Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiết 1)

I. Mục tiêu :

 Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc .

II KIến thức chuẩn .

1 Kiến thức

- Sơ giản về TG.

- Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,trong việc làm và ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận,nhận xét;giọng văn sôi nổi nhiệt tình của TG.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :26
 Tiết :93 - Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ .
 Tiết :94 – Chuyển Đổi Câu Chủ Động Thành Bị Động.
 Tiết : 95+96 – Viết bài Tập Làm Văn Số 05
Tuần :26 .Tiết 93.
SN : 14/2/11
Dạy : 21-26/2/11	
 Đức tính giản dị của Bác Hồ 
 PHẠM VĂN ĐỒNG 
I. Mục tiêu :
 Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc .
II KIến thức chuẩn .
1 Kiến thức
- Sơ giản về TG.
- Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,trong việc làm và ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận,nhận xét;giọng văn sôi nổi nhiệt tình của TG.
2 Kĩ năng
Đọc –hiểu vbNL XH
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản NL.
III hướng dẫn thực hiện :	
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động 
1 Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
2Kiểm tra : 
(?) Vì sao có thể khẳng định: Tiếng Việt rất đẹp, rất hay?
(?) Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, chúng ta phải làm gì?
(?) Em hãy nêu những dẫn chứng cụ thể để làm rõ nhận định: Tiếng Việt giàu đẹp về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp?
3 Giới thiệu bài: GV dựa vào nội dung giới thiệu hs ghi tựa bài .
* Lớp trưởng báo cáo.
-Hai học trả bài dựa theo câu hỏi của gv .
- Gv nhận xét cho điểm cơng khai .
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản 
* Gọi HS đọc chú thích.
* Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả ?
* Nêu yêu cầu đọc:Vừa mạch lạc, rõ ràng vừa sôi nổi biểu hiện được tình cảm của tác giả.
* Đọc mẫu 1 đoạn, gọi 2 HS đọc đến hết bài.
 (?) Bài văn thuộc thể loại gì? Nêu luận điểm chính của toàn bài?
(?) Theo em, bố cục của bài văn này có gì đáng lưu ý? Nó có phần kết luận không? Vì sao?
HĐ 3 Phân tích :
* Cho HS đọc 2 câu đầu.
(?) Vấn đề tác giả nêu ra ở đây là gì? Đức tính giản dị và khiêm tốn của BH được nhấn mạnh và mở rộng ntn trước khi chứng minh?
* Cho HS đọc đoạn: “ Con người của Bác  Nhất, Định, Thắng, Lợi.
(?) Tác giả đã chứng minh vấn đề, nêu lên luận điểm, luận cứ ntn? Theo trình tự nào, có hợp lí và có sức thuyết phục không? Vì sao?
* Nghe và đọc .
* Đọc văn bản.
* Nhận xét cách đọc.
- Đức tính giản dị của BH.
* Quan sát , suy nghĩ, phát biểu:
 Bố cục: 2 phần:
+ MB: “  tuyệt đẹp”: Sự nhất quán giữa cuộc đời CM và cuộc sống giản dị, thanh bạch của BH.
+ TB: “Còn lại”: Chứng minh sự giản dị của BH trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.
+ Không có kết bài vì là đoạn trích.
* Đọc.
* Cá nhân: 
 + Nêu trực tiếp và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, đặt nó trong mối quan hệ giữa cuộc đời hoạt động chính trị cách mạng và đời sống giản dị hằng ngày, trong sự nhất quán, thống nhất cao độ.
 + Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm đầy sóng gió vì 1 mục đích cao đẹp.
* Đọc.
* Thảo luận nhóm, phát biểu:
- Câu đầu khái quát luận điểm thành 3 luận điểm phụ: Đời sống giản dị của HCT (bữa cơm và đồ dùng, cái nhà, lối sống)
- Lần lượt chứng minh từng khía
cạnh bằng cách chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.
I/Tìm hiểu chung :
1)Tác giả:
Chú thích trang 54.
 2)Thể loại:
Nghị luận chứng minh.
 3)Bố cục:
 2 phần:
 II/Phân tích :
 1) Đặt vấn đề:
 Trực tiếp vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của nó vừa giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị.
