Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 73, 74: Văn bản: Nhớ rừng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 73, 74: Văn bản: Nhớ rừng

A.Mức độ cần đạt

- Biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.

- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức:

- Sơ giản về phong trào thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

 

doc 147 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 73, 74: Văn bản: Nhớ rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 	 Ngày soạn 26/12/2010
Tiết 73-74	 Ngày dạy: 28/12/2010
 Văn bản: NHỚ RỪNG 
 Thế Lữ
A.Mức độ cần đạt
- Biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3.Thái độ: Yêu cuộc sống, yêu tự do, tránh xa cuộc sống tầm thường, giả dối
C.Phương pháp: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, kĩ thuật khăn phủ bàn.
D.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 8a1..	8a2
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
3.Bài mới : 
 * Lời vào bài: Đầu thế kỉ 20, văn học Việt Nam có nhiều biến động với nhiều hiên tượng và trào lưu văn học mới. Đặc biệt là sự xuất hiện và thắng thế của thơ mới. Thế Lữ là một trong những nhà thơ đi tiên phong trong phong trào thơ mới. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ “ Nhớ rừng” để cảm nhận nét đẹp của thơ mới cũng như tâm sự của nhà thơ Thế Lữ.
 * Bài mới
 Hoạt động cuả Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- Hs đọc phần chú thích sgk 
- GV: Em hãy giới thiệu vài nét về nhà thơ Thế Lữ? ( Hs trả lời ghi nhớ”)
- Gv: Hãy quan sát bài thơ nhớ rừng chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học , chẳng hạn thơ Đường luật ?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Giới thiệu khái niệm “ thơ mới” và vài nét về phong trào thơ mới.
 Đọc hiểu văn bản.
- GV cùng hs đọc ( yêu cầu khi đọc chú ý đến giọng điệu phải phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ )
- Gv: hỏi học sinh nghĩa của một số từ khó.
- Gv: Năm đoạn thơ diễn tả dòng tâm sự tập trung vào mấy ý và nêu nội dung của từng ý ?
- Hs:Đoạn 1,4 – tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú.Đoạn 2,3 Nỗi nhớ thời oanh liệt 
Đoạn 5 : Khao khát giấc mộng ngàn 
- Hs đọc đoạn 1 
- Gv:Hổ cảm nhận những nổi khổ nào trong khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ? 
- Hs:Sống trong một không gian tù hãm thời gian kéo dài.Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường.Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng với bọn thấp kém 
- Gv:Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống như thế nào?
- Hs:Thái độ sóng tích cực, muốn thoát li thực tại tù túng.
 Hs đọc khổ 4
- Gv:Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua những chi tiết nào?
- Hs:Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng – Dải ngước đen giả suối, chẳng thông dòng – Len dưới nách những mô gò thấp kém
- Gv:Em có nhận xét gì về từ ngữ giọng điệu của 2 khổ thơ này ?
- Hs: Giọng điệu giễu nhại, chán chường, khinh miệt
- Gv:Qua các chi tiết đó cho ta thấy cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào? 
- Hs:đơn điệu, nhân tạo, sửa sang, tỉa tót chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm 
- Từ hai đoạn thơ vừa phân tích, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú cung như tâm sự của nhà thơ - Hs: Trả lời
Tiết 74
Hs đọc khổ 2-3
- Gv:Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giưã không gian ấy ? 
- Hs: “Ta..im hơi” 
- Gv:Từ đó hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào?
- Hs:oai phong lẫm liệt
- Gv: hổ mang nhưng vẻ đẹp nào qua 8 câu thơ (Đâu..những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều)
- HSTLN: theo kĩ thuật khăn phủ bàn, tổng hợp vẻ đẹp của hổ qua 8 câu thơ.
- Gv giảng: Hổ mang dáng dấp một thi sĩ say mê cảnh đẹp, mang phong thái của nhà hiền triết, có uy lực của một vị đế vương.. 
- Gv:Nhà thơ sử dụng nghệ thuật gì giữa hai khổ 1,4 và 2,3? Tác dụng?
 - Hs: Tương phản, đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niểm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
- Gv: Phân tích lại hình tượng con hổ: Thế Lữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng con hổ với nhiều ý nghĩa. Bằng nghệ thuật nhân hóa hổ hiện lên với đời sống nội tâm sâu sắc.Hổ ngao ngán với tháng ngày tù giam kéo dài, bất hoà với xã hội giả dối.
- Gv:Tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điểm sâu sắc nào trong tâm sự của con người 
- Hs: Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó.Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ 
Hướng dẫn tự học
