Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 46: Bài 1: Câu ghép

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 46:  Bài 1: Câu ghép

/Củng cố, dặn dò:

 - Làm bài luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên.

 - Học bài và đọc lại toàn bộ văn bản, nắm vững nội dung ghi nhớ.

 - Soạn bài “ Câu ghép”:

 + Phân tích các câu ghép, tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó; làm các BT phần luyện tập.

 

doc 47 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 46: Bài 1: Câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 1
4/Củng cố, dặn dò:
	- Làm bài luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên.
	- Học bài và đọc lại toàn bộ văn bản, nắm vững nội dung ghi nhớ.
	- Soạn bài “ Câu ghép”:
	+ Phân tích các câu ghép, tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó; làm các BT phần luyện tập.
Tuần : 12
 Tiết : 46
CÂU GHÉP (TT)
A/.MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
-Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.
 B/.CHUẨN BỊ:
-Giáo viên soạn bài, đọc thêm phần lưu ý và tư liệu tham khảo. 
-Dự kiến các khả năng tích hợp: 
+Tích hợp với Văn qua các văn bản đã học, với TLV qua bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
C/.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
-Nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ và chỉ ra các vế của câu ghép.
-Nêu cách nối câu ghép, cho ví dụ từng loại.
	3)Bài mới: 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
-Học sinh đọc đoạn văn trong SGK. ( Ghi ví dụ bảng phụ)
?Tìm các cụm C-V trong những câu ghép và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta / rất
 C V C V
 (kết quả) - (nguyên nhân) 
 đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay / là cao 
 C V
quý là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (quan hệ kết quả-nguyên nhân)
?Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh hoạ
a.Các vế có quan hệ mục đích:
Các em/ phải cố gắng học để thầy mẹ/ được vui lòng và để thầy dạy các em/ được sung sướng.
b.Các vế có quan hệ điều kiện- kết quả:
Nếu ai/ buồn phiền cau có thì gương /cũng buồn phiền cau có.
c.Các vế có quan hệ tương phản:
Mặc dù nó/ vẽ bằng những nét to nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng/ cũng trở nên ngộ nghĩnh.
d.Các vế có quan hệ tăng tiến:
Mưa/ càng to thì nước/ càng dâng cao.
đ.Các vế có quan hệ lựa chọn
Tôi/ chưa kịp làm hay anh /làm cho tôi vậy.
- Qua các ví dụ trên, em hãy nhận xét mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong một câu ghép?
+ Chúng có mối quan hệ ý nghĩa với nhau khá chẹt chẽ .
* Gv giảng chốt kiến thức.
. Hs đọc lại ghi nhớ.
I/.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
 1/.Ví dụ: SGK/123
 -> Chúng có mối quan hệ ý nghĩa với nhau khá chẹt chẽ
 2/.Ghi nhớ: SGK/123
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập.
-Cho học sinh đọc yêu cầu từng bài tập dự định làm trên lớp.
BT1-Cho học sinh làm bài tập theo cặp, sau đó cử đại diện nhóm lên làm trên bảng.
-Giáo viên cho học sinh nhận xét bổ sung giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả.
BT2:Cho học sinh thảo luận cặp tìm xác định ý nghĩa của các câu ghép.
BT3:Bài tập khó cho học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết.
Giáo viên thu theo nhóm để chấm điểm nhanh.
BT4: Cho học sinh về nhà làm, giáo viên hướng dẫn sơ lược cách làm
II..Luyện tập
Bài 1/124: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép sau, cho biết mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy?
a)Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học
Vế A-vế B: nguyên nhân kết quả; quan hệ B và C : giải thích vế B
b)Quan hệ điều kiện (điều kiện kết quả)
c)Quan hệ tăng tiến.
d)Quan hệ tương phản.
e)Đoạn trích có 2 câu ghép
-Câu 1: quan hệ thời gian nối tiếp.
