Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh )

Giúp HS :

 -Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ.

 -Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên bình dị của tác giả.

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
Tiết 53 , 54 : Tiếng gà trưa.
Tiết: 55 Điệp ngữ.
Tiết 56 : Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Tuần :14 Tiết :53 , 54
TIẾNG GÀ TRƯA
 ( Xuân Quỳnh )
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày dạy:9/11/2009 – 14/11/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	-Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ.
	-Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên bình dị của tác giả.
B. Chuẩn bị:
 * Thầy: -Soạn bài,tham khảo tài liệu có liên quan,tranh vẽ minh họa bài thơ tiếng gà trưa, ảnh tác giả.
 -Viết bài thơ và ghi nhớ vào bảng phụ.
 * Trò: -Đọc văn bản ; Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định:Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bài thơ : “Cảnh khuya” nêu nội dung chính và nghệ thuật . 
-Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh ? Qua bài thơ em hiểu được tính cách và tình cảm của Bác như thế nào ?
- Gv gọi bạn nhận xét ,giáo viên cho điểm.
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: là người việt nam có lẽ ai cũng biết “ Tranh đông hồ gà lợn nét tươi trong 
Màu dân tộc sáng bừng trang giấy điệp”với hình ảnh bình dị ,mộc mạc thân quen đã đi vào lòng người qua nhiều thế hệ .Song song đó trong chúng ta chắc có lẽ ai cũng cảm nhận sự thân thuộc của âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ . Theo âm thanh ấy Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về những kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm nhận được trái tim trân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ :”Tiếng gà trưa”.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1 : Tìm hiểu chung.
* GV cho HS đọc chú thích SGK/150.
-Hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả ?
Giáo viên treo tranh tác giả và bổ sung thêm về tác giả .
-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
* GV cho học sinh đọc văn bản. 
-Hướng dẫn HS đọc : Giọng trầm lắng bồi hồi, giàu cảm xúc, chú ý những từ lặp lại nhiều lần.
GV : Bài thơ này viết theo thể thơ ngũ ngôn. Thể thơ ngũ ngôn của Việt Nam được viết từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và Vè dân gian có nhiều khổ (Mổi khổ 5 câu ) vần liền ở câu 2,3 cuối câu 4,5.
HĐ2: tìm hiểu bố cục .
- Bài thơ được chia bố cục như thế nào ?Yù chính mỗi phần ?
Hoạt động 3: tìm hiểu đoạn 1
Treo bảng phụ khổ 1 
(kèm tranh vẽ minh họa)
 -Tiếng gà vang lên trong hoàn cảnh nào ?
-Tại sao trong rất nhiều âm thanh tiếng gà trưa lại làm xao động tâm trí con người ?
-Đường hành quân xa là đường ra trận .Với người ra trận tiếng gà trưa gợi những cảm giác nào ?
-Từ nào được lặp lại trong khổ thơ này ?sự lăäp lại nhiều lần có tác dụng gì ?
Chốt : Với người ra trận tiếng gà trưa đã gợi nên những cảm giác khác nhau ,chỉ rõ thứ tự chuyển đổi cảm giác đó ?
Bình :như thế nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà nghe bằng cả cảm xúc tâm hồn .Vậy con người đó có tình cảm như thế nào với quê?
Giáo viên củng cố tiết 1
Như vậy tình cảm nào được đành thức từ âm vang tiếng gà trưa ở khổ 1 ?
Chuyển ý : Trong xóm làng yêu mến ấy có tình cảm ấm áp thân thương của người bà (kết hợp giới thiệu tranh vẽ) mà ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau .
Hoạt động 5 :tìm hiểu đoạn 5
Chuyển tiết 52
Gọi học sinh đọc đoạn 2
-Tiếng gà trưa gợi lại kỉ niệm giữa ai với ai ?
-Đó là những kỉ niệm gì ?
-Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em suy nghĩ gì ?
-Giảng: Xuân Quỳnh vốn mồ côi mẹ từ nhỏ ,cha thường đi xa ,chị em cô sống với bà được bà chăm sóc từ nhỏ nên tình thương ấy càng rộng lớn hơn .
-Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng có ý nghĩa gì ?
Tại sao bà lo lắng ?
-Điều bà lo lắng có ý nghĩa ra sao ?
Chốt :Vậy người bà hiện lên với những đức tính nào ?
( giáo viên cho học sinh xem tranh )
-Niềm vui có áo mới gợi cho em liên tưởng gì ?
Bình : Những chắt chiu của bà là những niềm vui tuổi thơ ,tình bà cháu biểu hiện trong cử chỉ lời nói ,cảm xúc bình thường ,nó trở thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn cháu .
-Tại sao đó là tình cảm không phai ?
Hoạt động 6 :tìm hiểu đoạn cuối.
Gọi học sinh đọc đoạn cuối 
-Tiếng gà trưa gợi những suy nghĩ gì ?
-Tại sao nói tiếng gà trưa mang hạnh phúc ?
Chốt : Vậy thì trong giấc ngủ ,cháu mơ thấy điều gì ?
-Từ ‘’vì” được lặp lại có ý nghĩa gì ?
Giảng tổng kết bài :Ổ trứng và tiếng gà luôn là tiếng ngân trong lòng của người chiến sĩ .tình yêu tổ quốc ,yêu xóm làng yêu bà ,tiếng gà ,ổ trứng càng trở nên sâu sắc .
Hoạt động 7 :Tổng kết 
-Nhận xét thể thơ ?
-Tình cả nào được bộc lộ ?
-Bài thơ khiến ta xúc động là nhờ điều gì ?
-Nét độc đáo của bài thơ ?
Hoạt động 8 : Củng cố 
-Tiếng gà trưa lặp lại nhiều lần ở vị trí ấy có tác dụng gì ?
- Học sinh đọc .
- Xuân Quỳnh (1942-1988) ,Tỉnh Hà Tây . là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại , Thơ có tình cảm gần gũi , bình dị , biểu lộ tình cảm chân thành và tha thiết.
-Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” .
- Học sinh đọc .
-Nhận xét cách đọc.
Thảo luận nhóm 4 phút
-Phần 1: khổ 1->Tiếng gà trưa gợi lên kí ức tuổi thơ.
-Phần 2: khổ 2,3,4,5->Tiếng gà trưa gợi kỉ niệm tuổi thơ.
-Phần 3 : khổ 6,7 :tiếng gà trưa gợi niềm suy ngẫm.
-Khi đang hành quân,buổi trưa bên xóm nhỏ .
-Tiếng gà là âm thanh quen thuộc ở quê; tạo niềm vui cho người nông dân cần cù chắt chiu ;gợi lại kỉ niệm tuổi thơ .
+nghe xao động nắng trưa
+nghe bàn chân đỡ mỏi
+nghe gọi về tuổi thơ.
-Từ “nghe” được lặp lại nhiều lần ->nhấn mạnh sức lay động từ tiếng gà .
-Từ thính giác ->thị giác-> xúc giác ->cảm xúc tâm hồn.
-Yêu làng xóm quê hương tha thiết 
-Tình yêu làng xóm quê hương .
-Lắng nghe.
-đọc đoạn 2
-đó là kỉ niệm giữa bà và cháu .
+kỉ niệm lời bà mắng 
+cách bà chăm sóc trứng 
+nỗi lo của bà 
+niềm vui của cháu 
-tình yêu thương của bà
-lắng nghe
-sự chịu thương chịu khó với nhiều lo toan vất vả .
-lo đàn gà bệnh chết .
-bởi đó là tài sản của bà ,là tình thương của bà dành dụm cho cháu có bộ quần áo mới .
-cá nhân tự nêu qua những ý phân tích 
-quan sát tranh
->tuổi thơ rất thích quà ,món quà quê nghèo càng ý nghĩa biết bao khi thấu hiểu tình thương ,sự hi sinh của bà cho cháu .
=> bản thân hs cũng thế .
-lắng nghe
-bởi đó là tình cảm ấm áp ruột thịt ,tình cảm gia đình,tình quê hương là cội nguồn của mỗi con người .
Đọc đoạn cuối
-suy nghĩ về hạnh phúc ,về lí tưởng chiến đấu .
