Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 – Bài 8 - Tiết 29 – Văn bản qua đèo ngang (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 – Bài 8 - Tiết 29 – Văn bản qua đèo ngang (Tiếp)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu giá trị tư tưởng-nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luạt chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyên Thanh Quan.

1.Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Bà Huyên Thanh Quan

- Đặc điểm thơ Bà HTQ qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 – Bài 8 - Tiết 29 – Văn bản qua đèo ngang (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 – BÀI 8
TIẾT 29 – VĂN BẢN
QUA ĐÈO NGANG
 (Bà Huyện Thanh Quan)
 Ngày soạn: 17. 10.10 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Hiểu giá trị tư tưởng-nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luạt chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyên Thanh Quan.
1.Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Bà Huyên Thanh Quan
- Đặc điểm thơ Bà HTQ qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2.Kĩ năng:
- Đọc –hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
B.CHUẨN BỊ:
 + GV: Sgk, sgv, tham khảo thể thơ thất ngôn bát cú, chuẩn kiến thức..
 + HS: Đọc kỹ văn bản và chuẩn bị trước nội dung trả lời trong câu hỏi phần Đọc hiểu văn bản trong sgk Ngữ văn 7, xem thể thơ, luật thơ Đường, so sánh đối chiếu với văn bản vừa học.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1- KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 15 phút: 
GV dùng bảng phụ : Yêu cầu HS Viết lại chữ cái của câu trả lời đúng nhất?
Câu 1: văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì sau đây: (1đ)
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước nagỳ khai trường của con vào lớp một.
Câu 2: Nhân vật chínhtrong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?(1đ)
A. Người mẹ B. Cô giáo 
C. Hai anh em D. Những con búp bê
Câu 3: Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện nội dung nào sau đây?(1đ)
A. Nước nam là nước có chủ quyền, không kẻ thù nào dược xâm phạm.
B. Nước Nam là một đất nước văn hiến
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
Câu 4: Nhấn vật trữ tình – Ta trong bài thơ là người như thế nào?(1đ)
A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên
B. Thanh cao, trong sáng
C. Tâm hồn giao cảm tuyệt đối với thiên nhiên
D. Gồm cả ba ý trên.
5. Điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh câu ca dao sau: (2đ)
...................... nào phải người xa
Cùng chung........................... một nhà cùng thân
......................... như thê tay chân
........................ hoà thuận hai thân vui vầy.
6. câu ca dao trên thể hiện nội dung gì? tác giả đã sử dụng thành công phép tu từ gì?(2đ)
7. Chép lại một câu hát than thân và cho biết nội dung câu hát ấy? (2đ)
* Hoạt động 2- GIỚI THIỆU BÀI
Với Hồ Xuân Hương, trong bài “Bánh Trôi Nước”, em đã bắt gặp một ngôn ngữ thơ bình dị nhằm bộc lộ thái độ của chính mình trước thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Còn hôm nay, với bà Huyện Thanh Quan trong bài “Qua Đèo Ngang”, em bắt gặp và hiểu thêm điều gì? Để giải đáp được câu hỏi này chúng ta đi vào tiết học.
* Hoạt động 3-BÀI HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
 Đọc và tìm hiểu chú thích
-Yêu cầu Hs đọc, tìm hiểu phần chú thích sgk/102
GV gọi 1 HS đọc phần chú thích cho cả lớp nghe.
GV bổ sung thêm: Bà Huyện Thanh Quan là một người học 
-HS đọc thầm chú thích.
-1 Hs đọc.
I. I.TÌM HIỂU CHUNG
 1.Tác giả:
 Bà HTQ là một nữ sĩ 
tài danh hiếm có trong 
l lịch sử văn học VN thời tr trung đại.
- 
rộng đựơc vua Minh Mạng mời vào Huế làm chức “Cung trung giáo tập”
(Dạy cho các cung nữ). Thơ bà có đặc điểm nổi bật: trang nhã, buồn, luôn luôn hoài cổ.
-HS nêu vài nét về tác giả.
-Từ chú thích, bước đầu các em hãy tìm hiểu về thể thơ?
GV gọi HS đọc bài thơ “Qua Đèo Nang”
-Bài thơ viết theo thể thơ gì? Có gì khác với bài “Bánh Trôi Nước”?
