Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 105: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 105: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của một bài văn lập luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích

2. Kĩ năng:

 - Nhận diện và phân tích một văn bnar nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.

 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .

3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật

 III. PHƯƠNG PHÁP:

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 105: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28 Ngày soạn: 10- 03- 2012 
 TIẾT 105 Ngày dạy: 12 - 03 - 2012 
Tập Làm Văn:TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của một bài văn lập luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích
2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện và phân tích một văn bnar nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .
3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
1. Thế nào là phép lập luận chứng minh ?
2. Các bước làm bài văn LLCM ?
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
=> Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( Cần được chứng minh ) là đáng tin cậy 
5
Câu 2
a. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
Xác định yêu cầu chung của đề bài : Nêu tư tưởng 2 cách lập luận chứng minh 
- Chứng minh tư tưởng đúng đắn của câu tục ngữ 
b. Lập dàn bài :
- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh 
- Thân bài: Nêu lí lẽ dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn. 
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh 
c. Viết bài :
d. Đọc bài và sửa bài :
5
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Từ trước đến nay , chúng ta đã học phép lập luận nào ? (chứng minh), vậy tiết này, chúng ta đi tìm hiểu tiếp 1 phép lập luận nữa trong văn nghị luận đó là phép lập luận giải thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu Mục đích và phương pháp giải thích:
- Hs: Đọc vd trong sgk 
? Trong cuộc sống, em có hay gặp các vấn đề, các sự việc, hiện tượng mà em không giải thích được không ? Cho ví dụ 
- Hs : Trong cuộc sống gặp rất nhiều vấn đề khó hiểu 
- Vì sao lại có nguyệt thực, Vì sao nước biển lại mặn. 
? Vậy muốn hiểu được vấn đề đó ta phải làm như thế nào ? ( giải thích )
? Qua phân tích thì mục đích của giải thích là gì 
- Hs: Làm rõ những vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về vấn đề ấy HS đọc vb : Lòng khiêm tốn
? Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không ?
-Hs: Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích. 
? Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không ?
-Hs: Định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích 
- HS đọc hai đoạn văn : Từ Người có tính khiêm tốn đến học mãi mãi 
? Người khiêm tốn có những biểu hiện như thế nào ? Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải văn giải thích không ?
- Hs: Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại 
- Giải thích có thể kết hợp với chứng minh 
? Tại sao con người phải khiêm tốn ? đoạn văn tìm nguyên nhân cuả lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không ?
- Hs: Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là hạt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la ..
- Tìm nguyên nhân của vấn đề cũng thuộc giải thích 
- Giải thích một vấn đề cần kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi: tại sao? Cùng với câu hỏi: như thế nào ?
? Với vb này em hãy nêu đầu là luận đề, luận cứ, mở bài, thân bài, kết bài, cách liên hệ ntn trong vb 
- Hs: Luận đề : Lòng khiêm tốn 
Luận cứ : + Nói về bản chất 
 + Nói về định nghĩa 
 + Nói về biểu hiện 
 + Nói về nguyên nhân 
- Mở bài: là câu đầu; Kết bài là câu cuối; còn lại là thân bài 
? Qua phân tích hãy nêu phương pháp lập luận giải thích 
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Mục đích của giải thích: 
 - Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật
2. Phương pháp giải thích:
+ Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn
+ Đoạn 1: từ điều quan trọng .người khác 
- Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích 
+ Đoạn 2 :
- Tác giả định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích 
- Khiêm tốn là biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ, nhưng vẫn có hoài bão lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang tự đề cao mình 
+ 2 đoan văn tiếp: Những biểu hiện của người khiêm tốn:- Giải thích có thể kết hợp với chứng minh 
- Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại ...
- Giải thích bằng cách nêu định nghĩa ( nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen nghĩa bóng 
- Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề 
- Giải thích bằng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng lời diễn đạt chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo  của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích. 
* Ghi nhớ Sgk 
II. LUYỆN TẬP:
- Vấn đề giải thích : Lòng nhân đạo 
- Phương pháp giải thích : định nghĩa dùng thực tế mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề
V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- Mục đích của giải thích là gì ? Nêu các phương pháp lập luận giải thích ?