Hs thảo luận 3p theo bàn
+đó là biểu hiện cuộc sống bình yên no ấm
+gợi bao tình yêu thương 
+âm thanh bình dị mà gắn bó thân thuộc.
-Mơ thấy điều tốt lành ,niềm vui và hạnh phúc .
-khẳng định niềm tin chân thật và chắn chắn về mục đích chiến đấu cao cả nhưng rất bình thường .
Lắng nghe
-thể ngũ ngôn ,lời thơ nhẹ nhàng cảm xúc sâu lắng dạt dào yêu thương .
-tình yêu loài vật nhất là tình thương bà ,tình gia đình ,tình yêu quê hương đất nước .
-đó là tình cảm chân thật ,thắm thiết ,hình ảnh cụ thể .
-phép điệp ngữ khẳng định tình cảm của tác giả với bà ,với kỉ niệm làng xóm quê hương .
-giống như điệp khúc dội vào lòng tác giả những đợt sóng tình cảm dâng trào từ các kỉ niệm qua mạch cảm xúc từ tiếng gà trưa
I/Tìm hiểu chung :
 1)Tác giả : Xuân Quỳnh (1942-1988) ,quê ở làng La Khê , Tỉnh Hà Tây , là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đạiViệt Nam
 -Thơ bà có tình cảm gần gũi , bình dị , biểu lộ tình cảm chân thành và tha thiết.
 2)Xuất xứ : Trích trong tập : “Hoa dọc chiến hào”
 3) Thể thơ : Thể thơ 5 tiếng.
4)Bố cục :
-Gồm 3 phần
II/Phân tích 
 1) Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê .
-Hoàn cảnh :trưavắng,yên tĩnh.
-Tiếng gà âm thanh quen thuộc, gắn bó thiết tha với con người ,gợi lại kỉ niệm tuổi thơ .
-Điệp từ nghe nhấn mạnh tác động từ tiếng gà trưa với cảm xúc lay động lòng người .
=> Tình yêu làng xóm quê hương thắm thiết.
2)Tiếng gà trưa khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ.
-Kỉ niệm về tình bà cháu : nỗi lo của bà ,niềm vui của cháu .
-Tình yêu thương chăm sóc bà 
-Điệp từ như điệp khúc trỗi lên trong tâm hồn cháu 
=>tình cảm ấp ám ,thân thương ,cội nguồn của mỗi con người.
3) Những suy tư từ tiếng gà trưa 
-Suy tư về hạnh phúc 
-Suy tư về lí tưởng chiến đấu.
-Điệp từ “vì “khẳng định chân lí ,niềm tin vào mục đích chiến đấu . 
III)Tổng kết 
1)Nội dung
Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm đẹp tuổi thơ và tình bà cháu ,tình cảm gia đình càng làm tình quê sâu sắc .
2)Nghệ thuật :
Thể thơ 5 chữ ,tình cảm tự nhiên ,hình ảnh bình dị ,phép điệp ngữ gây cảm xúc cao.
Dặn dò : -Học thuộc lòng đoạn thơ mà em thích
 -Nắm vững nội dung và nghệ thuật thơ
-Chuẩn bị tiết 53: Điệp ngữ
 + Xem lại điệp ngữ của bài thơ .
 + Đọc trả lời câu hỏi và bài tập.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :14 Tiết :55
ĐIỆP NGỮ
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày dạy:9/11/2009 – 14/11/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ, giáo án , văn bản , các ví dụ.
* Trò: Nghiên cứu và soạn bài trước .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định :Kiểm diện, trật tự.
2. Bài cũ:
-Thế nào là thành ngữ ? Đọc một thành ngữ mà em biết và ý nghĩa của thành ngữ đó ?
-Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ? Cho ví dụ một câu có sử dụng thành ngữ ? Và vai trò ngữ pháp của thành ngữ đó ?
3.Bài mới :
-Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, ta sẻ bắt gặp một số văn bản có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý , một mục đích nào đấy.Điều đó sẽ gây cho ta sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của những tác phẩm ấy. Đó cũng là nội dung bài học mà thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu điệp ngữ và tác dụng của nó.
