Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của tác giả.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án, chân dung Hoài Thanh.

* Trò: Đọc văn bản, nghiên cứu và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :25.	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết 97. 
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG 
 -HOÀI THANH-
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của tác giả.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án, chân dung Hoài Thanh.
* Trò: Đọc văn bản, nghiên cứu và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Khởi động :
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Trong bài: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, có mấy luận điểm phụ? Đó là những luận điểm gì?
(?) Có bạn sắp xếp luận điểm trong bài chứng minh trên như sau:(treo bảng phụ)
 “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Trong bữa ăn.
Trong đồ dùng.
Trong cái nhà.
Trong lối sống.
Trong đời sống.
Trong quan hệ với mọi người
Trong tác phong.
Trong lời nói và bài viết.
Nêu nhận xét của em về cách sắp xếp ấy?
* Giới thiệu bài: 
** Từ xưa tới nay, văn chương nghệ thuật là 1 trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Hai học trả bài.
Nhận xét:
+Ưu điểm: Tôn trọng trình tự của bài viết.
+ Khuyết điểm: Trùng lập, có thể rút gọn hơn.
a.Trong lối sống.
Trong bữa cơm.
Trong đồ dùng.
Cái nhà.
b.Trong tác phong.
c.Trong quan hệ với mọi người.
d.Trong lời nói, bài viết
** Nghe và ghi tựa bài.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì? Đã từng có những quan niệm khác nhau. Quan niệm của nhà văn Hoài Thanh từng phát biểu từ những năm 30 của thế kỉ XX cho đến thế kỉ XXI này, vẫn có những điều đúng đắn và sâu sắc. Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên: 1909 – 1982) là 1 trong những nhà văn, nhà phê bình văn học lớn ở nước ta. Từ những năm 1936, trong cuốn sách “Văn chương và hành động” có bài “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã phát biểu ý kiến riêng về vấn đề cơ bản của văn học này.
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản :
I/Tìm hiểu chung:
 1)Tác giả :Chú thích (ơ)/Tr/61.
 2)Thể loại:
Nghị luận văn chương 
II/Tìm hiểu văn bản :
1)Nêu vấn đề :(2đoạn)
* Hướng dẫn đọc: Giọng vừa rành mạch vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng.
* Đọc và gọi 4 HS đọc 1 lần toàn bài.
* Cho HS giải thích 12 chú thích SGK.
(?) Giới thiệu đôi nét về tác giả?
(?) Văn bản thuộc loại văn nghị luận nào: Nghị luận chính trị xã hội hay văn chương?
(?) Tìm hiểu bố cục của văn bản? Văn bản có phần kết luận không? Vì sao?
* Nghe.
* Đọc.
* Giải thích từ khó (mời bạn)
* Cá nhân: Chú thích SGK.
* Quan sát văn bản, suy nghĩ và trả lời:
 Bố cục:
 1)Nêu vấn đề: “ muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
 2)Giải quyết vấn đề: “ còn lại”: Phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người.
- Không có kết luận vì đây là đoạn trích.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kể chuyện để dẫn vào luận điểm: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và nói rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
 ® Cách vào đề bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động.
 2)Giải quyết vấn đề:
Bàn về ý nghĩa và công dụng của văn chương trên cơ sở nguồn gốc cơ bản của văn chương (còn lại)
 a. Ý nghiã:
 + Văn chương là hình dung của sự sống (phản ánh cuộc sống).
 + Văn chương sáng tạo ra sự sống.
 b. Công dụng:
 + Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
 + Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 + Giúp con người 
* Cho HS đọc lại phần nêu vấn đề.
(?) Tác giả kể chuyện nhà thi sĩ Aán Độ khóc nức nở khi thấy 1 con chim bị thương rơi xuống bên chân mình để làm gì?
(?) Luận điểm tác giả nêu là gì?
(?) Cách nêu vấn đề như vậy có tác dụng gì?