- Học thuộc ghi nhớ . Làm hết bài tập phần đọc thêm 
- Soạn bài “ Cách làm bài văn lập luận giải thích 
VI. RÚT KINH NGHIỆM
...............
 ******************************************************
 TUẦN 28 Ngày soạn: 10- 03- 2012 
 TIẾT 106 Ngày dạy: 13 - 03 - 2012 
 Tập Làm Văn + Văn : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5, BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về việc tạo lập văn bản nghị luận về cách sử dụng từ, đặt câu 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1. Kiến Thức:
 - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về việc tạo lập văn bản nghị luận về cách sử dụng từ, đặt câu
 - Thấy được năng lực Làm văn nghị luận chứng minh, những ưu điểm, nhược điểm của bài viết 
 2. Kĩ năng: 
 - Đánh giá được chất lượng và bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt các bài sau 
 3. Thái độ: Nhận rừ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
IV PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV .
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 5và bài kiểm tra Văn: Đó là kiểu bài yêu cầu làm văn chứng minh. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn
- GV chép đề bài lên bảng
– Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản
– Nêu ra định hướng của bài làm
 – Lập dàn ý
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
? Hãy lập dàn ý cho đề văn
- H/s khác theo dõi bổ sung
? Cần lấy dẫn chứng như thế cào cho xác thực
-> Sử dụng các dẫn chứng vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)
GV: Nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận phép lập luận chứng minh khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s
 - Trình bày sạch đẹp.
b. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng các dẫn chứng để chứng minh chưa hiệu quả, chưa nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
GV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu :
1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi
2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm
Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc?
I. ĐỀ BÀI:
*Câu 1: Hãy nên ngắn gọn nội dung, nghệ thuật của văn bản''Ý nghĩa văn chương'' (3đ).
*Câu 2: Hãy chứng ninh rằng ''Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta''.(7đ)
? Với đề này yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Văn nghị luận chứng minh.
- Phải chú ý đến yếu văn nghị luận chứng minh ,đua ra các dẫn chứng cụ thể.
2. Đáp án chấm:
*Câu 1: (3đ).
a. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
b. nội dung- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương
*Câu 2: 
a. Mở bài (1đ)
- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người : là đối tượng được quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây.
- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng : là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm gần đây.
b. Thân bài (4đ)
- Nêu định nghĩa về rừng :......
- Lợi ích của rừng:..........
+ cân bằng sinh thái.....
+ Bảo vệ , chống xói mòn....
- Lợi ích kinh tế........
- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.....
- Rút ra bài học về bảo vệ rừng.....
c. Kết bài: (1đ)
- Trách nhiệm của bản thân ......
- Là HS cần có ý thức........
( Hình thức trình bày,cách diễn đạt 1đ )
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a.Ưu điểm 
- Đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài viết số 5 . Do đó bài viết của chúng ta đạt điểm trên trung bình khá cao 
- Trình bày sạch sẽ hơn 
- Viết này có tốt hơn các bài viết trước , dùng từ , câu chính xác hơn 
b. Khuyết điểm :
- Tuy nhiên còn một số em vẫn chưa nắm được yêu cầu của đề vì thế kể lan man 
- Trình bày thì cẩu thả , sai lỗi c ... ác hs lên chọn đáp án.
- H/s Khác theo dõi bổ sung
? Cho hs đọc lại phần tác giả tác phẩm Phạm Văn Đồng
Hs : Trả lời , 
GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài
- Phần trắc nghiệm làm rất tốt
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài, có học bài phần lớn các em làn tốt phần trắc nghiệm - 1số bài vận dụng viết câu có sử dụng phép lập luận giả thích linh hoạt 
- Phần tự luận câu 1 làm tốt
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Một số em chuẩn bị bài chư tốt, phần trắc nghiệm làm còn sai, . 
- Điền quan hệ từ còn sai nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- Còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Đa số các em chưa biết viết đoạn văn để dỉa thích được ý nhĩa câu tục ngữ 
- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu
- Còn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:
- Một số bài kết quả thấp
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn viết tốt.