-Câu 2: nguyên nhân(nguyên nhân- hệ quả ngầm hiểu là vì nên)
Bài 2/124: Tìm, xác định ý nghĩa và nhận xét về tác dụng của câu ghép
a.Trời/ xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm; Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương; Trời/ âm u mây mưa, biển/ xám xịt nặng nề; Trời/ ầm ầm dông gió, biển/ đục ngầu giận dữ.
àQuan hệ điều kiện- kết quả.(vế đầu chỉ điều kiện, vế sau kết quả)
b.Mặt trời/ lên ngang cột buồm, sương/tan, trời/ mới quang; Nắng/ vừa nhạt, sương/ đã buông nhanh xuống mặt biển.
àQuan hệ nguyên nhân- kết quả(vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả)
Bài 3/125 Đánh giá việc dùng câu ghép
Mỗi câu ghép là một sự việc lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách ra thành câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu hiện thì tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.
Bài 4/114 tổng hợp nhiều yêu cầu có liên quan đến việc dùng câu ghép.
-Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.
-Trong các câu ghép còn lại nếu tách mỗi vế thành một câu đơn;
VD:U van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi ngay bây giờ cho u
à giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng nghẹn ngào không phù hợp với cách kể và van vỉ của chị Dậu.
 4/Củng cố, dặn dò:
	-Nêu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép, đặt một câu ghép có mối quan hệ điều kiện – kết quả.
	-Về nhà học bài và làm bài tập về nhà
	-Xem lại lý thuyết TLV về vb thuyết minh; chuẩn bị “Phương pháp thuyết minh”
------------------------------------------------------------------------
Tuần : 12
Tiết : 47
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A/.MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Nắm được các phương pháp thuyết minh.
-Rèn luyện kỹ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh.
- Giáo dục hs có ý thức trau dồi kiến thức qua đọc sách báo
 B/.CHUẨN BỊ:
-Giáo viên soạn bài, đọc thêm phần lưu ý và tư liệu tham khảo. 
-Dự kiến các khả năng tích hợp: 
+Tích hợp với Văn qua các văn bản đã học, với tiếng Việt qua bài Câu ghép.
C/.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
-Nêu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh? Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em đã học ở lớp 6 và lớp 7.
	3)Bài mới: 
	Yêu cầu đối với bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập, tích luỹ hằng ngày bằng sách vở, đặc biệt là quan sát, tìm hiểu. Muốn có tri thức ta phải làm gì? tri thức lấy từ đâu?
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp để TM
-Cho học sinh đọc lại các yêu cầu ở mục bài đã học TM: xem lại các vb thuyết minh ở tiết trước.
- Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì? (sự vật, khoa học, lịch sử và văn hoá xã hội)
- Làm thế nào để có tri thức ấy?
+ Phải nghiên cứu, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? (quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức về đối tượng cần TM. Vai trò quan trọng)
- Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài thuyết minh không?
+ Tri thức trong bài thuyết minh không phải do tưởng tượng (người thuyết minh cần có quan sát, tra cứu, phân tích)
- Quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?
+ Quan sát:tìm hiểu sự vật có những đặc trưng gì, có mấy bộ phận, về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất.
*Học tập, đọc sách, tra cứu: tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tài liệu, từ điển
*Tham quan, quan sát: tìm hiểu đối tượng bằng cách trực tiếp ghi nhớ thông qua các giác quan, các ấn tượng.
*Học tập, nghiên cứu: ở trường, ở nhà, qua sách báo các phương tiện thông tin đại chúng.
*Quan sát đối tượng: nhớ, ghi chép, tóm tắt.
*Phân tích, chọn lọc, phân loại các thông tin sẽ sử dụng để viết.
* Gv cho Hs chốt kiến thức. 
*Hoạt động 2: Phương pháp thuyết minh
a/-Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK/126.
?Các câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh?Trong các câu văn trên ta thường gặp từ gì?(là)
(đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu)
?Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích có yêu cầu gì và diễn đạt như thế nào? 
(quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng, sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán
Vd:Hãy định nghĩa sách là gì? Bàn là gì? để học sinh tập định nghĩa có thể gợi ý: Sách là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức tự học sinh phải nghĩ ra chữ phương tiện mới định nghĩa được; cũng có thể nói cách khác: sách là đồ dùng học tập thiết yếu đối với học sinh )
b/Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật?Chỉ ra các yếu tố liệt kê ví dụ trên?
(kể ra lần lượt các đặc điểm tính chất  của sự vật theo một trật tự nào đó- giúp người đọc hiểu sâu vấn đề và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh )
c/Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc ở nơi công cộng?
(thuyết phục người đọc, khiến người đọc tin vào những điều mà người viết cung cấp)
d/Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? nếu không có số liệu làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không ?
(không có người ta chưa tin vào nội dung thuyết minh cho rằng người viết suy diễn)
e/Tác dụng của phương pháp so sánh?
(tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh )
f/Hãy cho biết bài Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
(là trung tâm văn hoá nghệ thuật; sự kết hợp hài hoà của núi sông và biển; những công trình kiến trúc nổi tiếng; những sản phẩm đặc biệt đặc biệt là những món ăn; thành phố đấu tranh kiên cươngà)
?Vậy phân tích , phân loại là gì?
-Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/128
I/.Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
 1.Quan sát, học tập ... g quách vỡ, bỏ vợ lìa con )
?Những từ ngữ đó mang tính chất gì? Những hình ảnh đó gợi cho người đọc liên tưởng tới tình hình nào?
(Hình ảnh mang tính chất ước lệ tượng trưng đất nước trong khói lửa binh đao)
?Trước tình hình đó từ ngữ nào diễn tả tâm trạng người cha? Biện pháp được tác giả sử dụng là gì?
-Cho học sinh đọc 8 câu cuối.
?Trong phần cuối của đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
Tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu bó tay,  Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
(Tất cả những điều mà NPK muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường. Qua đó ta càng thấy NPK là người anh hùng hào kiệt hoàn toàn không nghĩ đến riêng mình một lòng một dạ vì dân, vì nước)
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK//163.
-Cho học sinh làm bài luyện tập trong SGK/163.
I/. Hướng dẫn tìm hiểu chung
1)Tác giả: 
2)Tác phẩm: 
II/. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
1)Đọc:
2)Thể loại:
Thể thơ song thất lục bát.
2)Phân tích:
a.Tám câu đầu:
-Bối cảnh không gian: 
àNơi biên giới ảm đạm heo hút
àTừ ngữ ước lệ, gợi cảm
=>Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối: thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm khiến người đọc phải khắc cốt ghi xương.
b.Hai mươi câu tiếp theo:
-Cảnh đất nước ta: 
àHình ảnh ước lệ
=>Quê hương tơi bời khói lửa đốt phá của bọn xâm lược tàn bạo
-Tâm trạng người cha:
=>Tâm trạng bi phẫn, lâm ly.
c.Tám câu cuối:
à Thế bất lực của người cha để hun đúc ý chí gánh vác của người con.
III.Hướng dẫn tổng kết:
Ghi nhớ SGK/163
	4/Củng cố; dặn dò:
-Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Học bài và học thuộc lòng bài thơ.
-Nắm nội dung và nghệ thuật bài.
-Chuẩn bị : Kiểm tra học kì: Ôn toàn bộ kiến thức tổng hợp theo hướng dẫn ở các giờ ôn tập( Đề cương ôn tập đã soạn)
----------------------------------000-------------------------------
 Tuần : 17
Tiết : 67 , 68
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
(Đề do PGD ra đề.)
 -------------------------------000------------------------------------------
Tuần : 18 
Tiết : 69, 70
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ.
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
-Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B/. CHUẨN BỊ:
	Gv: bảng phụ ghi bài thơ mẫu; Dự kiến tích hợp với các bài thơ dường , that ngôn tứ tuyệt đã học.
	Hs: Như hướng dẫn tiết 66.
