Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Bài 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Bài 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

I. Mục đích cần đạt .

 Giúp học sinh :

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường .

II. Chuẩn bị .

 

doc 274 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Bài 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8 /1/2011 
Ngày dạy:.11/1/2011
Tuần 20. Bài 20 .Tiết 73. 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục đích cần đạt .
 Giúp học sinh : 
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , tục ngữ Việt Nam .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý sgk , sưu tầm những câu tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
Kiểm tra việc soạn bài và nhắc nhở ý thức học tập của học sinh ở học kỳ II.
3. Giới thiệu bài .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nắm sơ lược về tục ngữ và những đặc điểm của nó .
1. Lệnh học sinh đọc chú thích (*) 
2. Hãy khái quát những điểm cần lưu ý về tục ngữ .
Nói đến tục ngữ thường phải chú ý tới nghĩa đen và cả nghĩa bóng .
Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp , gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu .
Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp , nghĩa ẩn dụ , nghĩa biểu trưng .
* Tục ngữ với thành ngữ : 
- Giống nhau : Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói , đều dùng hình ảnh để diễn đạt , dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống .
- Khác nhau : 
+ Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ , mang hình thức cụm từ cố định .
 Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh .
+Thành ngữ có chức năng định danh – gọi tên sự vật , gọi tên tính chất trạng thái hay hành động của sự vật , hiện tượng .
 Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận , một lời khuyên .
=> Một đơn vị thành ngữ chưa thể coi là một văn bản ; Mỗi câu tục ngữ được xem như một văn bản đặc biệt , một tổng thể thi ca nhỏ nhất .
* Tục ngữ với ca dao : 
+ Tục ngữ là câu nói .
 Ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài dân ca .
+ Tục ngữ thiên về duy lí .
 Ca dao thiên về trữ tình .
+ Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm .
 Ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu , khai thác những giá trị của các câu tục ngữ ; liên hệ được những câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm đúc kết về sự thay đổi môi trường khí hậu , thời tiết . 
3. Lệnh học sinh đọc toàn văn bản , chú ý cách ngắt nhịp.
4. Có thể chia 8 câu tục ngữ làm mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó.
 5. Với câu tục ngữ thứ nhất , hãy cho biết nghĩa của câu tục ngữ .
6.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
7. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
8.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện như thế nào ?
9. Hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật trong câu tục ngữ trên .
- Nhận xét , chốt ý .
10. Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ thứ hai là gì ?
11.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? 
12. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
13.Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ? 
14.Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ thứ ba ?
15.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong tục ngữ ?
16.Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ? 17.Nêu ý nghĩa câu tục ngữ 4 ?
18.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? 
19.Nêu một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm trong câu tục ngữ ? 
20.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ? 
* Hãy nêu những câu tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên , thời tiết , khí hậu .
21.Nêu ý nghĩa câu tục ngữ thứ 5 ?
22.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? 
23.Một số trường hợp áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
24.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ? 
Tất đất chỉ là một mảnh đất rất nhỏ ( tấc : đơn vị cũ đo chiều dài , bằng 1/10 thước mộc ( 0,0425 m ) hoặc 1/10 thước đo vải ( 0,0645 m ) ; đơn vị đo diện tích đất bằng 1/10 thước , tức 2,4m2 (Bắc bộ )hay 3,3 m2 ( tấc Trung Bộ ) . Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li , hiếm khi đo bằng tấc , thước . Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn , quý giá vô cùng . Câu tục ngữ lấy cái rất nhỏ ( tấc đất ) để so sánh với cái rất lớn ( tấc vàng ) 
25.Nêu ý nghĩa câu tục ngữ thứ 6 ?
26.Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? 
27.Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện? 
28. Nêu ý nghĩa câu tục ngữ thứ 7 ?
Mở rộng : 
+ Nước : một lượt tát, một bát cơm.
 + Phân : Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. 
29.Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? 
30.Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
31.Câu tục ngữ thứ 8 có ý nghĩa như thế nào ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh khái quát lại những giá trị vừa tìm hiểu .
32.Hãy khái quát lại những nét nổi bật của các câu tục ngữ vừa phân tích .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập . 
33. Chia lớp làm 4 nhóm thực hiện theo yêu cầu phần luyện tập ; nhóm nào nhiều hơn là nhóm giành chiến thắng .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Đọc .
