Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

 Giúp HS nắm được:

- Những kinh nghiệm được nhân dân đúc kết và vận dụng vào đời sống từ các hiện tượng tự nhiên và lao động sản xuất.

- Giáo dục ý thức lao động, học tập.

- Rèn luyện cách diễn đạt: ngắn gọn, dễ hiểu.

B. CHUẨN BỊ:

- HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

- GV: Soạn bài.

 

doc 136 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19:
Tiết 73:
S:12/1
G: 4/16/1/08
Văn bản:
tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS nắm được:
- Những kinh nghiệm được nhân dân đúc kết và vận dụng vào đời sống từ các hiện tượng tự nhiên và lao động sản xuất.
- Giáo dục ý thức lao động, học tập.
- Rèn luyện cách diễn đạt: ngắn gọn, dễ hiểu.
B. Chuẩn bị:
- HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
- GV: Soạn bài.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Ca dao là gì?
- Biện pháp tu từ thường thấy trong ca dao?
3. Bài mới:
- Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
- GVHDHS đọc.
- Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ?
* GVHDHS phân tích từng câu theo câu hỏi sau:
- Nghĩa của câu tục ngữ ?
- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
- GV: Đó là đặc điểm của tục ngữ, ngày nay chúng ta đã giải thích được.
- Cách diễn đạt của câu tục ngữ này có gì đặc biệt. Tác dụng.
- Có thể áp dụng kinh nghiệm vào cuộc sống ?
- Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
- Câu 2 nhận xét về hiện tượng gì ?
- So với câu 1, nghệ thuật có gì giống và khác nhau ?
- Vì sao người Việt Nam lại rất quan tâm đến thời tiết nắng mưa ?
- GVHDHS tìm hiểu các câu tương tự như trên.
- ý nghĩa của câu tục ngữ ?
- Biện pháp nghệ thuật ?
- Câu TN phổ biến kinh nghiệm gì ?
- Đặc điểm về hìn thức của tục ngữ ?
- Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
 Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.
 Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.
I - Giới thiệu chung:
- HS đọc chú thích * SGK trang 3.
- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói (diễn đạt một ý trọn vẹn). Là câu nói ngắn gọn, bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu, dễ nhớ, dễ lưu truyền.
- Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
- Về sử dụng: Vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống.
I. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
- HS đọc chậm rãi, rõ ràng, ngắt nhịp các vế đối, vần lưng.
2. Chú thích từ khó.
- HS đọc chú thích SGK.
3. Phân tích:
- Có thể chia các câu tục ngữ làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: câu 1,2,3,4: Tục ngữ về thiên nhiên
+ Nhóm 2: Các câu 5,6,7,8: Tục ngữ về lao động sản xuất.
a. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên
- HS đọc và trả lời:
Câu 1:
- HS đọc câu 1 và trả lời câu hỏi:
+ Theo âm lịch: Đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn. 
+ Không có cơ sở khoa học nào mà chỉ dựa vào quan sát nhiều ngày đêm, nhiều năm rồi đúc rút thành kinh nghiệm. (Thấy thế mà không giải thích được, không hiểu vì sao lại như thế).
+ Nghệ thuật đối, cách nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đẫ tối.
 - Nhấn mạnh, gây ấn tượng độc đáo, khó quên.
+ Cách sử dụng thời gian, sắp xếp công việc , giữ gìn sứa khoẻ.
Câu 2.
- HS đọc câu 2 và trả lời:
- Nhận xét về thời tiết:
+ Đêm nhiều sao: hôm sau trời nắng
 Đêm ít sao: hôm sau trời mưa. 
- Cả hai đều dùng phép đối, vần lưng.
- Cả hai đều nêu kinh nghiệm, nhưng câu 1 nêu kinh nghiệm về thời gian trong đêm hoặc ngày, còn câu 2 này dự đoán nắng, mưađểsắp xếpcôngviệc bằng cách trông sao: đoán thời tiết mưa nắng.
- Vì trồng lúa nước phụ thuộc nhiều vào mưa nắng.
Câu 3:
- Vẫn là dự báo thời tiết )bão – một hiện tượng thiên nhiên dữ dội và khủng khiếp.
- Trên trời xuất hiện ráng vàng: sắp có bão.
- Khuyên người nông dân có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu...
Câu 4.
- Kiến bò vào tháng bảy: sắp có lụt.
- Côn trùng nhạy cảm với thời tiết: trời sắp mưa kiến kéo ra để tránh nước. 
- Quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ của thiên nhiên.
b.Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm trong lao động sản xuất