(?) Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
(?) Quan niệm như thế đã đúng chưa?
* Gọi 2 HS đọc phần còn lại.
(?) Em hiểu ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ” như thế nào? Cho vài VD chứng minh.
(?) Theo Hoài Thanh, văn chương xuất phát từ tình cảm có thể đem lại cho người đọc những gì và như thế nào? (Công dụng của văn chương là gì?).
* Cá nhân: Ông kể chuyện nhỏ để dẫn tới luận điểm theo lối quy nạp ® Cách vào đề bất ngờ mà rất tự nhiên, hấp dẫn và xúc động.
- Tác giả bắt đầu đi từ nguồn gốc cốt yếu của văn chương chứ chưa vội trực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa văn chương.
- Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
_ Rất đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Vì thực tế vẫn có những quan niệm khác về nguồn gốc của văn chương:Văn chương bắt nguồn từ lao động, từ nghi lễ tôn giáo, từ tèo chơi giải trí mua vui
* Đọc.
* Thảo luận: Giải thích và tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học:
 + Cuộc sống của con người, của XH vốn thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đo.ù (VD:Tư liệu)
 + Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.(VD: tư liệu) 
* Cá nhân:
 + Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
 + Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 + Giúp con người cảm nhận
sâu sắc cái hay, cái đẹp của cảnh tượng thiên nhiên 
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
cảm nhận sâu sắc cái hay, cái đẹp của cảnh tượng thiên nhiên.
III/Tổng kết :
 Ghi nhớ SGK/Tr 63.
** Chốt: Tóm lại, Văn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc tốt đẹp hơn.
(?) Trong đoạn cuối cùng, tác giả lập luận theo lối nào? Để nói lên điều gì của văn chương? Cách viết ấy có gì đặc sắc? 
(?) Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh trong bài này là gì? Tìm VD 1 đoạn văn trong văn bản để làm dẫn chứng?
- Cho 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- Cho HS đọc yêu cầu luyện tập SGK
* Nhận xét, đánh giá (Tham khảo tư liệu cá nhân, học tốt ngữ văn 7 T79)
* Nghe
 * Cá nhân: Lối giả định. Để khẳng định văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người.
® Đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương thật quan trọng và lâu bền trong đời sống của con người.
- Nghệ thuật: 
 Vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh (Đoạn 1, 6, 7)
* Đọc ghi nhớ.
* Đọc yêu cầu luyên tập, thảo luận tổ, đại diện trình bày.
* Nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Dặn dò :
* Học ghi nhớ
* Tìm thêm các dẫn chứng, thơ văn đã học để chứng minh cho ý nghĩa và công dung của văn chương theo luận điểm của Hoài Thanh.
* Ôn tập chuẩn bị kiểm tra văn (các văn bản đã học từ học kì 2 đến nay)
* Nghe và tự ghi nhận.
 Tuần : 25	Ngày soạn:	 Ngày dạy:
 Tiết : 98
KIỂM TRA VĂN 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
- Kiểm tra các văn bản đã học từ đầu học kì 2: Hai bài tục ngữ và các văn bản nghị luận. 
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Đề và đáp án.
* Trò: Ôn lại kiến thức, chuẩn bị giấy, viết làm bài. 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Khởi động: 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
*Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Lớp trưởng báo cáo.
* Nộp tài liệu, chuẩn bị giấy viết làm bài.
HĐ2: Chép đề và theo dõi học sinh làm bài :
* Treo bảng phụ.
* Theo dõi, ổn định trật tự, nhắc nhỡ, uốn nắn khi cần thiết.
* Trật tự làm bài.
HĐ3: Thu bài – Dặn dò:
* Thu bài đủ số lượng, ghi nhận HS vắng.
* Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt)
 + Tìm hiểu 3 câu hỏi T64- cách chuyển đổi.
+ Thử nghiên cứu trước phần Luyện tập: 1,2 T65.
* Nộp bài.
* Nghe và tự ghi nhớ.