- Trả bài cho H/s
I. ĐỀ BÀI: Tiết 101 
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM :
1. Nội dung: 
2. Đáp án chấm:Tiết 101 
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản
- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:
- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học:
b. Tồn tại: 
THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT TLV SỐ 5
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 7c 1
 7c 2
BÀI KIỂM TRA VĂN
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 7c 1
.
 7c 2
 VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỤ HỌC
- Chuẩn bị bài SỐNG CHẾT MẶC BAY
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
.
 TUẦN 28 Ngày soạn:10 - 03- 2012 
 TIẾT 107+108 Ngày dạy: 14- 03 - 2012 
Văn bản : SỐNG CHẾT MẶC BAY
 ( Phạm Duy Tốn)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
 - Hiện thực về cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bon quan lại dưới chế độ cũ.
 - Những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”- Một trong những tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
 - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng: 
a.Kỹ năng chuyên môn
 - Đọc - Hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
 - Kể tóm tắt truyện.
 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập, tương phản và tăng cấp.
b. Kỹ năng sống
- Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân. Từ đó xác định lối sống có trách nhiệm với người khác.
3. Thái độ: 
 - Biết phê phán những hành động sai trái, cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của mọi người
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm với người khác.
- Học theo nhóm : Trao đổi về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân. Từ đó xác định lối sống có trách nhiệm với người khác.
 IV. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Hãy nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản '' Ý nghĩa văn chương'' ? 
 Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
1. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
2. Nội dung:
- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
10 đ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Câu tục ngữ “Sống chết mặc bay” thể hiện thói vô trách nhiệm một cách trắng trợn của viên quan phụ mẫu chi dân trong một lần hộ đê vô tiền khoáng hậu ! câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại một màn kịch bi hài hấp dẫn qua vb “ sống chết mặc bay”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Phạm Duy Tốn 
 - HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời.
? Văn bản thuộc kiểu loại gì?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích *
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản
- GV: Đọc gọi hs đọc tiếp ( chú ý giọng kể, tả của tác giả , giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, hóng hách , giọng sợ sệt của thầy đề, dân phu )
? Giải thích từ khó 
? Quan sát vb hãy cho biết chuyện kể về sự kiện gì . nhân vật chính trong truyện này là ai?
- HS: Cảnh vỡ đê, nhân vật chính là quan phụ mẫu 
? VB chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần?
- HS: Thảo luận trả lời.
? Phần nội dung nào là chính ? Vì sao em xác định ntn? ( Phần 2 ) vì thể hiện được nội dung văn bản
- Gọi hs đọc phần đầu
? Cảnh vỡ đê được gợi tả bằng các chi tiết nào 
- HS: Thời gian: Không gian:..
? Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng ntn? 
- HS: Đêm tối mưa không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ vỡ đê )
? Tên con sông thì được nêu cụ thể còn tên làng tên phủ lại được dùng bằng kí hiệu, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
 - HS: Câu chuyện này không chỉ xảy ra một nơi mà có thể ở nhiều nơi.
 Gọi hs đọc từ: dân phu đến hỏng mất
? Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ? 
- HS: - Hình ảnh: Kẻ thì thuổng .như chuột lột 
- Âm thanh: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau 
? Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ? 
- HS: Nhiều từ láy ( bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn ).Từ cảm thán .
? Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ cách miêu tả này ? 
- HS: Hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại 
? Theo dõi đoạn văn tả trong đình, hãy cho biết những chuyện gì đã xảy ra ở đây ? 
- HS: Chuyện quan phụ mẫu được hầu hạ, chơi tổ tôm, nghe tin vỡ đê
- GV: Hướng dẫn
- HS: Suy nghĩ,trả lời.
? Trong đoạn văn kể quan phụ mẫu được hầu hạ tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung, đồ vật để dựng chân dung quan phụ mẫu ?
? Các chi tiết đó tạo ra hình ảnh quan phụ mẫu ntn? 