Câu 5.
- Giá trị và vai trò của đất đối với người nông dân.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
Câu 6.
- Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
- Hình thức nói bằng từ Hán Việt.
- ND: so sánh hiệu quả kinh tế, thu nhập của 3 công việc.
- Công thức: VAC
Câu 7.
- Kinh nghiệm làm nghề trồng lúa nước.
- Tầm quan trọng của các yếu tố như đã sắp xếp, nhưng trong thực tế cần có sự kết hợp của cả 4 yếu tố.
Câu 8.
- Khuyên người ta làm ruộng không được quên thời vụ, cũng không được sao nhãng việc đồng áng.
4. Tổng kết.
- Ngắn gọn giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, sử dụng phép đối và vần lưng là chủ yếu.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
III. Luyện tập.
1- Đáp án: A
2. HS sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của ND ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão. lut.
4. Củng cố:
- Yêu cầu của tục ngữ?
- Nhậ xét giớ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc, hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Sưu tầm thêm các câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự
- Chuẩn bị cho tiết 74: theo nội dung SGK Tr.6
Tiết 74:
S: 12/1
G: 5/17/1/08 (7B)
 6/18/1 (7CA)
Văn và Tập làm văn:
Chương trình địa phương
(Phần Văn và Tập làm văn)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS:
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tinh thần gắn bó với địa phương và quê hương mình.
- Rền luyện ý thức khoa học: lựa chọn, sắp xếp các câu tục ngữ theo thứ tự A B C và tìm cách giả thích nội dung những câu ca dao , tục ngữ sưu tầm được.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo chương trình văn học của địa phương.
- HS: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ trong dân gian của địa phương. Theo nội dung Tr. 6
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Phân biệt TN với ca dao?
- Đọc và nêu nội dung 2 câu TN, ca dao em thuộc?
3. Bài mới:
- GVHDHS theo yêu cầu 
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về địa phương?
- Phân biệt ca dao dân ca, tục ngữ?
- Sưu tầm ở đâu?
- Cách sưu tầm?
I. Yêu cầu.
- Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương.
- Số lượng: 20 hoặc 30 câu.
II. Đối tượng sưu tầm.
Ca dao – Dân ca
- Là lời thơ của những bài dân ca
- Thiên về trữ tình
- Biểu hiện thế giới nội tâm của con người.
Tục ngữ
- Là câu nói
- Thiên về duy lí
- Diễn đạt kinh nghiệm.
- Phạm vi sử dụng trong địa phương.
- Nói về địa phương, đề cập tới: đất,
III. Nguồn sưu tầm.
- Hỏi cha mẹ người địa phương, người già, nghệ nhân, nhà văn.
- Sách báo ở địa phương.
- Bộ sưu tập vốn có phần tục ngữ, ca dao vốn có về địa phương mình.
IV. Cách sưu tầm.
- Có vở (sổ tay)
- Mỗi lần sưu tầm, chép vào
- Khi đủ số lượng thì phân loại theo thể loại
- Các câu cùng loại xếp theo thứ tự chữ cái A B C
4. Củng cố:
- Phân biệt cac dao dân ca và tục ngữ.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm khái niệm, đặc điểm tục ngữ, ca dao.
- Sưu tầm theo hướng dẫn: các câu ca dao, tục ngữ chuẩn bị cho tiết 133, 134: Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn)
- Chuẩn bị chi tiết 75, 76; Tìm hiểu chung về văn nghị luận. Tr. 7, 8, 9, 10
Tiết 75:
S: 12/1
G: 5/17/1/08 (7B)
 6/18/1 (7CA)
Tập làm văn:
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A. Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận. Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết. Nắm được những đặc điểm Chung của văn nghị luận.
- Tích hợp với Văn và Tiếng Việt.
- Rèn kỹ năng nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo để chuẩn bị hiru hơn về kiểu văn bản này.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn bài và nghiên cứu kỹ bài.
- HS chuẩn bị theo nội dung tr. 7, 8, 9, 10
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu các phương thức biểu đạt đã học?
3. Bài mới:
- Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như SGK Tr. 7 không?
- GV: Những câu hỏi ấy chính là những vấn đề trong cuộc sống khiến ta phải quan tâm giải quyết.
- Em có thể trả lời các câu hỏi ấy bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm không? Vì sao?