 2)Giải quyết vấn đề a)Chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của BH:
-Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, giản dị.
-Cái nhà sàn gỗ thoáng mát, tao nhã.
(?) Một số câu cảm xen kẽ trong đoạn có tác dụng gì?
(?) Em có thể nhớ đọc lại 1 số câu thơ của chính BH (hoặc của người khác) nói về đời sống giản dị của Bác không?
-Dùng tư liệu cá nhân minh hoạ cho HS (Bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su, áo caki, nón cối ).
* Cho HS đọc tiếp đoạn: “Nhưng chớ hiểu  ngày nay”
(?) Trong đoạn này, tác giả sử dụng dẫn chứng hay lí lẽ? Tác dụng của cách viết này là gì?
(?) Em hãy tìm trong bài văn câu nói về mối quan hệ giữa đức tính giản dị và đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú của BH?
(?) Vì sao tác giả nói đó là cuộc sống thật sự văn minh?
(?) Tác giả nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này ntn? Có câu văn, thơ nào, lời nói nào của Bác hoặc người khác về vấn đề này?
* Đưa thêm dẫn chứng:Lời nói, bài viết giản dị của BH (tư liệu).
Bình : Sự giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống “Phong
phú đời sống”tinh thần “và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng” . Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đởi sống tinh thần , tâm hồn , tình cảm , đúng như Tố Hữa đã viết :”Mong manh áo vải hồn muôn trượng”và “Bác sống như 
trời đất của ta”.
 (?) Nêu gía trị cơ bản về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài văn?
* Đọc cho HS nghe những mẫu chuyện của BH (SGV- tài liệu tham khảo tranh 71) hoặc cho HS kể những mẫu chuyện nói về sự giản dị của BH mà em biết?
HĐ 4 : luyện tập : Thơng qua
HĐ5: Củng cố - Dặn dò 
a) Củng cố :
(?) Bài văn dã thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với BH?
(?) Qua bài văn, em hiểu ntn là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
** Đọc lại bài văn: Nắm luận điểm, cách chứng minh.
b) Hướng dẫn tự học :
* Sưu tầm 1 số mẫu chuyện về đời sống của BH trong sách báo.
* Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động đọc các tìm hiểu bài trong SGK và trả lời các câu hỏi đĩ vào vở bài soạn .
? Thế nào là câu chủ động và câu bị động .
? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại .
® Nhận xét, bình luận để kết lại từng ý (đoạn văn hấp dẫn hơn).
 - Sự chứng minh giàu sức thuyết phục vì:
 + Luận cứ toàn diện (ăn, ở, lối sống).
 + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
 + Tác giả gắn bó lâu dài với Bác.
* Đọc.
* Cá nhân:
+ Tác giả chêm vào đoạn giải thích, bình luận bằng lí lẽ sâu sắc, xác đáng (phân biệt lối sống giản dị với khắc khổ tu hành hay thanh tao, cô độc của nhà hiền triết, ẩn dật) ® Đánh giá cao lối sống của BH (văn minh, văn hoá).
* Thảo luận:
 Vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
* Thảo luận:
 Người viết đưa ra 3 luận điểm nhưng chỉ dẫn chứng bằng 2 câu nói nổi tiếng của Bác. Do giới
hạn 1 đoạn trích nên không có thể dẫn chứng cụ thể, toàn diện.
* Nghe suy nghĩ và ghi nhớ .
* Nghe (kể).
+ Thấm đượm tình cảm kính yêu chân thành đối với BH.
* Thảo luận:
+ Lối sống đơn giản mà tự nhiên, không cầu kì, xa hoa.
+ Trong suy nghĩ, nói năng, giao tiếp: Trong sáng, dễ hiểu.
Þ Cách sống đẹp đáng giữ gìn và phát huy.
- HS nghe và ghi nhớ .
_ HS suy nghĩ trả lời theo yêu cầu câu hỏi của GV .
- GV nhận xét bổ sung .
- HS nghe ghi nhớ và về nhà thực hiện theo yêu cầu của gv .
-Lối sống tự mình làm việc từ lớn đến nhỏ.
® Luận cứ toàn diện, dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Þ Giàu sức thuyết phục.