ĐỀ KIỂM TRA
CÂU 1: Hãy viết lại 5 câu tục ngữ về con người và xã hội ? Và cho biết ý nghĩa chung của 5 câu tục trên ? (3 điểm)
CÂU 2: Hãy viết lại đoạn đầu của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
 ( Hồ Chí Minh) ? Và cho biết ý nghĩa của văn bản trên ? (3điểm )
CÂU 3 : Hãy kể lại những luận cứ trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) và những luận cứ mà em biết về Bác để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác ? Và ý nghĩa của văn bản trên ? (4 điểm)
 ĐÁP ÁN
CÂU 1: Các em viết lại 5 câu tục ngữ về con người và xã hội (không nhất thiết là các câu có trong SGK , đó có thể là các câu các em sưu tầm nếu đúng nội dung là được ) (1.5 điểm). Viết đúng ghi nhớ SGK/Tr 13. (1.5 điểm)
CÂU 2 : Viết lại đoạn đầu từ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước....... ,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (1.5điểm). Viết đúng ghi nhớ SGK/Tr 27. (1.5 điểm)
CÂU 3 : Kể ra những luận cứ có trong văn bản :
-Trong bữa ăn......
-Trong đồ dùng......
-Trong cái nhà.....
-Trong lối sống.....
-Trong đời sống.....
-Trong quan hệ với mọi người....
-Trong tác phong.....
-Trong lời nói và bài viết......
......................................( những luận cứ mà các em biết về Bác) (2.5 điểm)
Viết đúng ghi nhớ SGK/Tr 55. (1.5 điểm)
 Tuần : 25	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết : 99
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT) 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Nắm được cách chyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án + Bảng phụ..
* Trò: Nghiên cứu, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các  ... kết, thay đổi cách diễn đạt. Đó là 1 việc rất cần thiết cho việc tạo lập văn bản. Vậy, cách chuyển đổi như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ thực hành các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Lớp trưởng báo cáo.
* Quan sát, trả lời:
-Em bé được mẹ rửa chân.
-Tàu hoả bị ném đá lên.
® Tạo liên kết, thay đổi cách diễn đạt, tránh lập mô hình câu.
* Nghe và ghi tựa bài.
HĐ 2 : Hình thành kiến thức : 
1/Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
* Treo bảng phụ (2VD mục 1 SGK)
(?) So sánh 2 câu a và b có gì giống nhau và có gì khác nhau?
Gợi ý:
* Quan sát.
* Cá nhân:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Có 2 cách chuyển đổi:
 - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
 - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.
 * Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
(?) Về nội dung, 2 câu cùng miêu tả 1 sự việc không?
(?) Theo định nghĩa về câu bị động, 2 câu có cùng là câu bị động không?
(?) Về hình thức, hai câu có gì khác nhau?
(?) Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Gợi ý:
(?) Câu sau có thể là cùng 1 nội dung miêu tả với 2 câu a, b không?
* Treo bảng phụ:
 Người ta đã hạ cánh màn điều ở bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
* Nhắc lại câu hỏi cho HS trả lời.
* Cho HS đọc 2 VD a, b mục 3.
(?) 2 câu a, b có phải là câu bị động không? Vì sao?
** Gọi 3 HS đọc lại ghi nhớ để hệ thống hoá kiến thức.
* Đưa bài tập nhanh:
(?) Chuyển đổi câu: 
 Bà đã dọn cơm.
thành 2 câu bị động tương ứng?
- Giống nhau:
 + Miêu tả cùng 1 sự việc.
 + Đều là câu bị động.
- Khác nhau:
 + Câu a: có dùng từ được.
 + Câu b: Không.
* Suy nghĩ
* Cá nhân quan sát, suy nghĩ, trả lời:
 - Cùng nội dung với câu a,b
Þ Câu chủ động tương ứng với 2 câu a,b.
- Trả lời 2 cách chuyển đổi như ghi nhớ phần 1 và tự ghi bài.