? Trong khi miêu tả và kể chuyện này tác giả đã có những lời bình luận biểu cảm nào ?( này này đê vỡ.thú vị ; Than ôi ! cứ như .. đồng bào huyết )
? Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ khi nghi tin đê vỡ, và cho biết: hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì ? Những câu đối thoại nào đắt nhất, qua đó tính cách quan phụ mẫu được bộc lộ ntn? 
- HS: Thảo luận 2p-trình bày.
- GV: Nhận xét, 
? Cách dùng ngôn ngữ đối thoại ở đây có tác dụng gì ?
- HS: Khắc hoạ thêm tích cách tàn nhẫn, vô lương tâm, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu . tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người )
- Gọi hs đọc đoạn cuối
? Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả với biểu cảm ntn? Nêu tác dụng cách dùng ngôn ngữ này ?
- HS: Suy nghĩ,phát hiện,phát biểu.
- GV: Nhận xét
? Cảm nhận của em về giá trị của truyện “Sống chết mặc bay” 
- HS: Trên các phương diện: Nội dung phản ánh hiện thực, nhân đạo, đặc sắc nghệ thuật ? ( HSTLN)
+ Phản ánh c/s ăn chơi hưởng lác vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống thê thảm của người dân 
+ Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng dân thường, cảm thương thân phân người dân bị rẻ rúm
* HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn Luyện tập
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Phạm Duy Tốn ( 1883- 1924 )Quê : Hà Tây.
- Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm:
- “ Sống chết mặc bay” được in trong truyện ngắn Nam phong xuát bản 1918. Đây là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Phạm Duy Tốn.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia làm ba phần.
- Phần 1: Từ đầu .... vỡ mất –> Cảnh sắp vỡ đê 
- Phần 2: Tiếp ... điếu, mày –> Cảnh trên đê và trong đình trước khi vỡ đê. 
- Phần 3: Còn lại -> Cảnh vỡ đê 
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
c. Phân tích :
c1: Cảnh sắp vỡ đê
- Thời gian: Gần một giờ đêm 
- Không gian: Trời mưa tầm tã nước sông Nhị Hà lên to, nước sông ở làng X, thuộc phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.
-> Đêm tối, mưa to không ngớt nước sông dâng nhanh có nguy cơ 
C2. Cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ: 
* Cảnh trên đê:
- Kẻ thuổng, cuốc, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm ..
- Trống đánh liên hồi, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau .
- Mưa ầm ầm dân phu rối rít lũ kiến trên đê
- Tiếng kêu vang trời dậy đất trên đê.
=> Hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại
* Cảnh trong đình 
+ Quan phụ mẫu được hầu hạ: 
- Chân dung: uy nghi chễm chệ ngồi, tay trí tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra 
- Đồ vật: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng 
+ Quan phụ mẫu chơi tổ tôm 
- khểnh râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc .
+ Quan phủ nghe tin vỡ đê
đê vỡ rồi ! đê vỡ rồi thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không ?
=> Vô trách nhiệm, tàn nhẫn, vô lương tâm, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch 
3. Cảnh vỡ đê
 - Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng , lúa má ngập hết =>Miêu tả : 
 - Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn , lênh đênh mặt nước . Cho xiết =>Biểu cảm :
=> Cảnh tượng lụt do vỡ đê -> Tỏ lòng ai oán, cảm thương của tác giả 
III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : Sgk/55
1. Nghệ thuật : 
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thọa rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động..
2. Nội dung:
- Phê phán, tố cáo thói bàng quang vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu.- Đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp Thuộc: Đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.. 
 IV. LYỆN TẬP:
+ Bài tập 1 ;
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, người dẫn truyện, nhân vật, đối thoại: có 
- Độc thoại nội tâm: không
VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Về nghệ thuật hấp dẫn người đọc nhờ những yếu tố nào ? Nêu nội dung của vb ?
 - Học ghi nhó,làm bài tập 2.
 - Soạn bài: CÁCH LÀM BÀI..., LUYỆN TẬP.....
VII. RÚT KINH NGHIỆM
.
 ******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V7 TUAN 28 MOI NHAT.doc