	C/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/Ổn định:
2/ Bài cũ:
3/Bài mới:
*Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
?Muốn làm một bài thơ 7 chữ chúng ta phải xác định được các yếu tố nào?
*Cho học sinh thảo luận và trả lời:
+Xác định được số tiếng.
+Xác định được số dòng.
+Xác định được bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
+Xác định được đối, niêm giữa các dòng thơ.
+Xác định được vần trong bài thơ.
+Phải xác định được cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Giáo viên: Trong thơ thất ngôn yếu tố cơ bản phải là nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh.
Ví dụ: T-B-T hoặc B-T-B.
2.Phân tích mẫu:
a.Số tiếng: 28, số dòng :4(thất ngôn tứ tuyệt)
b.Bằng trắc:
+Dòng 1: B-T-B; Dòng 2:T-B-T; Dòng 3:T-B-T; Dòng 4:B-T-B
c.Đối niêm: (dính vào nhau)
+Bằng đối với trắc
+Các cặp niêm: nổi-nát; chìm-dầu; nước-kẻ.
d.Nhịp: 4/3; 2/2/3
e. Vần: chân, bằng (on): 1-2-4.
3.Cho học sinh sưu tầm: các bài thơ tứ tuyệt hay bát cú ghi vào vở
*Hoạt động 2: Luyện tập.
1.Nhận diện luật thơ:
*Cho học sinh thảo luận và sau đó cử đại diện lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả đúng.
(Chỗ sai luật: dấu phẩy sai gây đọc sai nhịp; sai vần ánh xanh lèà có thể thay các từ khác có vần e: ví dụ vàng khè, đêm nhoè, trăng nhoè, trăng loe)
-Giáo viên cố gắng khuyến khích để giúp các em có được không khí thoải mái trong lúc tập làm thơ
2.Tập làm thơ:
a.Hai câu thơ của Tú Xương là: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội,
 	 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
*Nếu làm đúng luật phải là: B-B-T-T-B-B-T
 T-T-B-B-T-T-B
*Cho học sinh tập làm tiếp, giáo viên có thể gợi ý các chủ đề để học sinh dễ làm
Nếu nhấn mạnh việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
 	Đáng cho cái tội quân lừa dối,
	Gìa khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
Hoặc giễu cợt chú Cuội ở cung trăng cô đơn chỉ có đá với bụi:
	Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá,
	Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
Hoặc lo cho chị Hằng:
	Cõi trần ai cũng chường mặt nó,
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
b.Làm đúng luật:
	B-B-T-T-T-B-B
	T-T-B-B-T-T-B.
	T-T-B-B-B-T-T,
	B-B-T-T-T-B-B.
-Cho học sinh làm tiếp hai câu còn dở dang, giáo viên gợi ý: hai câu đầu đã nói đến chuyện mùa hè thì hai câu sau phải là nghỉ hè, chia tay, dặn dò bạn, hẹn hò năm sau
	Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
	Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
c.Học sinh đọc bài thơ 7 chữ đã làm ở nhà:
-Cho học sinh đọc các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho bài hoàn chỉnh, chủ đề tự chọn.
-----------------------------------------------------------------------------------
Tuần : 18 
Tiết : 71 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
-Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài.
-Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình.
B/.CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP 
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: đáp án, biểu điểm.
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
C/.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số: 
2)Bài cũ:
3)Bài mới:
*Các bước trả bài:
1)Trả bài cho học sinh 
	2)Nhận xét chung:
a)Ưu điểm:
-Hầu hết làm bài đều làm được phần trắc nghiệm.
-Bài làm sạch sẽ, đánh dấu rõ ràng.
b) Tồn tại:
-Một số bài còn yếu về kỹ năng đánh trắc nghiệm, cùng một lúc lựa chọn 2-3 đáp án.
-Bài tự luận học sinh chưa nhận biết về câu ghép, điền dấu ngoặc đơn, ngoặc kép còn thiếu, chưa đạt.
-Chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn.
