Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Bài 29 : Tiết 117: Văn bản: quan âm thị kính (trích đoạn: Nỗi oan hại chồng)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Bài 29 : Tiết 117: Văn bản: quan âm thị kính  (trích đoạn: Nỗi oan hại chồng)

I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 -Bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.

 -Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.

 -Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.

 2. Kĩ năng

 -Đọc diễn cảm kịch bản chèo qua lối phân vai.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Bài 29 : Tiết 117: Văn bản: quan âm thị kính (trích đoạn: Nỗi oan hại chồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Ngày soạn: 
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng ..........Sĩ sốVắng.
Bài 29 : Tiết 117: Văn bản:
quan âm thị kính.
 (Trích đoạn: Nỗi oan hại chồng)
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 -Bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
 -Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 -Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
 2. Kĩ năng
 -Đọc diễn cảm kịch bản chèo qua lối phân vai.
 -Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
 3.Tình cảm
 Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, thích thú với nghệ thuật chèo.
 II. Chuẩn bị
 1.Giáo viên: -Tư liệu ngữ văn 7
 -Phiếu học tập cá nhân.
 2.Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà
 III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Đặc điểm nội dung nghệ thuật của văn bản Những trò lố hay là Va-ren và PBC?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d đọc, tìm hiểu chung văn bản
-Giới thiệu giọng đọc, hướng dẫn đọc bài.
-Nhận xét giọng đọc, yêu cầu chú giải từ khó.
-Y/c đọc nội dung giới thiệu tóm tắt vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, hướng dẫn tóm tắt.
?Em biết gì về nghệ thuật hát chèo?
-Chốt nội dung cần đạt
?Đoạn trích nằm ở phần nào của vở chèo?Chỉ ra bố cục đoạn trích?
-Chốt nội dung cần đạt
-Chú ý, đọc bài (đọc phân vai)
-Nhận xét, bổ sung.
-Giải thích từ khó (hình thức hỏi đáp)
-Chú ý nghe, tóm tắt .
-Suy nghĩ, trả lời
-Bổ sung ý kiến.
-Chú ý nghe, ghi vở.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Bổ sung ý kiến
-Chú ý nghe, ghi vở.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1.Đọc, chú thích.
2. Giới thiệu và tóm tắt nội dung vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
a. án oan giết chồng
Thị Kính bị vu oan giết chồng, bị đuổi khỏi nhà họ Sùng. Nàng giả trai đi tu mong giải oan.
b. án hoang thai
Thị Kính-Tiểu Kính Tâm bị Thị Mầu vu oan, bị đuổi ra khỏi chùa.
c. oan tình được giải-Thị Kính lên tòa sen.
Ba năm Thị Kính xin sữa nuôi con Thi Mầu bỏ lại, nàng được giải oan, trở thành Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, lúc này mọi người mới biết Kính Tâm và Thị Kính là một.
3.Tìm hiểu khái niệm chèo và một số đặc điểm sân khấu chèo truyền thống Việt Nam.
-Khái niệm (sgk)
-Đặc điểm:
+Sân khấu kể chuyện dân gian để giáo dục đạo đức.
+ Sân khấu kết hợp với các yếu tố nghệ thuật: Hát, múa.
+Sân khấu ước lệ và cách điệu cao
+Kết hợp các yếu tố bi, hài
4 Vị trí và bố cục đoạn trích.
-Vị trí: Đoạn trích nằm ở nửa sau của phần thứ nhất án oan giết chồng.
-Bố cục: 3 phần:
+P1. Từ đầu->Âu dao bén, thiếp xén tày một mực: Trước khi bị oan
+P2. Tiếp theo->Về cùng cha con ơi! Trong khi bị oan.
+P3. Phần còn lại. Sau khi bị oan.
HĐ2 H/d tìm hiểu chi tiết văn bản
?Khung cảnh mở đầu đoạn trích cho thấy cuộc sống của Thị Kính ra sao?
-Chốt nội dung cần đạt.
?Những chi tiết nào cho thấy Thị Kính là người vợ hiền nết na?
-Giảng bình
-Trả lời.
-Chú ý nghe.
-Suy nghĩ, trả lời
-Bổ sung ý kiến.
-Chú ý nghe.
II. Tìm hiểu chi tiết:
 1. Trước khi bị mắc oan.
-Cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm, Thị Kính yêu thương chồng, ân cần, dịu dành với chồng:
+Nàng ngồi quạt cho chồng
+Muốn làm đẹp cho chồng
+Chăm sóc tỉ mỉ
->Tình yêu thương trong sáng, chân thật.
 3.Củng cố
Hệ thống hóa nội dung bài, h/d chuẩn bị bài ở nhà
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài cho tiết 118.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 117.doc