* Đọc, thảo luận, trả lời:
 Hai câu a, b đều có dùng từ: bị, được nhưng không phải là câu bị động bởi lẻ chỉ có thể nói câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng.
* Đọc.
* Cá nhân:
+ Cơm đã được dọn.
+ Cơm đã dọn.
HĐ 3 :Luyện tập : 
2/ Luyện tập :
BT1: Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động :
 a._ Ngôi chùa ấy được (1 nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII. 
* Cho HS đọc yêu cầu bài tập
* Phân công mỗi tổ thảo luận 1 câu.
* Nhận xét, đánh giá, sửa chữa.
* Đọc yêu cầu.
* Thảo luận, trình bày.
* Nhận xét, bổ sung.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 _ Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
 b. _ Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
 _ Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
 c. _ Con ngựa bạch được (chàng kị si) buộc bên gốc đào.
 _ Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
 d. – Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
 _ Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
BT 2 :Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động- Một câu dùng từ “ được”, một câu dùng từ “bị”:
a)Em bị thầy giáo phê bình.
_ Em được thầy giáo phê bình
b)_ Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi
_ Ngôi nhà ấy được phá đi.
c)_ Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
_ Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
* Câu bị động dùng được có hàm ý đánh giá tích cực về việc được nói đến trong câu.
* Câu bị động dùng bị có hàm ý tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
BT 3: Tự ghi .
Cho HS đọc yêu cầu bài tập
* Phân công mỗi tổ thảo luận 1 câu.
* Nhận xét, đánh giá, sửa chữa.
(?) Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ bị với câu dùng từ được có gì khác nhau?
* Nêu yêu cầu, cho HS làm vào tập
* Cho HS trình bày, đánh giá cho điểm.
* Đọc yêu cầu.
* Thảo luận, trình bày.
* Nhận xét, bổ sung.
* Đại diện 1 tổ trình bày, tổ khác nhận xét.
* Nghe và thực hành.
* Xung phong trình bày.
* Nhận xét 
HĐ 4: Củng cố – Dặn dò 
(?)Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Kể ra ?
** Học bài theo ghi nhớ.
* Làm hoàn chỉnh bài tập 3.
* Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
+Viết đoạn văn chứng minh ngắn cho đề 2, đề 3.
+ Xác định xem đoạn văn ở vị trí nào của bài.
+ Chú ý câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung làm sáng tỏ chủ đề; lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí; lập luận rõ ràng, mạch lạc.
-Cá nhân.
** Nghe và tự ghi nhận.
 Tuần : 25	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết : 100
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN 
CHỨNG MINH 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết 1 đoạn văn chứng minh cụ thể.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án
* Trò: Xây dựng các đoạn văn: Đề 2, đề 3 như đã gợi ý tiết trước..
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Khởi động: 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
*Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra việc soạn bài của học sinh. 
*Giới thiệu bài :
** Để củng cố thêm một bước về cách lập luận chứng minh (về cách xây dựng các đoạn văn chứng minh). Hôm nay, qua việc luyện tập, chúng ta cùng xây dựng những đoạn văn chứng minh một vấn đề văn học đơn giản trên lớp.
- Lớp trưởng báo cáo.
* Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.
* Nghe và ghi tựa bài.
HĐ 2: Hình thành kiến thức :
*Nêu đề và yêu cầu luyện tập :
 Đềâ2: Chứng minh rằng: Văn chương “Gây cho ta những tình cảm ta khong có”.
 Đề 3: Chứng minh rằng: Văn chương “Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
* Nêu yêu cầu và chép đề.
(?) Theo các em, đoạn văn mà chúng ta xây dựng thuộc phần nào của bài văn?
* Nghe.
* Chép đề bài.
* Cá nhân:
-Một đoạn thân ài.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
*Tổ chức hoạt động nhóm: 
*Đại diện tổ trình bày trước lớp: 
(?) Vì thế, để đoạn văn liên kết với các đoạn khác ta phải chú ý điều gì?
