Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Văn bản: Cảnh khuya,rằm tháng giêng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Văn bản: Cảnh khuya,rằm tháng giêng

 A-Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên cùng tình yêu thiên nhiên của Bác

- Thấy được phong cách ung dung của Chủ Tịch HCM

- Thấy được nét đặc sắt của hai bài thơ

B - Chuẩn bị

 * Thầy : +Tranh ảnh về Bác Hồ ( Bác ngắm trăng ,Bác làm việc).

 + Bảng phụ

 *Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Văn bản: Cảnh khuya,rằm tháng giêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :12 Ngày soạn : 19/10/2009 
Tiết : 45 Ngày dạy : 
 Văn bản CẢNH KHUYA,RẰM THÁNG GIÊNG
 ************
 A-Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh : 
Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên cùng tình yêu thiên nhiên của Bác
Thấy được phong cách ung dung của Chủ Tịch HCM
Thấy được nét đặc sắt của hai bài thơ 
B - Chuẩn bị 
 * Thầy : +Tranh ảnh về Bác Hồ ( Bác ngắm trăng ,Bác làm việc).
 + Bảng phụ 
 *Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ	
C Tiến trình hoạt đông dạy và học 
 * Ổn định – Kiểm diện ,trật tự
 * Kiểm tra:
 (?) Giới thiệu về nhà tơ Đỗ Phủ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ?
 (?) Đọc thuộc lòng bài thơ . Qua bài thơ em hiểu gì về phẩm cách con người ông ?
 * Giớùi thiệu bài : ở các bài trước , các em đã dược học nhiều bài thơ trong văn học cổ VN và TQ . Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về thơ hiện đại VN . Trong đó có hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu của HCM là tiêu biểu . Tuy là thơ hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển ..
Hoạt động thầy
Hoạt độâng trò
Nội dunng
Hoạt độâng 1: Tìm hiểu văn bản 
GV gọi hs đọc chú thích 
(?) Em biết gì về HCM ? 
* GV chốt ý – ghi bảng 
(?) Quê Bác ở đâu ? 
(?) Hai bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
* GV : Về cuộc đời và sự nghiệp về Bác các em tìm thêm tư liệu để đọc 
*GV treo bảng phụ : Bài “Cảnh khuya’’
(?) Hãy nhận định thể thơ? 
Hoạt độâng 2:Tìm hiểu cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc
GV : Giới thiệu giọng đọc – Gọi HS đọc bài 
(?) Cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc được mt ntn? 
Tg dùng biện pháp NT gì ? 
(?) Em hiểu câu thơ thứ hai ra sao? 
GV chốt : Có thể hiểu theo hai cách 
 + Trăng soi vòm cổ thụ bóng lá cổ thụ lồng bóng hoa .
 + Aùnh trăng soi vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như hoa .
(?) Sự lặp lại của từ lồng có tác dụng ntn tronng bức tranh toàn cảnh ? 
(?) So sánh tiếng suối ở đây gợi em nhớ bài thơ nào ? 
* Bình : Trong thơ có tiếng suối , ánh trăng đều có âm thanh lay động như có hồn có sự sống có vận động .
 (?) Lời thơ tạo vẻ đẹp thiên nhiên ra sao? 
GV chuyển ý ? Con người trong cảnh ra sao ta tìm hiểu qua hai câu thơ sau 
 (?) Con người trong cảnh ấy ra sao ? 
(?) Người chưa ngũ được vì lí do nào ? 
 * GV chốt Có hai nguyên nhân 
 + Chưa ngũ để thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng .
 +Chưa ngũ vì lo cuộc kháng chiến chống pháp 
(?) Vậy thì lí do nào chi phối lí do nào ? 
(?) Tìm sự độc đóa của hai câu thơ trên ? 
(?) Điệp ngữ ấy có tác dụng gì ? 
