm văn:
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được các bước của của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
 - Cúng cố kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu văn bảnvà thực tiễn nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kĩ năng: 
 - Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết , mạch lạc.
3. Thái độ: 
 - Khi làm bài biết cách tạo lập văn bản
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : Lớp 7a7b............................
2. Kiểm tra bài cũ 
 Một văn bản có tính mạch lạc là một vb như thế nào (4đ)? Trình bày đoạn văn bản em tạo đảm bảo tính mạch lạc(6đ)
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Thế nào là văn bản? lúc nào cần tạo lập văn bản? quá trình
Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 Em hãy cho biết khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.?
Nếu muốn báo tin cho bạn ở xa về tình hình học tập của em, em tạo lập văn bản như thế nào?
 Phát biểu.
Vậy để tạo lập một văn bản (bức thư) trước tiên phải xác định điều gì?
GV chốt.(khi có nhu cầu giao tiếp ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết.muốn cho gt hiệu quả ta phải định hướng vb về nội dung,đối tượng , mục đích..
 Sau khi định hướng 4 nội dung đó, em phải làm gì để có thể tạo lập được văn bản?
Bước tiếp theo sau lập ý?
Trong thực tế làm bài tập làm văn, viết đoạn văn xong, em làm gì?
HS phát biểu dựa trên những việc làm của mình sau khi tạo văn bản.
Vậy để tạo lập một văn bản cần thực hiện những bước nào? Trong thực tế em đã bỏ qua bước nào? Hậu quả?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
HS đọc lại văn bản mẹ tôi và trả lời các câu hỏi:
N1:Xác định chủ đề của văn bản Mẹ tôi/10 SGK; nhận xét tính mạch lạc.
N 2: Xác định trình tự nối tiếp của các phần, các câu văn trong văn bản Mẹ tôi
N 3: Tìm bố cục 3 phần, Phân biệt mục lớn, nhỏ, sự mạch lạc giữa các mục
HS thảo luận nhóm 8’ sau đó gọi HS bất kì trình bày® bạn bổ sung, nhận xét.
HS nhắc lại cách làm bài văn miêu tả
Các kĩ năng cần phải vận dụng khi làm văn miêu tả?
Bố cục của bài văn miêu tả?
HS nhắc lại bố cục 3 phần
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm bài tập 4 
- Soạn bài mới “Những câu hát than thân” và làm bài viết số 1 ở nhà nộp vào thứ 3 ngày 06/9/2011
Đáp án- Biểu điểm:
Mở bài(1,5 đ) Giới thiệu khái quát đối tượng tả
Thân bài(7đ): tả chi tiết( vận dụng được óc quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, giá trị của các so sánh liên tưởng đó)
- Ngoại hình: vóc dáng, cách ăn mặc, khôn mặt
- Tính cách: đối với công việc, với bạn bè, thầy cô giáo, gia đình sở thích 
Kết bài(1,5đ) ấn tượng sâu sắc về bạn, hoặc điều em học tập được ở bạn 
A. QÚA TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN:
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Các bước tạo lập văn bản 
a. Định hướng của văn bản : Vb viết (nói)cho ai ? để làm gì? về cái gì và như thế nào?
b. Xây dựng bố cục
Þ Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch , hợp lí , thể hiện đúng định hướng.
c. Diễn đạt thành văn: lựa chọn ngôn từ tạo thành những câu , đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
d. Kiểm tra:nội dung, bố cục, cách diễn đạt, lỗi cính tả
* Ghi nhớ sgk/46
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Xác định chủ đề văn bản:
Chủ đề: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.
Bài 2: trình tự lôgic
Nguyên nhân bố viết thư
Nội dung bức thư, thái độ của bố với En-ri-cô
Lời khuyên của bố
Bài 3: bố cục, tính mạch lạc:
Mở bài: từ đầu® vô cùng
Thân bài: Trước mặt cô giáo® thương yêu đó.
Kết bài: còn lại
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 1
 1. Cách làm bài văn miêu tả:
2. Các kĩ năng sử dụng khi miêu tả:
Óc quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, giá trị của các so sánh liên tưởng đó.
3. Bố cục của bài văn miêu tả:
4. Đề bài viết số 1: Tả lại người bạn thân của em.
C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
E. RÚT KINH NGHIỆM
NS: 08/9//2011 	
 ND:10/9/2011 Tiết 13 
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Hiện thực về đời sống của con người lao động qua các bài hát than thân.
 - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu những câu hát than thân.
 - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
3. Thái độ: 
 - biết đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ đắng cay của người dân dưới chế độ XHPK
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : Lớp 7a7b............................
2. Kiểm tra bài cũ 
Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước con người mà em thích nhất?( 6đ) vì sao em thích?(4đ) 
3. Bài mới : GV giới thiệu bài: ngoài tình yêu quê hương đất nước được gửi gắm
 Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hướng dẫn đọc thể thơ lục bát mang âm điệu tâm tình, ngọt ngào thể hiện sự đồng cảm sâu sắc; 
GV đọc mẫu bài 2, 3→ HS đọc lại 1-2 lần
 Chủ đề của 2 bài ca dao này?
Lời than thân trách phận.
Gọi hs đọc bài 2 
Bài ca dao là lời của ai?bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào?
- Con tằm : thương cho thân phận bị bòn rút sức lực 
- Lũ kiến : thương cho thân phận nhỏ nhoi , suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó 
- Con Hạc : thương cho cuộc đời phiêu bạt , lận đận 
- Con cuốc : Thương có thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ 
Xót thương sâu đậm, thương tất cả những người dân thấp cổ bé họng chịu nhiều oan ức.
Những hình ảnh con vật trong bài ca dao có ý nghĩa gì? những việc làm cụ thể như vậy gợi cho em liên tưởng đến đối tượng nào trong xh? (Người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau ).
Gọi hs đọc bài 3 
Bài ca dao là lời của ai ? nói lên điều gì ?
Từ thân em gợi cho em biết đối tượng nào?
Trình bày hiểu biết của em về trái bần?
HS dựa vào hiểu biết hoặc chú thích để trình bày.
 Qua đó, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xh phong kiến ? 
Chủ đề chung của 2 bài ca dao này?
Liên hệ giáo dục sự cảm thông, chia sẻ.
 - Học thuộc 2 bài ca dao, phần ghi nhớ 
 - Sưu tầm các bài cao dao cùng chủ đề 
 - Soạn bài “ Những câu hát châm biếm”Sưu tầm, phân loại, học thuộc một số bài ca dao châm biếm, cảm nhận về bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học.
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1 Phương thức biểu đạt: 
Trữ tình
2.2. Phân tích 
Bài 2
Thương thay: tiếng than
® Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ
Þ Nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái; phản kháng tố cáo xã hội 
Bài 3 :
Thân em  trái bần
® So sánh, từ gợi tả, vận dụng thành ngữ
Þ thân phận chìm nổi, lênh đênh, lệ thuộc vào hoàn cảnh.
3. Tổng kết 
Ghi nhớ : sgk /49
III. LUYỆN TẬP:
1. đọc một số bài ca dao than thân mà em biết.
2. viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
IV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 HKI(1).doc