- Để trả lời các câu hỏi như thế, thường gặp những bài kiểu văn bản nào? (Trên đài, báo)
- Bác viết bài này nhằm mục đích gì? Viết cho ai đọc? Ai thực hiện?
- Để thực hiện mục đích ấy, người viết đưa ra những ý kiến nào?
- Tác giả có thể thực hiện mục đích bằng văn bản kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm được không? Vì sao?
- Vậy em hiểu thế nào là văn bản nghị luận?
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1. Nhu câu nghị luận.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Có.
+ Không, vì: tự sự, miêu tả mang tính cụ thể, hình ảnh, chưa có khả năng thuyết phục. Biểu cảm, đánh giá có chút lí luận, nhưng chủ yếu vẫn là biểu cảm.
+ Chỉ có văn bản nghị luận là giải quyết vấn đề thích hợp và hoàn chỉnh.
- Những bài xã luận, bình luận, thời sự, bình luận thể thao, hội thảo
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
- HS đọc văn bản T.7 và trả lời:
- Bài viết nhằm kêu gọi nhân dân chống giặc dốt (toàn quốc dân Việt Nam)
- Những ý kiến:
+ Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho người Việt Nam mù chữ, dốt nát, không tiến bộ được.
+ Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ để xây dựng đất nước.
+ Các cách học chữ quốc ngữ.
+ Đặc biệt phụ nữ cũng cần phải học.
+ Dẫn chứng
+ Tạo niềm tin
- Các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm không thể thực hiện được mục đích trên. Chỉ có văn bản nghị luận mới giải quyết được.
* Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết (nói) nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc (nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó.
- HS đọc ghi nhớ.T.9
4. Củng cố:
- Nhu cầu nghị luận?
- Thế nào là văn bản nghị luận?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm được nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiếp phần nội dung bài còn lại .
Tiết 76:
S:16/1
G: 2/21 1/ 08
Tập làm văn:
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A. Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận. Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết. Nắm được bố cục của văn bản nghị luận.
- Tích hợp với Văn và Tiếng Việt.
- Rèn kỹ năng nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo để chuẩn bị hiểu hơn về kiểu văn bản này.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn bài và nghiên cứu kỹ bài.
- HS chuẩn bị theo nội dung tr. 7, 8, 9, 10 (phần luyện tập)
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là văn bản nghị luận?
- Đặc điểm chung của văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
- GVHDHS làm bài tập.
- Đây có phải là văn nghị luận không? Vì sao?
- Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó.?
- Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào ?
- Vấn đề mà bài viết đặt ra em thấy có cần thiết trong cuộc sống không ? Em có tán thành với ý kiế ... - Giọng chung toàn bài:
 + Nhiệt tình, ngợi ca giản dị mà trạng trọng.
 + Các câu văn trong bài khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)
- Gọi 2 HS đọc:
- HS đọc sau đó GV nhận xét.
III. Đọc văn bản: “ý nghĩa văn chương”:
- Giọng chung: chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng và thiết tha.
- Hai câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương.
- Câu 3: Giọng tỉnh táo, khái quát
- Đoạn “Câu chuyện có lẽ chỉ là...gợi lòng vị tha”:
 Giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.
- HS đọc.
IV. Tổng kết.
- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận:
 Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình: 
+ Văn bản nghị luận cần trước hết là giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận.
+ Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại cách đọc của mỗi văn bản.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại cách đọc từng văn bản.
- Đọc lại thật nhiều lần các văn bản.
- Tập đọc các văn bản nghị luận khác ngoài SGK. (Tuyên ngôn độc lập)
- Chuẩn bị cho tiết 137: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Tuần 35:
Tiết 137:
S: 7/5
G: 
Chương trình địa phương
Phần tiếng việt
A. Mục tiêu:
- Giúp HS khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Rèn luyện giọng đọc cho HS.
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài
- HS: Ôn lại các qui định chính tả.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
- GVHDHS biết và nhớ một số mẹo chính tả.
- GV yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự.
- Tìm hiểu cách phân biệt L và N?
- Ví dụ?
- Ví dụ?
- Các ví dụ về mẹo này?
- GVHDHS nhớ các cách phân biệt một số phụ âm tiết.
I. Các mẹo chính tả.
1. Mẹo về dấu (Cách phân biệt hỏi và ngã)
- Trong các từ láy tiếng Vệt có quy luật bổng trầm. nghĩa là trong từ láy 2 tiếng thì hai chữ này đều là bổng hoặc trầm, chứ không có một chữ thuộc hệ bổng còn chữ kia thuộc hệ trầm.
+ Hệ bổng là: sắc, hỏi, không
+ Hệ trầm là: huyền, ngã, nặng.
 VD: chặt chẽ, chặt chịa, nhớ nhung...
- Cho nên, khi gặp một chữ mà ta không biết là dấu hỏi hay dấu ngã thì tạo một từ láy âm. Nừu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó sẽ là dấu hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng hay dấu ngã thì nó sẽ là dẫu ngã.
 VD: Hệ bổng:
+ Không – hỏi:
 Khẳng khiu, ngơ ngẩn, ngủ nghê, trong trẻo...
+ Hỏi – hỏi:
 Đủng đỉnh, lững thững, lẩn thẩn...
+ Sắc – hỏi:
 Sáng sủa, nhảm nhí, đắt đỏ, hối hả...
 VD về hệ trầm:
+ Huyền – ngã:
 Mỡ màng, não nùng, rõ ràng, bão bùng...
+ Ngã - ngã:
 Nhũng nhiễu, lõm bõm, lẫm chẫm,...
+ Nặng – ngã:
 Nũng nịu, rộng rãi, quạnh quẽ, lộng lẫy...
2. Cách phân bệt L và N:
a. Các mẹo của L:
* Mẹo 1:
- L đứng trước âm đệm nhưng N lại không đứng trước âm đệm. Chữ N không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oã, uâ, oe, uê, uy...
 VD: Cái loa, chói loà, loạc choạc, loan báo, lưu loát...
- L trái ngược với N:
+ L láy âm rộng rãi nhất trong tiếng Việt, còn N không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu. Không có hiện tượng L láy âm với N.
* Mẹo 2:
- Trong các từ láy tiếng Việt chỉ có n – n và l – l. Vậy chỉ cần biết một từ là biết ngay từ kia.
 VD: nặng nề, lạnh lùng
* Mẹo 3:
- Gặp một chữ không phân biệt được L hay N, hãy tạo một từ láy âm không điệp âm đầu. Nếu nó đứng trước thì nó là L chứ không phải N.
b. Các mẹo của N:
* Mẹo 1:
- Những chữ nào có một từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng Đ, thì chữ đó viết với N chứ không phải viết với L.
* Mẹo 2:
- Những chữ chỉ sự ẩn nấp viết với N: nấp, náu, nép,....
III. Cách phân biệt TR và CH:
- Tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng: oa, oã, oe, uê...
- VD: HS tìm ví dụ.
IV. Cách phân biệt S và X
- S không đi với các vần bắt đầu bằng OA, oã, UÊ, oE...
4. Củng cố:
- GV nhắc lại một số mẹo thường dùng đến.
- Nhận xét gìơ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Tập tìm và phân tích các từ.
- Làm các bài tập.
Tiết 138:
S: 7/5
G: 
Chương trình địa phương
Phần tiếng việt
A. Mục tiêu:
- Giúp HS khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Rèn luyện giọng đọc cho HS.
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài
- HS: Ôn lại các qui định chính tả.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
- GVHDHS biết và nhớ một số mẹo chính tả.
- GV yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự.
- Tìm hiểu cách phân biệt L và N?
- Ví dụ?
- Ví dụ?
- Các ví dụ về mẹo này?
- GVHDHS nhớ các cách phân biệt một số phụ âm tiếp.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa của các từ, rồi sau đó đặt câu với mỗi từ đó.
- GV đọc chính tả cho HS chép.
I. Các mẹo chính tả.
1. Mẹo về dấu (Cách phân biệt hỏi và ngã)
- Trong các từ láy tiếng Vệt có quy luật bổng trầm. nghĩa là trong từ láy 2 tiếng thì hai chữ này đều là bổng hoặc trầm, chứ không có một chữ thuộc hệ bổng còn chữ kia thuộc hệ trầm.
+ Hệ bổng là: sắc, hỏi, không
+ Hệ trầm là: huyền, ngã, nặng.
 VD: chặt chẽ, chặt chịa, nhớ nhung...
- Cho nên, khi gặp một chữ mà ta không biết là dấu hỏi hay dấu ngã thì tạo một từ láy âm. Nừu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó sẽ là dấu hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng hay dấu ngã thì nó sẽ là dẫu ngã.
 VD: Hệ bổng:
+ Không – hỏi:
 Khẳng khiu, ngơ ngẩn, ngủ nghê, trong trẻo...
+ Hỏi – hỏi:
 Đủng đỉnh, lững thững, lẩn thẩn...
+ Sắc – hỏi:
 Sáng sủa, nhảm nhí, đắt đỏ, hối hả...
 VD về hệ trầm:
+ Huyền – ngã:
 Mỡ màng, não nùng, rõ ràng, bão bùng...
