Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 65: Văn bản: Ông Đồ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 65: Văn bản: Ông Đồ

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.

 - Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

 - Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ trong bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 65: Văn bản: Ông Đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2008
Tuần: 17 
Tiết: 65
Văn bản: 
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
A. Mục tiêu.
 	Giúp h/s:
	 - Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.
	- Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
	- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ trong bài.
B. Chuẩn bị.
	- GV: Giáo án, tư liệu về tác giả Vũ Đình Liên.
	- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
C.Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Đọc thuộc đoạn thơ em thích nhất trong bài “Hai chữ nước nhà”? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó?
	- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng như vậy, lời khuyên của người cha đối với người con có ý nghĩa đặc biệt. Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa đó?
	A. Như những lời hứa hẹn. C. Như những lời hò hẹn.
	B. Như một lời trăng trối. D. Cả ba nội dung.
III. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài. 1’
 Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nớc ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông Đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt tớc sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con ngời một thời đã qua: “Ông đồ chín là cái di tích tiều tụy đáng thơng của một thời tàn”.
	2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
ND cần đạt
8’
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, ngắt nhịp 2/3; 3/2.
K 1,2: giọng vui, phấn khởi.
K 3,4: Chậm buồn, xúc động.
- Gọi h/s đọc
? Nêu những nét ngắn gọn về tác giả?
? Nêu vị trí bài thơ trong phong trào thơ mới?
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Hs đọc bài
- (1913-1996) quê Hải Dương chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta.
Là nhà thơ tiêu biểu, có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
K1.2: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý (thời xưa).
K3,4: Hình ảnh ông đồ thời tàn tạ.
K5: Nỗi lòng của tác giả.
I. Đọc, chú thích, bố cục.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a, Tác giả:
(1913-1996) quê Hải Dương.
b, Tác phẩm.
3. Bố cục.
20’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm..già” và hành động “Bày mực .. qua” có ý nghĩa gì?
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào? Qua hình ảnh so sánh ấy em thử hình dung về nét chữ đó?
? Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị ntn trong con mắt người đời? 
? Biện pháp NT chủ yếu nào đợc sử dụng ở hai khổ thơ này? Phân tích tác dụng của nó?
? H/ả “Ông đồ vẫn ngồi đấy” gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời..”
tả cảnh hay tả tình? H/ả nắng mưa bụi giúp ta hình dung tư thế và tâm trạng của ông ntn?
? Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết “hoa đào và ông đồ” ở K5 và K1? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì?
? “Những người muôn năm cũ” là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được tình cảm của nhà thơ ntn?
? Những câu thơ cuối cùng gieo vào lòng người đọc được tình cảm gì?
- Gắn liền với hình ảnh “hoa đào”: tín hiệu của mùa xuân và Tết cổ truyền của dân tộc.
Ông đồ có mặt giữa mùa vui, mùa đẹp, hạnh phúc của con người.
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hình ảnh của ông trở nên thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến
 Một cảnh tượng hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người có sự gợi niềm vui hạnh phúc. 
Hoa tay..
Như phượng múa..
Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, cao qúy.
- Ông trở thành trung tâm của sự chú ý, được mọi người quý trọng và mến mộ.
- Biện pháp đối lập tơng phản: H/ả ông đồ thời xưa và h/ả ông đồ cô đơn. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương.
- Biện pháp NT nhân hoá “Giấy đỏ cả ngày phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng một lần được nhận lấy những nét bút tung hoành nên buồn bã mà nhợt nhạt đi trở nên bẽ bàng vô duyên”. Nghiên mực không hề được chiếc bút lông chấm vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”.
- Buồn thương cho ông đồ cũng như cả một lớp người đã trở nên lỗi thời.
- Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào lãng quên.
- Hai câu thơ có tả cảnh nhưng qua đó để nói lên nỗi lòng “mượn cảnh ngụ tình”,
“Lá vàng rơi” vốn gợi sự tàn tạ, buồn bã, ở đây “lá vàng rơi” trên những tờ giấy viết câu đối nhưng vì ế khách ông cũng bỏ mặc “Ngoài trờibay” chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích vậy mà vẫn ảm đạm, lạnh lùng buốt giá Đó là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ngoài trời! Dường như cả trời đất cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông đồ.
- Giống: đều xuất hiện hoa đào nở .
- Khác: K1: ông đồ xuất hiện như lệ thường thì ở K5 không còn hình ảnh ông đồ.
- Ý nghĩa: thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến. Con người thì không thế, họ có thể trở thành xa cũ và ông đồ cũng vậy.
Đó là tâm trạng, tài hoa của các nhà nho xưa.
- Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do cuộc đời thay đổi.
- Cảm thương, tiếc nuối những giá trị tinh thần bị tàn tạ, lãng quên.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý (thời xưa).
 Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý..
2 Hình ảnh ông đồ thời tàn.
 Mọi người lãng quên ông; ông bơ vơ, lạc lõng rồi sụp đổ hoàn toàn.
3. Nỗi lòng của tác giả.
- Thương cảm cho những nhà nho danh giá môt thời.
6’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Từ bài thơ em đồng cảm với nỗi lòng nào của bài?
- Trình bày suy nghĩ cá nhân.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố:
	- Hình ảnh ông đồ thời còn được xem trọng như thế nào?
	- Khi bị lãng quên, ông đồ được miêu tả như thế nào?
	- Nổi lòng của tác giả ra sao?
	2. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc bài thơ.
	- Tự ghi vào vở những đoạn thơ yêu thích và trình bày cảm nghĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 65.doc