-Gv cho HS đọc lại khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ “Tiếng gà trưa”
 “Trên đường hành quân xa ..............................................
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Cháu chiến đấuhôm nay
......................................
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
-Qua hai khổ thơ trên từ nào được lặp đi lặp lại ?
Gv đưa thêm ví dụ :
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu!”
Chốt :cách lặp lại nhiều lần gọi làphép điệp ngữ .Vậy điệp ngữ là gì ?
Bổ sung thêm lặp cả câu 
->ghi bảng khái niệm
- Những từ lặp đi lặp lại ở câu 1 như thế nhằm mục đích gì?
* Nếu như trong bài viết của các em có nhiều từ ngữ được lặp lại thì có phải là phép điệp ngữ không ?
GV cho học sinh làm bài tập 3a để các em thấy rằng việc lặp lại một số từ không cần thiết sẻ làm cho câu văn rườm rà, không mang giá trị nào cả.
- Học sinh đọc .
-Từ “nghe” và từ “vì”.
-tre ,giữ,anh hùng.
->nhớ kiến thức vừa tìm hiểu trả lời.
+”vì” khẳng định lí tưởng chiến đấu .
+ “nghe”nhấn mạnh sự trỗi dậy cảm xúc từ tiếng gà trưa .
+ “tiếng gà trưa “như điệp khúc vang lên trong tâm trí .
+Tre đã cùng gắn bó với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
=>làm nổi bật ý ,gây cảm xúc mạnh.
-Không hay , vì đó không đó
không phải là điễp ngữ mà đó là lặp từ. - Việc lặp lại từ ngữ không có tác dụng biểu cảm 
- Học sinh nghe.
I)Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ : 
1) Định nghĩa 
-Điệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại một từ (cụm từ ,cả câu ).
Ví dụ :”Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
2)Tác dụng 
 Điệp ngữ làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
.Hoạt động 2:Các dạng điệp ngữ 
-Gv cho HS thảo luận nhóm bằng phiếu học tập,sau đó trình bày ở bảng 
Vd1 : “Anh đã đi tìm em rất lâu , rất lâu.
..............................................
Thương em , thương em , thương em biết mấy ” ( Phạm Tiến Duật)
Vd2 : “ Cháu chiến đấu hôn nay 
..............................................
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Vd3:” Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
..............................................
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai “
- Vậy điệp ngữ có những dạng nào ?
Vd1: Điệp ngữ nối tiếp
.
-Vd2:Điệp ngữ cách quãng .
-Vd3:Điệp ngữ chuyển tiếp.(điệp ngữ vòng)
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng , điệp ngữ nối tiếp , điệp ngữ chuyễn tiếp.
II) Các dạng điệp ngữ .
Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng , điệp ngữ nối tiếp , điệp ngữ chuyễn tiếp.
HĐ3 : Củng cố (bài tập nhanh )
Luyệp tập 
BT1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1. (thảo luận nhóm)
-Gv nhận xét kết luận.
BT 2: -Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2. (thảo luận nhóm)
-Gv nhận xét kết luận.
BT 4. Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 4. ( Gv hướng dẫn và cho HSthảo luận nhóm)
(về nhà làm lại)
-Thực hiện bài tập củng cố 
-Đọc và thảo luận sau đó trình bày cho cho các nhóm khác góp ý .
-Đọc và thảo luận sau đó trình bày cho cho các nhóm khác góp ý .
- Học sinh về nhà làm bài tập theo hướng dẫn
III)Luyện tập :
BT1: Các điệp ngữ :
a)-“Một dân tộc đã gan góc.”
-“Năm nay.”
-“Dân tộc đó phải được”.
Þ nhấn mạnh chân lí độc lập tự do của dân tộc 
Việt Nam.
b) “đi cấy”
Þnhấn mạnh công việc làm.
-“trông”
Þnhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.
BT2:Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ.
”xa nhau” :điệp ngữ cách quãng.
-“một giất mơ” : điệp ngữ nối tiếp.
-.
Dặn dò 
-Về nhà làm lại các bài tập 
 -Soạn bài : Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. (Chuẩn bị thật kỉ)
 + Làm trước hai đề văn SGK.