(?) Một đoạn văn chứng minh thường được lập luận như thế nào?
(?) Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp ra sao?
* Phân công:
Nhóm 1,2: đề 2.
Nhóm 3,4: đề 3.
* Theo dõi các HS phát biểu, nhận xét, ghi nhận (cho điểm)
* Mời các nhóm trình bày.
* Đánh giá, cho điểm.
-Phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Dẫn chứng, lí lẽ phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng, mạch lạc.
* Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt đọc đoạn văn của mình cho các bạn nhận xét, góp ý theo yêu cầu:
+ Câu văn nêu luận điểm hoăïc chuyển
+ Nêu rõ tên luận điểm.
+ Lần lượt nêu từng luận điểm nhỏ.
+ Lần lượt phân tích chứng minh: Phân tích kĩ 1 dẫn chứng tiêu biểu.
+ Khái quát, tổng hợp luận điểm.
* Đại diện nhóm trình bày.
* Lớp nhận xét rút kinh nghiệm về phương pháp viết đoạn văn chứng minh.
HĐ 3 : Hướng dẫn luyện tập :
** Mỗi em tập viết 1 đoạn hoàn chỉnh.
* Dựa vào dàn ý (treo bảng phụ) tập viết phần mở bài, kết bài.
* Nếu có thể viết thể viết thành 1 bài hoàn chỉnh.
* Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận
+ Đọc kĩ các văn bản từ bài 17 đến 23
+ Lập bảng hệ thống theo mẫu SGK
+ Trả lời các câu hỏi ôn tập vào vở soạn.
** Nghe và tự ghi nhận.
Dàn ý tham khảo
I) Mở bài: (Nêu vấn đề)
Dẫn vào đề bằng 1 ý kiến ngược lại hoặc bằng một câu chuyện nhỏ nói về tác dụng của văn chương đối với người đọc.
Nêu ý kiến của Hoài Thanh.
Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định hướng và phạm vi sẽ chứng minh.
 II) Thân bài: (Giải quyết vấn đề)
	* Chứng minh luận điểm 1 (Đề 2)
	 - Ta là ai? Ta là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.
	 - Những tình cảm mà ta không có là gì? Đó là những tình cảmmới mà ta có được sau quá trình đọc- hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: Lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, muốn đi xa lập chiến côngTuỳ theo tính cách, cá tính của từng người đọc.
	 - Văn chương hình thành trong ta những tình càm ấy như thế nào?
 + Qua cốt truyện, chủ đề, tư tưởng chủ đề, nhân vật, tình huống, chi tiết, hình ảnh, câu chữ, lời văn.
	 + Thấm dần, ngấm dần hoặc lập tức thuyết phục và nảy sinh 
	 - Nêu và phân tích dẫn chứng qua việc đọc các tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 (Dế Mèn , Mưa, Cây tre Việ Nam )
	 - Kết ý, chốt lại vấn đề.
	* Chứng minh luận điểm 2 (Đề 3)
	- Những tình cảm ta đang có là gì? (Liên hệ chính bản thân mình)
	- Văn chương đã củng cố, rèn luyện những tình cảm đang có như thế nào?
	- Dẫn chứng và phân tích cụ thể.
	- Kết ý, chốt lại vấn đề.
 III) Kết luận: (Kết thúc vấn đề)
Cảm xúc và tâm trạng em trong và sau mỗi lần đọc một tác phẩm văn chương hay.
Nhưng tác dụng và ý nghĩa của văn chương không chỉ rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho ngươi đọc mà còn mang lại cho họ nhận thức, hiểu biết về thế giới, về bản thân, còn giáo dục họ và giúp họ tự giáo dục, còn mua vui giải trí, giúp người đọc thư giãn tâm hồn  Bởi vậy, văn chương mãi mãi là người bạn đường, người thầy, món ăn tinh thần không thể thiếu. Và đọc văn, học văn vẫn mãi mãi là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao đối với mỗi con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc