Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (Tiếp theo)

 Giúp HS :

 -Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ.

 -Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên bình dị của tác giả.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: -Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1094Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 14 Ngày soạn: 03/11/2009
 Tiết : 53,54 Ngày dạy: 09-14/11/2009
 TIẾNG GÀ TRƯA _ Xuân Quỳnh _
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	-Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ.
	-Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên bình dị của tác giả.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: -Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan.
	-Viết bài thơ và ghi nhớ vào bảng phụ.
	-Aûnh : Người bà.
	-Dự kiến tích hợp : TV : Điệp ngữ.
* Trò: -Đọc văn bản ; Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Đọc thuộc lòng hai bài thơ : “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh ? Qua hai bài thơ chúng ta hiểu được tính cách và tình cảm của Bác như thế nào ?
* Giới thiệu bài: Tiếng gà trưa: âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ . Theo âm thanh ấy Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về những kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm nhận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ :”Tiếng gà trưa”.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu chung về VB:
Gọi HS đọc chú thích SGK/150.
 Em biết như thế nào về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”?
-GV : Bài thơ này viết theo thể thơ ngũ ngôn. Thể thơ ngũ ngôn của Việt Nam được viết từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và Vè dân gian có nhiều khổ (Mổi khổ 5 câu ) vần liền ở câu 2,3 cuối câu 4,5.
-Hướng dẫn HS đọc : Giọng trầm lắng bồi hồi, giàu cảm xúc, chú ý những từ lặp lại nhiều lần.
-Gọi HS đọc.
-Nhận xét cách đọc.
- Bài thơ được chia bố cục như thế nào ?
HĐ2:Tìm hiểu Kỉ niệm thời thơ ấu:
- Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sỉ, những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ ?
-Qua những kỉ niệm trên đã gợi lại tình cảm ra sao của người cháu đối với bà.
-Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ , in đậm hình ảnh người bà và tình bà cháu. Em hãy phân tích hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu có nét nào nổi bật ?
-Chúng ta thấy được điều gì từ những kỉ niệm của tác giả ?
-Chuyển ý : Tuổi thơ của tác giả có những kỉ niệm và tình cảm đẹp. Còn lúc trưởng thành thì sao ? Chúng ta sang phần hai.
HĐ3:Tìm hiểu Lúc trưởng thành :
-Cho HS đọc hai khổ thơ cuối.
(?)Hãy cho biết hai khổ thơ này nói lên điều gì ?
-Gv giáo dục lòng ghép cho học sinh : Thể hiện tinh thần yêu nước từ những việc làm nhỏ và tình cảm gia đình nới rộng ra là tình yêu làng xóm, yêu Tổ quốc.
HĐ 4:Tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm
-GV chú ý cho học sinh câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần đây là một nghệ thuật làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh,Nó giống như một sợi dây liên kết nhựng hình ảnh, điểm nhịp dòng cảm xúc cho nhân vật trữ tình.(Tìm hiểu ở bài Điệp ngữ )
- Cách diễn đạt tình cảm và hình ảnh như thế nào ?
HĐ 5: Tổng kết VB
- Cách diễn đạt tình cảm và hình ảnh như thế nào ?
-Em có nhận xét gì về tình bà cháu trong bài thơ ? Từ tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình cảm nào nữa ?
-Nghệ thuật ?
-HS đọc.
-HS trả lời chú thích SGK
HS thảo luận trả lời.
- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm thơ dại tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắc chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
-Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới.
Biểu lộ tâm hồn trong sáng hồn nhiên, tình cảm trân trọng yêu quí đối với bà của đứa cháu.
-Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo.
+Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu.
+Dạy bảo,nhắc nhở cháu,ngay cả những khi trách mắng thì cũng là vì yêu thương.
-HS đọc.
HS thảo luận trả lời:
-Mơ ước tuổi thơ đi vào giấc ngủ,trở thành kỉ niệm ấm lòng và thiêng liêng.
-Tình cảm yêu bà yêu gia đình, yêu quê hương tổ quốc " Mục đích chiến đấu của cháu.
-HS nghe.
-Trả lời :ghi nhớ SGK/Tr 151.
I/Tìm hiểu chung :
1)Tác giả:
Xuân Quỳnh(1942-1988)là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
2)Tác phẩm:
- Xuất xứ: Bài thơ “Tiếng gà trưa” trích trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”(1986).
- Thể thơ: Thể thơ 5 tiếng.( ngũ ngôn trường thiên)
3)Bố cục :
-Khổ 1:Tiếng gà trưa gợi lên kí ức tuổi thơ.
-Khổ 2: Kỉ niệm về những con gà.
-Khổ : 3,4,5,6 :Kỉ niệm về người bà.
-Khổ 7,8 :Mơ ước tuổi thơ-hiện tại của người chiến sỉ.
II/Phân tích :
 1)Kỉ niệm thời thơ ấu:
“Tiếng gà trưa.
...........................................
Đi qua nghe sột soạt”
- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm thơ dại tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắc chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
-Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới.
"Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ về tình bà cháu 
2) Lúc trưởng thành :
“Tiếng gà trưa 
...........................................
Ổ trứng hồng tuổi thơ “
-Mơ ước tuổi thơ đi vào giấc ngủ,trở thành kỉ niệm ấm lòng và thiêng liêng.
-Tình cảm yêu bà yêu gia đình, yêu quê hương tổ quốc " Mục đích chiến đấu của cháu.
"Tình cảm yêu thương kính trọng biết ơn bà đã khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương đất nước.
3) Nghệ thuật :
Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.
III/ Tổng kết :
Ghi nhớ SGK/Tr 151.
*Củng cố:
- Cách diễn đạt tình cảm và hình ảnh như thế nào ?
-Em có nhận xét gì về tình bà cháu trong bài thơ ? Từ tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình cảm nào nữa ?
-Nghệ thuật của bài thơ?
*Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ. Học nội dung bài.
- soạn trước bài Điệp ngữ. Trả lời các câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53-54.doc