 + Luyện noí 
Tuần :14 Tiết :56
LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày dạy:9/11/2009 – 14/11/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	-Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	-Luyện kĩ năng nói phát biểu trước tập thể lớp, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Soạn giáo án , tham khảo tài liệu có liên quan .
Dự kiến tích hợp 2 văn bản :”Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”
* Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu của bài .
C.Phương pháp 
Đàm thoại –thực hành nói ,nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định: Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài cũ :
-Bài phát biểu cảm nghĩ có bố cục như thế nào? Nội dung của mỗi phần ?
-Gv nhận xét cho điểm .
3.Bài mới:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1 : Củng cố kiến thức.
- Yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào ?
- Trong bài văn biểu cảm, yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào ? 
HĐ 2 : Hình thành kiến thức
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
Gv ghi đề bài SGK/154 lên bảng. Phát biểu cảm nghĩ về 1 trong 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của HCM .
* GV chia4 nhóm để phát biểu. Dàn ý đã soạn ghi sẵn ở bảng phụ.
-Gv nhận xét, biểu dương các nhómthực hiện tốt, động viên các em nhắc nhở về cách nói.
* GV Dán dàn bài lên bảng cho học sinh quan sát đối chiếu .
Hoạt đôïng 2: Tổ chức luyện nói.
* Gv lần lượt cho một nhóm lên trình bày – các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận và nhận xét.
* GV chú ý :
- Khi học sinh lên trình bày GV cần quan tâm :
+ Hình thức : cách trình bày các động tác , lời nói trôi chãy, lưu lót 
+ Nội dung : Bài văn có bố cục ba phần: phần mở bài , thân bài, kết bài.
 Làm nổi bật nội dung và nghệ thuật.
- Khi học sinh trình bày xong , GV cho các nhóm nhận xét bạn của mình , GV ghi nhận , sau đó đóng góp ý kiến cho các em.
Củng cố:
*Nhắc lại dàn bài chung của một bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
*Về tập viết thành một bài hoàn chỉnh.
- Yếu tố biểu cảm có vai trò quyết định trong bài văn .
- Có vai trò quan trọng nhưng không quyết định mà chỉ là yếu tố phụ làm cho bài văn hay hơn .
- Học sinh ghi nhận các bài và quan sát
- Học sinh chia 4 nhóm.
- HoÏc sinh ghi nhận .
-Đối chiếu phần nói với dàn ý ở bảng phụ xem có khớp với nhau không.
- Học sinh chuẩn bị trình bày.
-Đại diện nhóm lên phát biểu trước lớp. Các nhóm khác chú ý nghe và nhận xét. Lần lượt các nhóm .
-lắng nghe
- Học sinh quan sát bạn trình bày, ghi nhận góp ý cho bạn.
-lắng nghe và trả lời 
1) Đề bài ;1
Phát biểu cảm nghĩ về 1 trong 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của HCM
2) Dàn bài chung :
a/MB:
( Giới thiệubài) Bài thơ “Cảnh Khuya” được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là một bài thơ hay của Bác đã được tìm hiểu trong một tiết học văn.
b/TB:
-Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi ra.
+Cảnh đêm trăng được diễn tả thật sinh động qua phép so sánh, tự gợi tả Úsự yêu thích thiên nhiên.
+Yêu quí trân trọng biết ơn trước sự hi sinh cao cả của Bác. Hiểu được tấm lòng của Bác luôn lo nghĩ cho đất nước cho nhân dân.
c/KB:
-Tình cảm của em đối với bài thơ. Bài thơ cho ta thấy Bác là một nhà cách mạng, một nhà thơ, một chiến sĩ, một thi sĩ đáng kính. Học được ở Bác tinh thần lạc quan yêu đời luôn cống hiến cho dân tộc .
Dặn dò :
- Soạn bài : Một thứ quà của lúa non : Cốm.
+ Đọc văn bản .
+ Trả lời câu hỏi SGK.-
 Kiểm tra bài cũ : Tiếng gà trưa.	
 Ngày tháng ..năm 2009
 Duyệt của TBM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 (2).doc