Giáo viên hướng dẫn về nhà tự sửa những câu sai ở trên lớp.
	------------------------------------------------------------------------
Tuần : 18 
Tiết : 72 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1-Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài làm tổng hợp về mức độ nhớ kiến thức Văn học, Tiếng Việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
-Mức độ vận dụng kiến thức tiếng Việt để giải các bài tập phần Văn, Tập làm văn và ngược lại.
-Kỹ năng viết đúng thể loại văn bản thuyết minh.
2-Học sinh được thêm một lần củng cố kiến thức, cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận.
3-Học sinh tự sửa chữa và đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề và đáp án của PGD.
B/.CHUẨN BỊ 
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: dàn bài, chọn lựa bài đặc sắc, bài tồn tại về các lỗi học sinh mắc phải về viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn.
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
 C/.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số: 
2)Bài cũ:
3)Bài mới:
Đề : (tiết 67,68)
-Giáo viên yêu cầu học sinh đem theo đề thi học kỳ-giáo viên thông báo đáp án, biểu điểm.
	IV.Các bước trả bài:
1)Trả bài cho học sinh 
	2)Nhận xét chung:
a)Ưu điểm:
*TLV:-Hầu hết làm bài đều đúng thể loại.
-Bài làm có bố cục tốt, đạt yêu cầu.
+Đối với đề 1:
Bài viết đã biết kể lại theo ngôi kể thứ nhất khi chứng kiến cảnh chị Dậu trong văn bản TNVB, học sinh đã biết sáng tạo kết hợp với miêu tả và biểu cảm, kể chuyện linh hoạt hấp dẫn người đọc người nghe. Học sinh đã biết đóng vai tôi để chứng kiến ; biết thuyết minh về con vật nuôi .
+Đối với đề 2:
Học sinh biết thuyết minh về đối tượng mà mình yêu thích đó là con vật nuôi: chó, mèo, gà
-Một số bài viết tốt, lời văn trôi chảy, trình bày sạch đẹp, văn có cảm xúc.
-Bài văn biết vận dụng các yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm đánh giá, bình luận.
*Ngữ văn và từ ngữ ngữ pháp. -Cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau theo nhóm tổ.
-Hầu hết các em đã biết cách làm bài trắc nghiệm, biết chọn lựa và đánh dấu đúng yêu cầu đề ra.
b) Tồn tại:
*TLV:-Một số bài viết miễn cưỡng, gượng ép, chưa bộc lộ được cảm xúc cá nhân riêng biệt, bài viết chưa có sự kết hợp các yếu tố, chỉ thiên về kể là chủ yếu.
-Đối với bài thuyết minh thì học sinh đã sa vào kể và miêu tả về con vật nuôi mà mình yêu thích
-Diễn đạt còn vụng về, chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn.
-Kỹ năng viết câu, dựng đoạn kém, có bài chỉ có một đoạn.
	3)Sửa lỗi trên lớp:
a)Lỗi chính tả:
-Chả lời: (x-s);băng khoăng (ng-n)- lăn nỉ, áy láy, bắt nên đình, đón trào(ch-tr) xung xướng(s-x)
àLỗi l-n; s-x; ch-tr, ng-nngh-ng.
b)Lỗi dùng từ, đặt câu:
4)Đọc bài khá-yếu,sửa lỗi ở nhà:
*Đọc bài khá: . 
*Bài yếu:
 b)Sửa lỗi ở nhà: 
Giáo viên hướng dẫn về nhà tự sửa những lỗi đã sửa trên lớp
 5)Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Trên TB.
8H
1
8
19
7
39
8I
1
7
20
8
36
8K
0
6
22
11
39
	4..Củng cố; dặn dò:
-Giáo viên thu bài và tình hình chung của tiết kiểm tra.
- Chuẩn bị bài mới: Nhớ rừng: Tìm hiểu kĩ về tác giả, đọc bài thơ nhiều lần; tìm hiểu chú thích khó; trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu băn bản.
-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8(2).doc