Khái quát .
Nghe .
Nghe .
Đọc văn bản .
Xác định .
Hai nhóm : 	
+ Nhóm 1 ( câu 1 , 2 , 3 , 4) : thiên nhiên 
+ Nhóm 2 ( câu 5 , 6 , 7 , 8 ) : lao động sản xuất .
Giải thích .
Tháng năm đêm ngắn , tháng mười ngày cũng ngắn -> kinh nghiệm nhận biết về thời gian .
Trình bày .
Kinh nghiệm được đúc rút từ sự quan sát của người xưa trước một hiện tượng lặp đi lặp lại.
Trình bày
Có thể vận dụng câu tục ngữ vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc trong mùa hè và mùa đông.
Nhận xét .
Giúp con người có ý thức sử dụng thời gian, có kế hoạch sắp xếp công việc.
Thảo luận theo bàn .
- Vế 1 : Đêm tháng năm 
- Vế 2 : Ngày tháng mười .
- năm – nằm ( ăm )
 mười – cười ( ươi )
- Vần lưng ( vần gieo ở giữa vế ) hay còn gọi là yên vận .
- Đêm  sáng ( V1 )
 Ngày  tối ( V2 )
- Đêm tháng năm – ngày tháng mười .
- Đêm – ngày ; sáng tối .
Trình bày .
Nhiều sao ® ít mây ® nắng và ngược lại.
Trình bày .
Từ sự quan sát.
Trình bày .
Dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc, thiết bị.
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Từ sự quan sát, nắm qui luật thiên nhiên để đối phó.
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Từ sự quan sát, kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết.
Trình bày .
Dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc
Trình bày .
Nêu những câu tục ngữ đúc kết các hiện tượng tự nhiên .
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc .
- Tháng giêng rét dài , tháng hai rét lộc , tháng ba rét nàng Bân .
- Ông tha nhưng bà chẳng tha , còn sợ cái bão mồng ba tháng mười .
- Gió nam đưa xuân sang hè .
- Tua rua mọc : vàng cây héo lá ; tua rua lặn : chết cá chết tôm .
- Éùn bay thấp mưa ngập cầu ao ; én bay cao mưa rào lại tạnh .
..
Trình bày .
Trình bày .
Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở , người phải nhờ lao động và đổ bao xương máu mới có đất và bảo vệ được đất . Đất là vàng , một loại vàng sinh sôi . Vàng ăn mãi cũng hết ( Miệng ăn núi lở ) còn chất vàng của đất khai thác mãi cũng không cạn 
Trình bày .
 Phê phán hiện tượng lãng phí đất , đề cao giá trị của đất . 
Trình bày .
Nghe .
Trình bày .
Trình bày .
Căn cứ vào giá trị kinh tế của các sản phẩm thu được. Có thể hiểu : tôm cá có giá trị cao nhất ® tiếp theo là rau quả ® sau mới đến lúa gạo.
® Tuy nhiên kinh nghiệm này đúng với tuỳ nơi có điều kiện. 
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Áùp dụng rộng rãi và hoàn toàn đúng trong việc trồng lúa. Hiện nay nhà nước đang chú trọng công tác thuỷ lợi, sản xuất phân bón, nghiên cứu tạo giống mới có năng suất cao.
Trình bày .
Trình bày .
Điều kiện thời vụ quyết định hơn yếu tố cày , bừa , làm đất 
Khái quát .
Nghe .
Cá nhân trong mỗi nhóm tập hợp các câu tục ngữ đã sưu tầm theo đúng chủ đề .
I. Khái niệm tục ngữ. 
- Về hình thức : mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn . Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn , hàm súc , kết cấu bền vững .
- Về nội dung tư tưởng : tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên , lao động sản xuất , con người , xã hội .
- Về sử dụng : tục ngữ được nhân dân vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống . Nó giúp nhân dân có được kinh nghiệm để nhìn nhận , ứng xử , thực hành các kinh nghiệm vào cuộc sống . Trong ngôn ngữ , tục ngữ làm đẹp , làm sâu sắc thêm lời nói .
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc văn bản .
2. Tìm hiểu văn bản . 
Câu 1 : 
Tháng năm ( âm lịch ) đêm ngắn, ngày dài.
Tháng mười ( âm lịch ) đêm dài, ngày ngắn.