-HS đọc bài thơ
HS hoạt động độc lập.
( số câu, số chữ, cách gieo vần ở câu 1,2,4,6,8 a: tà-hoa--nhà-gia-ta, 
2.Thể thơ :
-Thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối
“Qua Đèo Ngang”về số câu, số chữ, vần, phép đối, luật bằng trắc .Bố cục gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết. 
-phép đối: luật bằng trắc; đối giữa câu 3 & 4)
HDĐọc - hiểu văn bản:
II.Đọc - hiểu văn bản: 
GV đọc mẫu bài thơ cho Hs nghe và lưu ý: nhịp thơ, cặp đối, nhất là giọng thơ bộc lộ tâm trạng.
- nghe
1.Nội dung:
-Gọi HS đọc lại bài thơ.
-Gọi 1 HS đọc chú thích 1-5 sgk.
-2 HS đọc bài thơ.
-1 HS đọc chú thích 1-5
GV cho Hs nêu cách hiểu sơ lược về nội dung baì thơ.
-Gọi HS đọc 2 câu thơ đầu. 
-HS nêu cách hiểu sơ lược về nội dung bài thơ
-1 HS đọc 2 câu thơ đầu
-Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? dụng ý của tác giả khi chọn thời điểm này là gì?
(Cho HS liên hệ với ca dao)
-HS hoạt động độc lập.
a.Cảnh sắc Đèo Ngang:
GV bổ sung: buổi chiều-thời điểm dễ gợi nhớ nỗi buồn cho con người nên trong ca dao, kiểu chọn thời điểm này để bộc lộ tâm trạng là không thể thiếu.
VD:Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về. . . đau chín chiều .
- Thời gian: buổi chiều tà
- Không gian: trời, non ,nước cao rộng bát ngát
-Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên trong câu thơ 2?
-HS hoạt động độc lập, HS khác nhận xét, bổ sung
-Cảnh đó hiện lên như thế nào?
-HS trả lời.
-GV gọi HS đọc tiếp 2 câu sau
-HS đọc thơ.
-Cảnh Đèo Ngang tiếp tục miêu tả với những chi tiết nào? Điểm nhìn của tác giả có gì khác so với 2 câu thơ đầu? Tác dụng?
-HS hoạt động độc lập, nhận xét bổ sung.
- Cảnh vật: cỏ cây, đá, hoa, tiếng chim, nhà chợ bên sônghiện lên tiêu điều hoang sơ
-GV bổ sung:
+ Con người xuất hiện.
=>cảnh: hoang vu, rậm rạp.
=>con người: có dấu hiệu của sự sống
-GV cho HS chỉ ra tất cả những phương thức nghệ thuật trong 2 câu thơ 3,4 có dẫn chứng.
-Từ đó em cảm nhận thêm gì về cảnh sắc Đèo Ngang?
-Hoạt động nhómànhận xét, bổ sung.
 -Buồn, vắng lặng
.
-GV gọi Hs đọc câu 5,6.
-Trong 2 câu này, đối tượng miểu tả và cách tiếp nhận đối tượng có gì khác?
-HS phát hiện.
(Nghe âm thanh của con cuốc cuốc và gia gia)
2.Tâm trạng của nhà thơ:
-Cho Hs đọc chú thích 4,5.
-Hai âm thanh nói lên điều gì? (Chú ý từ láy, từ đồng âm).
-Đó là tâm trạng gì?
-GV cho HS góp ý,bổ sung
-Trả lời.
(Nói lên tâm trạng của tác giả)
-Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà
-Nhưng để bộc lộ được tâm trạng đó, nhà thơ đã vận dụng đến nghệ thuật gì? Tác dụng sâu sắc của chúng ra sao?
-GV liên hệ lịch sử VN: hoàn cảnh đất nước, XH cuối Lê đầu 
Nguyễnàtâm trạng của nhà thơ	
-Hoạt động độc lập.
- Buồn, cô đơn.
-So với 6 câu trên, thì 2 câu cuối này thiên về mặt nào hơn? Mục đích biểu đạt nội dung đó là gì?
Hãy nêu những nét đặc sắc về NT của bài thơ?
