Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 47: Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 47: Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Nắm được các phương pháp thuyết minh.

 - Rèn luyện kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 47: Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 11/ 2006
Tuần: 12 
Tiết: 47
Tập Làm Văn:
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. Mục tiêu.
 	Giúp h/s:
 	- Nắm được các phương pháp thuyết minh.
 	- Rèn luyện kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi SGK.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 	- HS1: Thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh?
 	- HS2: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào có sử dụng yếu tố thuyết minh một cách rõ nét?
 	A. Đánh nhau với cối xay gió. C. Chiếc lá cuối cùng.
 	B. Hai cây phong. *D. Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
III. Bài mới.
 	1. Giới thiệu bài: 1’
 	Ở tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn thuyết minh, vai trò của nó trong đời sống như thế nào? Vậy làm thế nào để nội dung thuyết minh được rõ ràng có sức thuyết phục mọi người chúng ta cần sử dụng phương pháp nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
 	2. Tiến trình bài dạy. 32’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
17’
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu h/s xem lại các văn bản: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh. Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?
? Công việc cần chuẩn bị để viết một bài văn thuyết minh? Quan sát, học tập, tích luỹ có vai trò ntn trong bài văn thuyết minh?
? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không?
? Đọc VDa/ 26. Trong câu văn trên ta thường gặp từ gì, dùng trong những trường hợp nào?
? Sau từ “là” người ta cung cấp những tri thức gì?
? Dung phương pháp nêu định nghĩa có tác dụng gì?
? Qua đó em rút ra mô hình phương pháp này ntn?
? Đọc VD b. Cho biết thuyết minh bằng cách nào và có tác dụng gì?
Yêu cầu h/s thảo luận nhóm (5’)
Nhóm 1: Phương pháp nêu VD.
Nhóm 2: Phương pháp dùng số liệu (con số).
Nhóm 3: Phương pháp so sánh.
Nhóm 4: Phương pháp phân loại, phân tích
G: Trong thực tế người viết văn bản thuyết minh thường kết hợp cả 5 phơng pháp thuyết minh một cách hợp lí và có hiệu quả.
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Các tri thức về: sự vật (cây dừa), khoa học (lá cây, con giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hóa (Huế).
- Cần quan sát: tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính chất.
- Học tập: tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, từ điển.
- Tham quan: tìm hiểu trực tiếp, ghi nhớ qua các giác quan, các ấn tượng.
Có vai trò quan trọng là cơ sở để viết văn bản thuyết minh.
- Tưởng tượng, suy luận sẽ không đúng với thực tế đã có do vậy tri thức đó không đảm bảo sự chính xác về đối tượng cần thuyết minh, mà phải quan sát thực tế.
- Từ “Là” dung trong cách nêu định nghĩa.
- Cung cấp kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, về nguồn gốc xuất thân (nhân vật lịch sử).
- Giúp ngời đọc hiểu về đối tượng.
 A là B. 
 A: đối tượng cần thuyết minh.
B: tri thức về đối tượng.
- Cách làm: kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
Thảo luận nhóm
Hs thảo luận theo nhóm. Cử đại diện điền vào bảng thống kê.
N1: Cách làm: dẫn ra những VD cụ thể để người đọc tin vào nội dung được thuyết minh.
Tác dụng: tạo sự thuyết phục, khiến người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
- N2: Cách làm: dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thứcđược cung cấp.
Tác dụng: nếu không có số liệu ấy người đọc chưa tin vào nội dung thuyết minh, cho rằng người viết suy diễn.
N3: Cách làm: so sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
Tác dụng: làm tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh.
N4: Cách làm: chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh.
Tác dụng: giúp cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống.
Cá nhân.
1-2 hs đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh.
a) Phương pháp nêu định nghĩa.
- Mô hình: A là B
A: đối tượng.
B: tri thức.
b) Phương pháp liệt kê.
c) Phương pháp nêu ví dụ.
* Ghi nhớ SGK/ 128
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Hình thức: chia nhóm. (5’)
- Bài tập 1.
- Bài tập 2.
- Gọi h/s đọc yêu cầu đề bài ?
- Gọi h/s đọc yêu cầu đề bài ?
Thảo luận nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Cử đại diện trình bày.
* Bài 1.
a) Kiến thức về khoa học: tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và lối sống đạo đức của con người.
b) Kiến thức về xã hội: tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là văn minh, sang trọng.
- Tỉ lệ người hút thuốc lá rất
cao.
* Bài 2.
- Phương pháp so sánh: so sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm.
- Phương pháp phân tích: tác hại của hắc ín, ni-cô-tin, ôxít các bon.
- Phương pháp nêu số liệu: số tiền phạt ở Bỉ, số tiền mua một bao thuốc 555. 
Cá nhân.
a, Kiến thức:
- Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Về quân sự.
- Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.
b, Phương pháp dùng số liệu.
II. Luyện tập.
Bài 1, 2:
Bài tập 3:
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 7’ 
	1. Củng cố: 5’
	- Phương pháp thuyết minh là gì? Làm thế nào để thuyết minh?
	- Thế nào là thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa?
 	- Thế nào là thuyết minh bằng cách liệt kê?
	- Thế nào là thuyết minh bằng cách nêu ví dụ?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Làm bài tập 4.
 	- Ôn lại văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm chuẩn bị cho tiết trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47.doc