* Bình Bởi Người lo cho vậân mệnh đất nước nên chưa ngủ được vì chưa ngủ được nên mới có dịp thưởng thức cảnh đẹp đêm khuya
- HS đọc
- Học sinh nêu ý kiến 
- Hoc sinh lắng nghe 
- Quê Bác ở làng Sen – Nam Đàn _ Nghệ An 
- Tại chiến khu Việt Bắc trong những năn đầu kháng chiến chống Pháp 
-nghe
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 
- HS đọc
-Có tiếng suối , trăng , lá cây 
 -SS , điệp từ “ lồng’’
HS thảo luận theo bàn 
Nghe
- Đó là bức tranh với cây, hoa , trăng hòa nguyện sống động .
- Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi . So tiếng suối với tiếng đàn cầm 
- Thiên nhiên trong trẻo , tươi sáng , gần gũi tạo niềm vui cho con người 
- Người chưa ngũ được 
 Hoc sing thảo luận 
 Nghe
- Lí do cuộc kháng chiến chi phối lí do trên .
- Có sự lặp lại của từ “chưa ngủõ ‘’ 
- Vừa thể hiện sự thiết tha với vẻ đẹp thiên nhiên vừa thiết tha với vận mêïnh của TQ
Nghe
I- Tìm hiểu chung
 1- Tác giả :
 HCM - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc , là danh nhân văn hóa thế giới , một nhà thơ lớn của dân tộc 
 2- Hoàn cảnh sáng tác 
 Bác viết hai bài thơ tại chiến khu việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống phá
II Phân tích 
A- CẢNH KHUYA
1 Cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc 
- Có tiếng suối , có trăng , có cây , có lá có hoa .
-NT so sánh , điệp từ làm cho cảnh vật hòa quyện nhau
=> Cảnh đẹp tươi sáng gần gũi với con người 
2) – Người trong cảnh 
-Chưa ngủ được ngắm cảnh đẹp , lo cho kháng chiến .
- Điệp từ “ chưa ngủ ’’ nhấn sâu tình yêu cách mạnh , yêu nước quyết tâm chiến đấu .
=> Tình yêu thiên nhiên gắn liền tình yêu đất nước 
(?) Bài thơ phản ánh điều gì từ Bác ? 
Gv gọi học sinh đọc 
(?) Nguyên tiêu là thời điểm nào ? 
(?) Vầng trăng tròn gợi tả không gian đêm nay ra sao ? 
(?) Trăng sáng soi tả cảnh thiên nhiên ra sao? 
(?) Câu thơ có gì đặc biệt ? điệp từ ấy có tác dụng gì ? 
 *GV Bình : Nét đặc sắc thể hiện ở 3 từ xuân , bài thơ như vẽ ra bức tranh mà sắc xuân nối tiếp liền nhau giữa sông ,nước ,trời 
 (?) Từ cảnh ấy gợi lên cảm xúc gì ? 
(?) Trong cảnh hữu tình ấy con người làm gì 
(?) Em hiểu bàn về “việc quân’’ là bàn về việc gì không? 
(?) Em có suy nghĩ gì về Bác qua câu thơ ấy 
((?) Tứ thơ cuối gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào? 
*GV Bình : Với đề tài ánh trăng thơ của Bác mang đậm màu sắc cổ điển mà lại rất hiện đại vì Bác không đơn thuần ngắm cảnh Bác gửi tình yêu nước 
(?) Câu thơ cuối gợi cho em hình dung cảnh tượng gì ?
(?) Giữa cảnh và người có quan hệ ra sao ? 
* GV Bình : Trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ ấy , Bác luôn thể hiện lối sống ung dung , thư thái , lạc quan đầy tin tưởng vào CM luôn làm chủ và điều khiển đúng hướng , mọi hành động , cảm xúc rất phi thường 
(?) Cả hai bài thơ mang ý nghĩa chung nào ? 
* GV gọi hs đọc ghi nhớ 
+ Phản ánh vẻ đẹp đêm khuya Việt Bắc 
+ Biểu hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền tình yêu nước của Bác 
Học sinh đọc 
- Đêm rằm
- Không gian bát ngát tràn ngập ánh trăng 
- Sông xuân , nước xuân ,tiếp giáp trời xuân 
- Gợi khoảng không gian bao la đầy sắc xuân 
Lắng nghe
- Cảm xúc nồng nàn , tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên 
-“ Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ‘’
Công việc kháng chiến chống Pháp khẩn trương . Sinh tử của đất nước
- Tình yêu nước , chăm lo cho Cách Mạng
- Phong kiều dạ bạc
Nghe
- Con thuyền chở đầy trăng và người kháng chiến 
- Gắn bó - hòa hợp 
 Nghe
+ MT cảnh thiên nhiên tươi đẹp 
+Thể hiện tình yêu thiên nhiên , yêu nước .