-Hoạt động nhóm.
+ 6 câu đầu: mượn cảnh tả tình.
+ 2 câu kết: Tả tình.
-Hoạt động độc lập
 2.Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Đường luật TNBC một cách điêu luyện.
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy
Từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm.
-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả.
- Tất cả nghệ thuật ấy biểu đạt nội dung gì?
3. Ý nghĩa:
Tâm trạng cô đơn
thầm lặng, nỗi 
niềm hoài cổ của
nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
GV cho Hs đọc yêu cầu BT1 sgk/104.
GV lưu ý HS hai câu thơ cuối: câu kết của bài, ta thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại, bà quan sát và chỉ thấy “trời, non, nước”. Vũ trụ thật rộng lớn, 
con người cảm thấy mình bé nhỏ, lại đơn độc, trống vắng. Ở đây chỉ có một mình bà “ta với ta”. Lại 
III.Luyện tập: 
cho tâm trạng của tác giả thêm nặng nề tê tái.
- Hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
-HS tự làm.
 * Củng cố :
Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc lạu nội dung mục ghi nhớ: sgk.
GV dùng bảng phụ:
1. Đèo Ngang thuộc địa phương nào?
A. Đà Nẵng B.Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình
C. Quảng Bình D. Nơi giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh.
2. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng như thế nào?
 A. Yêu say trước vẻ đẹp của quê hương đất nước
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hươnbg
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
3. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật, học ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài mới “Bạn Đến Chơi Nhà”: Thực hiện các yêu cầu phần HDHB
Tiết: 30 – VĂN BẢN
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 (Nguyễn khuyến)
 Ngày soạn: 17. 10.2010
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Hiêủ được tình bạn đậm đà thắm thiết của NK qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
1.Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của NK trong bài thơ.
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đoc-hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật
B.CHUẨN BỊ:
 + GV: Sgk, sgv, tham khảo, chuẩn kiến thức.
 + HS: Đọc kỹ văn bản chú thích. Tìm hiểu các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1- KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ bài thơ ? 
Em hãy hình dung tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang? Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
* Hoạt động2 - KHỞI ĐỘNG (3P)
? Nêu những hiểu biết của em về tình bạn.( HS trả lời)
GV chốt: Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử VHVN.“BĐCN” của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
* Hoạt động 3- BÀI HỌC(30P)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
 Đọc và tìm hiểu chú thích
Yêu cầu Hs đọc, tìm hiểu
từng phần chú thích về tác
giả Nguyễn Khuyến
-HS đọc thầm chú thích.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Nguyễn Khuyến
( 1835-1908) là nhà thơ của làng cảnh VN
-Qua phần chú thích em hãy nêu vài nét chính về thân thế của tác giả Nguyễn Khuyến? 
-1 Hs đọc.
-HS nêu vài nét về tác giả
-GVcó thể cho HS quan sát bài thơ “Bạn đến Chơi Nhà”trên bảng phụ 
-HS quan sát bài thơ.
-Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Vì sao em biết?
-Hoạt động độc lâp.
2.Thể thơ:-Thất ngôn bát cú Đường luật.
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luât, bây giờ dựa vào bài “Bạn Đến Chơi Nhà” hãy nêu lại số câu, số chữ, cách hiệp vần, phép đối? 
-HS trả lờiàbổ sung.
- 1 câu đầu
- 6 câu tiếp
- 1câu cuối
3.Bố cục:
- Bài thơ có bố cục độc đáo
 Đọc và tìm hiêu văn bản
II.Đọc - hiểu văn bản:
-Em hãy cho biết bài thơ nói điều gì?
-Gọi HS đọc câu 1
-Hoạt động độc lập.
-HS đọc câu 1
1.Nội dung:
-Qua câu thơ thứ 1, em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn mình? (Gặp nhau thường xuyên không? Cách xưng hô? Gặp nhau ở đâu?)
-Hoạt động độc lập.
Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu. Cách xưng hô thân tình, gần gủi, tôn trọng=> tình bạn thân thiết, thuỷ chung
a. Câu 1:
- Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
-Theo nội dung của câu thứ 1 đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn đến chơi như thế nào?
-Hoạt động độc lập.