-Đoạn 4: Giải thích và bình luận về phẩm chất giản dị của Bác ® Đề cao lối sống của Bác.
b)Đức tính giản dị của BH trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong lời nói, bài viết: 
-Đoạn cuối, tác giả đưa ra 3 luận điểm phụ nhưng mới dẫn chứng bằng 2
câu nói tiêu biểu.Câu cuối mới chỉ dẫn đến kết 1 luận điểm.
III/Tổng kết :
1 Nghệ thuật :
- Cĩ dẫn chứng cụ thể , lí lẽ bình luận sâu sắc , cĩ sức thuyết phục .
- Lập luận theo trình tự họp lí .
2 Nội dung :
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của Bác Hồ .
- Bài học về việc học tập , rèn luyện noi gương của chủ tịch Hồ Chí Minh .
 Tuần : 24. Tiết 94 .
 SN : 15/2/11
 Dạy : 21-26/2/11
 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I . Mục tiêu :
- Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động .
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản .
II Kiến thức chuẩn :
1 Kiến thức :
Khái niệm câu chủ động và câu bị động
.- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
2 Kĩ năng :
Nhận biết câu chủ động và câu bị động
III Hướng dẫn thực hiện :
	Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ1: Khởi động: 
1 Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
2 Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3 Giới thiệu bài : 
** “Tiếng Việt rất giàu và đẹp”, một trong những nét giàu đẹp của Tiếng Việt là diễn đạt linh hoạt, cấu trúc ngữ pháp phong phú, cùng 1 nội dung nhưng có nhiều cách nói như:
 -Thầy giáo phạt học sinh.
 -Học sinh bị thầy phạt.
Thực chất, đó là 2 kiểu câu có những khác biệt về hình thức và nội dung, việc chuyển đổi kiểu câu như thế nhằm mục đich gì? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua bài học: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
HĐ2: Hình thành kiến thức 
.* Treo bảng phụ:
Mọi người yêu mến em.
Em được mọi người yêu mến.
(?) Xác đinh chủ ngữ của 2 câu a, b?
 (?) Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
* Khẳng định: Kiểu câu như câu a gọi là câu chủ động, câu b gọi là câu bị động.
(?) Em hiểu thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động?
(?) Tại sao nói câu b là câu bị động tương ứng?
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số .
-Tổ trưởng báo cáo kết quả kt
-Nghe và ghi tựa bài vào vở bài học .
* Quan sát, đọc.
* Cá nhân:
a.Mọi người.® Chủ ngữ biểu thị người thực hiện
một hoạt động hướng đến người khác (biểu thị chủ thể của hành động)
b.Em.® Chủ ngữ biểu thị người được hoạt động của người khác hướng tới (đối tượng của hoạt động)
* Cá nhân phát biểu, đọc chậm và tự ghi bài.
* Thảo luận, trả lời:
 Vì đó là cặp câu luôn đi với nhau, nghĩa là có thể biến đổi câu chủ động Û câu bị động.
 Ngoài ra, còn nhiều câu khác không thể đổi được:
1/Câu chủ động và câu bị động :
a/Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD : Mọi người yêu mến em.
b/Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
VD : Em được mọi người yêu mến.
-Bài tập nhanh:
(?) Tìm câu bị động tương ứng với câu chủ động sau:(treo bảng phụ)
1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
2. Nhiều người tin yêu Bắc.
3. Bọn xấu ném đá lên xe.
4. Thầy phạt Nam.
* Treo bảng phụ: (mục 1 Trang 57)
(?) Em sẽ điền câu a hay b vào chỗ trống trong đoạn trích? Vì sao?
** Chốt: Ngoài ra việc chọn câu bị động như thế còn có tác dụng thay đổi cách diễn đạt, tránh lập mô hình câu. Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn thay đổi thì câu văn phải luôn thay đổi để thoả mãn nhu cẩu giao tiếp của con người. Trong đó việc chuyển đổi câu chủ động Û bị động là 1 trong những cách góp phần làm cho việc giao tiếp sinh động hơn và có hiệu quả hơn.
* Qua đây em hãy cho biết /Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
HS suy nghĩ làm nhanh .