+ Ngã - ngã:
 Nhũng nhiễu, lõm bõm, lẫm chẫm,...
+ Nặng – ngã:
 Nũng nịu, rộng rãi, quạnh quẽ, lộng lẫy...
2. Cách phân bịệt L và N:
a. Các mẹo của L:
* Mẹo 1:
- L đứng trước âm đệm nhưng N lại không đứng trước âm đệm. Chữ N không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oã, uâ, oe, uê, uy...
 VD: Cái loa, chói loà, loạc choạc, loan báo, lưu loát...
- L trái ngược với N:
+ L láy âm rộng rãi nhất trong tiếng Việt, còn N không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu. Không có hiện tượng L láy âm với N.
* Mẹo 2:
- Trong các từ láy tiếng Việt chỉ có n – n và l – l. Vậy chỉ cần biết một từ là biết ngay từ kia.
 VD: nặng nề, lạnh lùng
* Mẹo 3:
- Gặp một chữ không phân biệt được L hay N, hãy tạo một từ láy âm không điệp âm đầu. Nừu nó đứng trước thì nó là L chứ không phải N.
b. Các mẹo của N:
* Mẹo 1:
- Những chữ nào có một từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng Đ, thì chữ đó viết với N chứ không phải viết với L.
* Mẹo 2:
- Những chữ chỉ sự ẩn nấp viết với N: nấp, náu, nép,....
III. Cách phân biệt TR và CH:
- Tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng: oa, oã, oe, uê...
- VD: HS tìm ví dụ.
IV. Cách phân biệt S và X
- S không đi với các vần bắt đầu bằng OA, oã, UÊ, oE...
B. Bài tập.
Bài 1.
- Giải nghĩa các từ gần âm, gần nghĩa.
+ Bạt ngàn – bạc ngàn
- Rừng bạt ngàn là nguồn lợi bạc ngàn.
+ Bạt mạng – bạc mệnh.
- Có những người tài hoa không hề sống bạt mạng, nhưng vẫn bị bạc mệnh.
Bài 2.
- Phân biệt hai thanh điệu hỏi – ngã. Giải thích nghĩa của các từ rồi đặt câu?
+ Bỗ bã - báng bổ
- Có thể ăn nói bỗ bã với người quen, nhưng chớ nên báng bổ với người lạ.
+ Lã chã - lả tả
- Nhìn tàn nhang lả tả trên mộ, nước mắt Hạnh lã chã lăn dài trên đôi gò má.
+ Lịch lãm – lảm nhảm.
- Người lịch lãm không bao giờ nói năng lảm nhảm.
+ Bất nhã - chớt nhả
- Không nên bất nhã mà nói năng chớt nhả trước các bạn gái.
+ Nông nỗi – nông nổi
- Vì em quá nông nổi nên em mới ra nông nỗi này.
Bài 3.
- Phân biệt các cặp phụ âm đầu.
1. S – X:
- HS chép:
+ ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc.
+ Với khẩu súng trong tay, Sơn xông xáo, sục sạo suốt buổi chiều trong rừng sâu xào xạc lá rơi.
+ Nghe xong câu chuyện của Xuân, anh thấy lòng xót xa, sâu sắc, liền sốt sắng giúp Xuân sửa soạn ra xe về quê.
+ Xúng xính trong bộ quần áo mới sắm hồi sáng sớm, bé Xoan sốt ruột, cứ xa xôi giục mẹ đi xem xiếc.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại một số mẹo thường dùng đến.
- Nhận xét gìơ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Tập tìm và phân tích các từ.
- Vận dụng sử dụng từ trong nói, viết
Tiết 139, 140:
S: 
G: 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm.
- GV có biện pháp ôn tập cho HS có kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị:
- GV: Chấm bài có lới phê chi tiết.
- HS: Ôn lại các kiến thức.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
I. Nhận xét
1. Ưu điểm
- Đa số làm phần trắc nghiệm tốt.
- Lớp 7A nhiều bài viết luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, chữ viết sạch.
- 7B có một số bài trình bày rõ ràng các luận điểm: Vân Anh, Nguyễn Xuân, Khuyên...
2. Nhược điểm.
- Phần trắc nghiệm còn nhầm (7BC)
- Còn dùng bút xoá.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Nội dung giải thích chữ rõ ràng.
- Dẫn chứng thực tế lớp học ít.
II. Hướng dẫn sửa lỗi sai
- HS tự sửa lỗi sai mình đã mắc.
4. Củng cố:
- Nhắc lại ý thức ôn tập và cách làm bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Tập làm các bài tập SGK.
Tiết :
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 
Tiết :
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 
Tiết 118:
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 
Tiết :
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 
Tiết :
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 
Tiết :
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 
Tiết :
S: 
G: 
:
A. Mục tiêu:
- 
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: 
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- 
5. Hướng dẫn về nhà:
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van(1).doc