Tiếp đãi ân cần chu đáo
-GV gọi HS đọc lại câu 2à7
6 câu sau nhà thơ trình bày với bạn những gì?
-Hoạt động độc lập.
-Sự thiếu thốn, đạm bạc khi tiếp bạn được cường điệu hóa tối đa 
b. Sáu câu tiếp:
- Lời giải bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn 
-Tác giả có dụng ý gì khi tạo ra tình huống như thế?
hóm hỉnh, thân mật.
-Câu thơ cuối và cùm từ ta với ta nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
-Hoạt động độc lập.
c. Câu cuối:
-Thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà
GV cho HS so sánh với cụm từ ta với ta trong bài “Qua Đèo Ngang” để từ đó hình dung tư thế, tâm hồn của 
Nguyễn Khuyến trong “Bạn đến chơi nhà” .
-GV: Ta với ta là Nguyễn Khuyến với bạn, là 2 nhưng tuy 2 mà 1àta đến với nhau là tình bạn trong sáng, cao đẹp nên tất cả những gì không có ở trên để tập trung khẳng định một cái lớn lao không gì sánh nổi: Tình bạn chân thành.
-Em có nhận xét gì về lời lẽ sử dụng trong bài thơ? 
-Hoạt động độc lập.
2.Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối
cùng oà ra niềm vui đồng cảm
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ thể loại điêu luyện
c. Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
 * Hoạt động 4- CỦNG CỐ BÀI HỌC
Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ.	 
 * Hoạt động 5- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn 
của NK và một số nhà thơ khác
- Nắm nội dung, nghệ thuật, 
-Chuẩn bị bài mới: “Xa ngắm thác Núi Lư”
Tiết: 31,32
Tập làm văn
BÀI VIẾT SỐ 2 – VĂN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1- Kiến thức:Ôn luyện kiến thức về văn biểu cảm
2- Kĩ năng: Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của dân tộc ta.
B.CHUẨN BỊ:
 + GV: Thảo luận nhóm, ra đề bài và làm đáp án. .
 + HS: Ôn lại phương pháp làm văn biểu cảm. Chuẩn bị giấy, viết
C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG: 
*Hoạt động 1- KIỂM TRA BÀI CŨ 
*Hoạt động 2 - KHỞI ĐỘNG (3P)
 Các em đã học qua thể loại văn biểu cảm và nắm được phương pháp làm văn biểu cảm. Hai tiết hôm nay các em sẽ làm baì viết tại lớp.
*Hoạt động 3- BÀI MỚI 
 Giáo viên ra đề kiểm tra:
- Ghi đề lên bảng: Loài cây em yêu.
. Đáp án:
 a. Nội dung:
-HS viết đúng thể loại văn biểu cảm. Chọn loài cây mà mình yêu mến, thích thú, có hiểu biết về nó.
-HS nêu cho được tình cảm của mình đối với cây, lí do mình yêu cây.
-Bài văn phái miêu tả chi tiết về cây, tình người đối với cây. Tình cảm biểu hiện phải chân thành.
 b. Hình thức:
	-Bài văn phài có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	-Lời văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
	-chữ viết rõ rang, sạch sẽ.
	 4. Biểu điểm: 
-Điểm 9-10: Bài làm tốt, đạt các yêu cầu trên, văn hay có cảm xúc, tự nhiên chân thành, ý dồi dào.
-Điểm 7-8: Bài làm khá. Hiểu cách làm bài. Xác định đúng yêu cầu, vài chỗ biểu cảm gián tiếp qua miêu tả chưa sâu sắc. Mắc không quá 2 lỗi chính tả.
- Điểm 5-6: Bài làm trung bình, cảm xúc chưa được diễn đạt cụ thể, sinh động, chưa thể hiện rõ sự hiểu biết về đối tượng biểu cảm còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả từ 3-5 lỗi. 
- Điểm 3-4: Bài làm đi sa đà vào kể hoặc tả, bố cụ chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm o-2: Bài làm quá sơ sài, viết vài dòng chiếu lệ hoặc không đúng thể loại.
 IV.Củng cố: Nhắc HS đọc lại, kiểm tra bài làmàThu bài.
 V. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: “Chữa lỗi về quan hệ từ” 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NV 7 tuan 18 moi.doc