® Con người có ý thức sử dụng thời gian, sắp xếp công việc.
- Kết cấu : ngắn gọn , có hai vế .
-Vần : vần lưng .
- Phép đối : 
+ Đối vế .
+ Đối ngữ .
+ Đối từ .
+ Nhịp : 3/2/2
-> Các vế đối xứng nhau về hình thức , nội dung .
Câu 2 :
Đêm trước trời 	nhiều sao ® hôm sau nắng ; ít sao ® hôm sau mưa 
® Con người có ý thức quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc
Câu 3 :
 Khi trên trời có ánh mây vàng màu mỡ gà tức sắp có bão.
® Con người có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu  ( Kinh nghiệm nhận biết về thời tiết – dự đoán bão ).
Câu 4 : 
Thá ... n trong xã hội phong kiến .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Tự luận . ( 7 điểm ) 
1. Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 – 7 câu ) tả cảnh quê hương em , trong đó có sử dụng một vài câu đặc biệt ; chỉ ra câu đặc biệt đó . ( 2 điểm )
2. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta . ( 5 điểm )
............................ Hết ................................
ĐÁP ÁN 
I. Trắc nghiệm . ( 3 điểm ) 
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
b
d
c
a
d
a
c
b
a
b
chèo
(2)-c
II. Tự luận . ( 7 điểm ) 
1. Đoạn văn thống nhất chủ đề ; diễn đạt lưu loát , cảm xúc chân thật , ngôn ngữ trong sáng , không mắc lỗi dùng từ , đặt câu , chính tả ; có sử dụng ít nhất hai câu đặc biệt .
2. Bài làm có thể bằng nhiều cách miễn sao làm nổi bật được : 
a. Về nội dung : Làm rõ tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của con người .
b. Về hình thức : 
- Ngôn ngữ giản dị , trong sáng , giàu sức gợi hình , gợi cảm , thuyết phục người đọc .
- Bố cục rõ ràng , kết cấu chặt chẽ , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , đặt câu ; lí lẽ chính xác , dẫn chứng phù hợp , chọn lọc .
c. Tiêu chuẩn cho điểm : 
- Mở bài : 0,5 điểm .
- Thân bài : 4 điểm .
- Kết bài : 0,5 điểm .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. 
Chuẩn bị phần học : “ Chương trình địa phương phần văn và Tập làm văn ( tiếp theo )” theo hướng dẫn đầu học kì II ( Tiết 74 ).
Ngày soạn:	 
Ngày dạy:
Tuần 36. Tiết 133 , 134.
Chương trình địa phương
Phần văn và tập làm văn
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh : 
-Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
-Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương mình.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Địa chí Bến Tre.
2. Học sinh : Sưu tầm ca dao, tục ngữ về địa phương .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh trình bày nội dung sưu tầm.
1. Giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
2. Phân công một số học sinh khá trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
3. Tổ chức cho học sinh nhận xét về phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm : chọn câu hay, giảng câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
4.Biểu dương cho tổ, cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích nội dung các câu ấy.
5. Giới thiệu thêm một số bài ca dao, câu tục ngữ hay, tiêu biểu.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
Các tổ phân công thành viên sưu tầm, báo cáo.
Báo cáo kết quả sưu tầm.
Trình bày, nhận xét, bình luận, bình giảng.
Nghe, rút kinh nghiệm.
Nghe.
Nghe.
Tổng hợp ca dao, tục ngữ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. 
Chuẩn bị phần học : “ Hoạt động Ngữ văn” theo định hướng câu hỏi sgk.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 36. Tiết 135,136.
Hoạt động ngữ văn
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm, ...
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk, sgv.
2. Học sinh : Tìm cách đọc cả 4 văn bản nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của bác Hồ, Ý nghĩa văn chương, tập đọc kĩ lưỡng, đọc nhiều lần.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
1. Yêu cầu về cách đọc.
2. Hướng dẫn, tổ chức đọc.
* Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
- Đoạn mở bài:
+ Hai câu đầu nhấn mạnh các từ ngữ : nồng nàn đó là giọng khẳng định chắc nịch. 
+ Câu 3 : Ngắt đúng vế câu trạng ngữ ( 1, 2 ), cụm chủ – vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ, tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả, ....