1. Thuyền được (người lái đò) đẩy ra xa.
2. Bắc được mọi người tin yêu.
3. Xe bị bọn xấu ném đá.
4. Nam bị thầy phạt.
* Quan sát, đọc.
* Thảo luận trả lời:
 Chọn câu b vì nó tạo liên kết câu (hợp logic dễ hiểu hơn)
* Nghe.
- HS suy nghĩ trả lời và ghi bài học .
2/Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành 1 mạch văn thống nhất.
HĐ 3: Luyện tập : 
* Cho HS đọc bài tập, thảo luận tổ.
* Đánh giá.
**Bài tập bổ trợ:
(?) Xác định câu bị động trong số các câu có chứa bị hoặc được sau: (treo bảng phụ):
Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần.
Tôi bị các ông tra tấn, đánh đập nhiều quá!
Mình được 1 xâu cá.
Xe bị hết xăng. 
Nó bị ngã.
Nhà gần hồ.
Nó định về quê.
 HĐ 4:Củng cố –Dặn dò 
 a) Củng cố :
Lưu ý 
Đối với câu có chứa bị , được. Chúng chỉ là câu bị động khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
a)Trong câu phải có mặt từ bị , được
b) Đứng sau bị, được phải là C – V, trong kết cấu này có thể lược C.
c)Động từ trong kết cấu C – V sau bị, được phải là động từ ngoại động.
Ví dụ: + Em được thầy giáo / phê bình. 	 
 + Ngôi nhà ấy bị người ta / phá đi 
 + Hồng được (lược) / tặng thưởng.
b) Hướng dẫn tự học :
- Về học bài học hơm nay .
* Chuẩn bị giấy viết bàiTLV số 5 ở lớp.
* Xem lại cách làm bài lập luận chứng minh, nghiên cứu các dàn bài SGK trang 58 + các đề đã luyện tập và các điều lưu ý trang 58 SGK.
* Đọc bài tập, thảo luận.
* Đại diện trình bày.
* Tổ bạn nhận xét, bổ sung.
* Nghe yêu cầu, đọc, thảo luận:
1. Câu bị động. Vì có câu chủ động tương ứng:
 + Giặc đốt nhà chị nhiều lần.
 + Nhiều lần, giặc đốt nhà chị.
2. Câu bị động. Vì có câu chủ động tương ứng:
 + Các ông tra tấn, đánh đập tôi nhiều quá!
3,4,5,6,7 Không phải câu bị động. Vì đây là câu bình thường.
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
- HS nghe ghi nhớ và về nhà thực hiện theo yêu cầu của gv .
3/Luyện tập:
* Các câu bị động là:
 - Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy.
 - Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
 Þ Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trong đó, đồng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
 Tuần : 26. Tiết 95,96
 SN : 16/2/11
 KN : 21-26/2/11
 Viết bài tập làm văn số 05
I . Mục tiêu :
	-Ôn tập cách làm bài văn lập luận chứng minh cũng như các kiến thức Văn – Tiếng Việt có liên quan để vận dụng vào bài lập luận chứng minh cụ thể.
-Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
II Kiến thức chuẩn :
1 Kiến thức
Củng cố kiến thúc về văn nghị luận
2 Kĩ năng
Vận dụng kiến thức vào bài thực hành.
- Rèn luyện kĩ năng viết .
III Hướng dẫn thực hiện :
HĐ1: Khởi động: 
 1 Ổn định : 
 2 Kiểm diện, trật tự.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 HĐ2: Chép đề và theo dõi học sinh làm bài :
 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
 - Ổn định trật tự, theo dõi, uốn nắn cho HS làm bài.
HĐ3: Thu bài :
 - Giáo viên thu bài học sinh.
HĐ 4:Củng co á- Dặn dò : 
* Đọc văn bản: “Ý nghĩa văn chương”.
+ Tìm hiểu tác giả Hoài Thanh, chú thích trang 62.
+ Soạn 4 câu hỏi tìm hiểu văn bản.
+ Tìm hiểu trước phần luyện tập trang 63.
 Duyệt của tổ trưởng
 Long Thới , ngày tháng 02 năm 2011
 Diệp Thị Thu Sa 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn 26.doc