HS d0ọc ghi n
B- RẰM THÁNG GIÊNG
1)- Cảnh đêm rằm tháng giêng 
- Trăng tròn sáng 
-Điệp từ xuân gợi tả không gian một sắc xuân tươi sáng 
=> Thiên nhiên tươi đẹp trong đêm xuân .
2) Người trong cảnh đêm rằm xuân 
- Bàn việc quân 
-Màu sắc thơ cổ điển 
=> Tâm hồn nhạy cảm , yêu cảnh thiên nhiên , ung dung thưởng thức trăng đẹp đầy chất thi sĩ 
III- TỔNG KẾT
- Thể thơ tứ tuyệt 
- Sáng tác thờì kỳ đầu đầy gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Pháp 
- Hình ảnh thơ đẹp mang màu sắc cổ điển 
- Tình yêu thiên nhiên , tâm hồn nhạy cảm , lòng yêu nước thiết tha của Bác 
*HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố + dặn dò 
 - Em cảm nhận từ con người Bác điều gì ? 
- Học thuộc lòng hai bài thơ , pt nội dung nghệ thuật 
- Chuẩn bị Kiểm tra tiếng Việt 
 + Xem nội dung bài học 
 +Xem kĩ bài tập 
 + Biết cách viết đoạn văn
HS 
TUẦN : 12 – TIẾT : 46	 Ngày soạn 
 Ngày dạy 
 KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 
 A- M ục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh : Củng cố kiến thức về các từ loại đã học : Từ ghép , từ láy ,từ Hán Việt , đại từ , quan hệ từ , từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa , từ đồng âm .
 B_ Chuẩn bị :
Thầy : đề , đáp án 
Trò : Ôn tập 
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động thầy 
 Hoạt động trò 
 Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động 
Ổn định 
Thu nộp tài liệu 
 - Lớp trưởng báo cáo 
 - Nộp tài liệu
HOẠT ĐỘNG 2 : Phát đề và coi kiểm tra
Phát đề cho học sinh 
Theo dõi nhắc nhở học sinh làm bài 
Thu bài
_ Nhận đề 
-Nghiêm túc làm bài 
HOẠT ĐỘNG 3: Dặn dò
 Xem trứoc bài “ thành ngữ’’
Nghe –ghi nhận 
 Đề kiểm tra
 I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất mỗi câu 0,4điểm
câu 1: “ Chia ly’’ , “Chia tay’’là cặp từ :
 a)Đồng nghĩa c) Đồng âm 
 b) Trái nghĩa d) Hán việt
Câu2: Từ trái nghĩa với ăn yếu là 
 a) Aên mạnh c)Aên nhiều
 b)Aên khỏe d) Aên ngon
 Câu 3 : Câu “ Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn lại vấn đề ấy ’’có sử dụng 
 a) Từ đồng nghĩa c) Từ đồng âm 
 b)Từ trái nghĩa d) Từ nhiều nghĩa 
Câu 4: Từ nào là từ ghép ?
 a) Hổn hển c) Nức nở 
 b) Quằn quại d) Cô giáo 
Câu 5: Đại từ nào không phải là đại từ dùng để hỏi về không gian ?
 a) Khi nào . c) Nơi đâu 
 b) Ở đâu . d) Chổ nào 
Câu 6: Các từ : ầm ầm , quanh quanh , nhè nhẹ , cỏn con thuôäc từ loại
 a) Láy bộ phận c) Không phải là từ láy
 b) Láy toàn bộ d) từ ghép 
Câu 7: Từ nào là từ láy ?
a) Thanh nhã c) Phảng phất 
b) Trắng thơm d) Trong sạch 
Câu 8: Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để 
 a) Tạo sắc thái tao nhã 
 b) Tạo sắc thái cổ 
 c) Tạo sắc thái tôn trọng , thái độ tôn kính
d) Tất cả điều đúng 
 Câu 9: Từ nào là đại từ trong các câu ca dao sau?
 “ Ai đi đâu đó hỡi ai 
 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ’’
a) Ai b) Mai c) Trúc d) Nhớ
Câu 10: Những từ “ cổng trường , mùa hè , bà ngoại ,”là loại từ ghép nào ?
a) Từ ghép đẳng lập b) Từ ghép chính phụ
 II PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
 Câu1: Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây .Đặt câu với quan hệ từ đó (2điểm)
Tuy 
Sở dĩ ..
 Câu 2:Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa kể ra ?( 2 điểm )
 Câu 3: Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ? Tìm hai thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? (2 điểm )
	ĐÁP ÁN
 I – PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
a
b
c
d
a
b
c
d
a
b
 II PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm )
 Câu 1: - Tuy ..nhưng 
 -Sở vdĩ .là vì
 Câu 2,3 dựa vào kiến thức đã học để trả lời 
TUẦN 12 – Tiết 47 Ngày soạn 
 Ngày dạy :
 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
 A- M ục tiêucần đạt :
 Gíup hs nhận ra những ưu điểm , mặc hạn chế trong bài viết , biết cách sửa sai rút kinh nghiệm cho bài viết số 3
B – chuẩn bị 
 GV : Chấm bài , sửa bài , bài văn mẫu ( bài hs đạt điểm cao)
 HS : Ôn lại cách làm văn biểu cảm .
C – Tiến trình lên lớp :
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò 
Nội dung bài 
Hoạt động 1: Khởi động 
Ổn định : Kiểm diện , trật tự 
Giớ thiệu : 
 - Neu tầm quan trọng của tiết trả bài và chép tựa bài lên bảng 
- Lớp trưởng báo cáo 
Nghe
Đề : Loài cây em yêu
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đề 
- Nhắc lại đề bài 
-Đối tượng biểu cảm ?
-Tình cảm thể hiện ?
 Gv phát bài
 GV đánh giá chung những mặt đạt được và chưa đạt của hs
GV đọc một vài bài tốtvà một vài bài chưa đạt 
- Loài cây em yêu .
 - Một loài cây cụ thể .
 - Sự yêu thích đối với cây.
 HS sinh nhận bài 
HS nghe
HS nghe rút kinh nghiệm 
 Hoạt độâng 3 : Củng cố –dặn dò 
 Xem trước bài thành ngữ
 + Trả lời các câu hỏi trong bài 
Tuần 12 – Tiết 48 Ngày soạn : 
 Tiếng Việt Ngày dạy :
 THÀNH NGỮ
 A- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
Hiểu được thành ngữ là gì . Những ý nghĩa mà thành ngữ mang lại .
Nắm được cách sử dụng thành ngữ trong giao tiếp , hiểu tác dụng của thành ngữ .
B – Chuẩn bị :
 Giáo viên: Bảng phụ
 Học sinh : Xem bài trước 
C – Tiến trình dạy và học 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
 Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Kiểm diện , trật tự 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 * Giới thiệu bài : Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày , nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên không cố ý nhưng ngược lại nó đã tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt . D0ể hiểu rõ về thành ngữ với những đặc điểm của nó , chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay
Lớp trưởng báo cáo
Lắng nghe
 * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
 GV treo bảng phụ :
 “Lên thác xuống ghềnh’’
(?) Em hiểu lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì? 
(?) Có thể thay thế 1 vài từ trong cụm này được không ? Chẳng hạn như: Lên núi xuống ghềnh,Lên thác xuống suối? Tại sao?
(?) Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không ? vì sao?
(?) Từ nhận xét trên , ta rút ra đặc điểm gì về cấu tạo của thành ngữ ?
(?) Nghĩa cụm từ thể hiện ra sao? 
(?) Cụm từ ấy gọi là thành ngữ . Vậy thành ngữ là gì ? 