+ Câu 4, 5, 6 : Nghỉ giữa câu 3 và 4; câu 4 đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ; câu 5 giọng liệt kê; câu 6 giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
- Đoạn thân bài: giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
+ Câu : Đồng bào ..... cần đọc chậm, nhấn mạnh : cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
+ Câu : Những cử chỉ cao quý đó .... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ .... đến, cho đến.
- Đoạn kết: Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .
+ Ba câu trên đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng.
+ Hai câu cuối đọc giọng giảng giải, chậm và khút chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho....
* Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Gọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
- Hai câu đầu cần chậm, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào, tin tưởng.
- Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc .... thời kì lịch sử, chú ý điệp từ tiếng việt, ngữ mang tính chất giảng giải : nói thế cũng có nghĩa là nói rằng....
- Đoạn : Tiếng Việt ..... văn nghệ ..., đọc rõ ràng, khút chiết, lưu ý các từ chất nhạc, tiếng hay ....
- Câu cuối đọc giọng khẳng định vững chắc.
* Đức tính giản dị của bác Hồ.
Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng.
- Câu 1 nhấn mạnh : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
- Câu 2 tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ : Rất lạ lùng, rất kì diệu, nhịp điệu liệt kê ở các trạng ngữ, vị ngữ : trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Đoạn 3, 4 : Con người của Bác ..... thế giới ngày nay, đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện.
- Đoạn cuối cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác. hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
* Ý nghĩa văn chương.
Giọng chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- Hai câu đầu giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
- Đoạn : Câu chuyện ..... vị tha, giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn : Vậy thì ...... , giọng tâm tình, thủ thỉ.
3. Nhận xét, lưu ý : Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự, trữ tình.
Nghe.
Nghe.
Nghe, đọc, nhận xét.
Nghe.
- Yêu cầu đọc : 
+ Đọc đúng : Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng.
+ Đọc diễn cảm : Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc nhà. 
Chuẩn bị phần học : “ Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” theo yêu cầu câu hỏi sgk.
Ngày soạn:	 
Ngày dạy:
Tuần 36. Tiết 137,138.
Chương trình địa phương phần tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Nắm được một số mẹo chính tả.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sổ tay chính tả, Tiếng Việt thực hành.
2. Học sinh : Tìm đọc những tư liệu có liên quan nội dung bài học.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh nắm các mẹo về chính tả.
Lần lượt hướng dẫn những mẹo để chữa lỗi chính tả.
Nghe.
Nghe, thực hành theo yêu cầu.
Nghe.
I. Mẹo về dấu.
II. Mẹo về âm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà.
Xem lại các kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra tổng hợp.
Ngày soạn:	 
Ngày dạy:
Tuần 36. Tiết 139,140.
Trả bài kiểm tra học kì ii
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Qua điểm số tự đánh giá kết quả và chất lượng bài làm.
- Luyện và sơ kết kĩ năng lựa chọn nhanh, trả lời gọn, đúng.
- Nhận diện kiểu văn, lập dàn ý, viết đoạn, kĩ năng chữa bài.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Đọc, chấm bài, thống kê, nhận xét ưu – khuyết điểm.
2. Học sinh : Ôn lại những kiến thức có liên quan đề kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.
.
Tiết học hôm nay ta đi vào đánh giá lại kết quả qua tiết kiểm tra tổng hợp.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đánh giá lại kết quả rèn luyện.
 Nhận xét khái quát kết quả và chất lượng bài làm của học sinh.
2. Xây dựng đáp án, dàn ý và chữa bài.
3.Phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai phổ biến.
4. Chọn đọc một số bài tiêu biểu.
5. Phát bài.
6. Yêu cầu trao đổi đọc cùng sửa chửa theo hướng dẫn.
7. Thu bài.
8. Nhận xét, định hướng rèn luyện trong hè.
Nghe.
Nghe.
Phát biểu những yêu cầu cần đạt, trình bày dàn ý, sửa chữa.
Nghe.
Nghe.
Nhận bài.
Đọc, sửa chữa.
Nộp bài.
Nghe.
Nghe.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. Xây dựng kế hoạch ôn tập lại kiến thức cả năm trong hè.
Chúc các bạn thành cơng trên con đường sự nhgiệp trồng người.
Xin gĩp ý chân thành cho mình. Xin cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 hoc ky 2 nam 2011.doc