 GV chốt ghi bảng 
 *Lưu ý:Tuy nhiên cũng có một số trường hợptrong sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít về kết cấu của thành ngữ 
 VD : Sống để dạ chết mang theo 
Sống để dạ chết chôn theo
GV treo bảng phụ 
 * Nhóm 1: 
 + Tham sống sợ chết 
 + Bùn lầy nước động 
+Mưa to gió lớn 
+Mẹ góa con coi 
+Năm châu bốn bể 
* Nhóm 2
+ Lên thác xuống ghềnh ( ẩn dụ)
+ Lòng lang dạ thú (hoán dụ )
+Rán sành ra mở (nói quá )
+Nhanh như chớp (so sánh )
+Khẩu phật tâm xà (hoán dụ )
(?) Em hiểu gì vế ý nghĩa của thành ngữ trong hai nhóm trên?
(?) Cách hiểu nghĩa của hai nhóm này có giống hay khác nhau ? 
Phần lớn thành ngữ manng nghĩa hàm ẩn 
(?) Em hãy nói theo hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ? 
GV gọi hs đọc to ghi nhớ 
* GV GỌi hs đọc vd SGK 
(?) Xác định vai trò ngữ pháp của hai thành ngữ : 
+ Bảy nổi ba chìm.
+Tắt lửa tối đèn.
(?) Hãy phân tích cái hay của những thành ngữ trên? 
Gv gợi ý
(?) Hãy thay thành ngữ bằng cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh ?
- Hs đọc ví dụ 143
 - Cá nhân : gian nan , vất vả , cực khổ 
- không được . Bởi nghĩa có thể thay đổi ( lỏng lẻo, nhạt nhẽo)
- Không oán đổi được vì đây là trật tự cố định .
-Cấu tạo cố định chặt chẽ 
-Cụm từ thể hiện một ý nghĩa trọn vẹn 
- HS rút ra kết luận.
 Nghe 
Nghe 
 * Nhóm 1: Hiểu trực tiếp (nghĩa đen )
* Nhóm 2: Hiểu theo nghĩa hàm ngôn ( nghĩa bóng )
HS 
HS đọc ghi nhớ 
HS đọc 
+ Bảy nổi ba chìm ->vị ngữ
+Tắt lửa tối đèn -> phụ ngữ cho danh từ khi
* thay :+ Ba chìm bảy nổi-> lonng đong ,phiêu bạc
+ Tắt lửa tối đèn-> khó khăn , hoạn nạn .
I- Thế nào là thành ngữ 
1- Định nghĩa:
 Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
VD : Mưa to gió lớn .
2- Nghĩa của thành ngữ :
 - Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen 
- Nhưng thường thông qua phép chuyển nghĩa như : ẩn dụ , so sánh , 
 VD : Lòng lang dạ thú 
II- Sử dụng thành ngữ
-Làm chủ ngữ ,vị ngữ trong câu.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc , có tính hình tượng , tính biểu càm cao
Hoạt động 3:Luyện tập
BÀi tập 1 GV hướng dẫn hs cách làm
Bài tập 2: GV hướng dẫn 
Bài tập 3 : gọi HS đọc 
HS nghe gv hướng dẫn 
Hs đọc 
III Luyện tập 
 + Bài tập 1/145 Giải thích thành ngữ
a- sơn hào hải vị:thức ăn quí lấy ở núi , ở biển
b-khỏe như voi :rất khỏe
c- Da mồi tóc sương : màu da đốm màn đồi mồi,tóc bạc-> chỉ người già
d-tứ cố vô thân : không có họ hàng gần gũi
+ Bài tập 2/145 HS tự làm
 -Lời ăn tiếng nói 
-Một nắng hai sương 
-Ngày lành tháng tốt 
-No cơm ấm áo 
-Bách chiến bách thắng 
-Sinh cơ lập nghiệp	
*Hoạt động 4:Củng cố – dặn dò 
(?) Thành ngữ và tục ngữ khác nhau ntn?
Soạn bài : Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
 + Đọc văn bản SGK 
 +Trả lời câu a,b trang 147
 + Nghiên cứu và chọn văn bản thực hiện theo luyện tập 1,2SGK
+ Thành ngữ : phản ánh một hiện tượng trong đời sống 
+ Tục ngữ: Có ý khuyên răn và đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 7-TUAN 12.doc