- Có thể phân tích các chi tiết ở khổ 2-3 để thấy được vẻ đẹp của hổ khi sống trong thế giới tự do của mình.
- Chuẩn bị bài “Ong đồ”: Đọc diễn cảm bài thơ, phân tích hình ảnh ông đồ xưa và nay?
I.Giới thiệu chung 
1.Tác giả: Thế Lữ(1907-1989), quê ở Bắc Ninh.
- Thế Lữ là người đi tiên phong trong phong trào thơ mới buổi đầu.
2.Tác phẩm : 
- Thể loại: Thơ 8 chữ (thơ mới)
- “ Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ”
* Thơ mới: 
- Một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 -1945. 
- Các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi trữ tình khát khao tự do, vươn tới cái đẹp.
II.Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc- tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
a, Bố cục : 3 phần 
b, Phân tích 
b1/Hình tượng con hổ
* Khi ở trong vườn bách thú
+ Hoàn cảnh sống: bị giam cầm, bị biến thành trò chơi, cảnh vật giả dối
+ Tâm trạng
- Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
 Ta nằm dài
-> Giận dữ, ngao ngán
- “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
-> uất ức bất lực
=>Nhân hóa:Nỗi chán ghét cao độ cuộc sống tù túng, tầm thường giả dối.
* Nỗi nhớ thời oanh liệt 
- Nhớ bóng cả, cây già, gió ngàn, giọng nguồn hét núi.
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng 
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”
-> Dáng vẻ oai phong lẫm liệt, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển 
- Bức tranh tứ bình: cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mông.Hổ nổi bật với t thế lẫm liệt kiêu hùng đầy uy lực.
- Thể hiện khí phách ngang tàng, mang dáng dấp một đế vương.
-“Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!”
-> Nỗi tiếc nhớ quá khứ vàng son khép lại trong tiếng than u uất.
=> Tương phản:hổ chán gét cuộc sống tù túng, giả tạo và khát khao trở về cuộc sống tự nhiên. 
b2/Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930
- Ngán ngẫm, bất hòa sâu sắc với cuộc sống thực tại.
- Đi tìm tự do trong quá khứ vàng son, hướng về cái đẹp tự nhiên
- Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín
=> Tâm trạng của nhà thơ nói riêng và của người dân mất nước nói chung
3.Tổng kết
a, Nghệ thuật
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, tương phản.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
b, Ý nghĩa: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: 
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Bài mới: soạn bài “Ong đồ
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần 19 	 Ngày soạn 26/12/2010
Tiết 75	 Ngày dạy: 29/12/2010
	 Văn bản: ÔNG ĐỒ
 	 Vũ Đình Liên
A/Mức độ cần đạt
- Biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
- Hiểu được những cảm xúc của tác giẻ trong bài thơ.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3.Thái độ:Giáo dục tình cảm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, làm sống dậy văn hóa dùng câu đối ngày tết.
C/Phương pháp:Tích hợp truyền thống chơi câu đối, đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, bình giảng.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 8a1.	8a2..
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho biết khái niệm Thơ mới?
- Đọc thuộc lòng khổ thơ 2-3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ? 
- Tâm sự nào của nhà thơ được gửi gắm qua lời con hổ?
3. Bài mới: 
* Lời vào bài: Chịu ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc, người Việt Nam xưa kia có đạo lí “ Tôn sư trọng đạo”. Người thầy luôn được trọng vọng vì văn hay chữ tốt. Nét chữ câu đối đỏ của họ làm cho phố phường thêm đông vui nhộn nhịp va làm cho ngày tết cổ truyền thêm ấm cúng, hạnh phúc. Từ khi chữ quốc ngữ xuất hiên, chế độ khoa cử bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, thế hệ nhà nho, những “Ông đồ” sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này cô và các sẽ đi vào bìa mới với văn bản “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên”
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung 
- Hs đọc chú thích dấu sao
- Gv:Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm?
- Hs: Trả lời phần chú thích.
- Gv: giới thiệu lại
Đọc- hiểu văn bản 
- Gv hướng dẫn đọc:2 khổ đầu đọc với giọng vui tươi hân hoan, ba khổ sau đọc với giọng trầm lắng, ngậm ngùi, da diết, GV cùng hs đọc.
- Gv: Ông đồ là người làm nghề gì?
- Hs: Trả lời chú thích.
- Gv:Theo em, đâu là phương thức biểu đạt của văn bản này ? (Biểu cảm kết hợp kể, tả)
- Gv:Bài thơ có mấy ý ? Nêu nội dung từng ý ?
- Hs:Khổ 1,2- Hình ảnh ông đồ thời xưa 
Khổ 3-4: Hình ảnh ông đồ nay
Khổ 5 -Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ 
 Đọc khổ 1, 2 
- Gv:Ý chính của khổ thơ này là gì?
- Hs: Giới thiệu ông đồ
- Gv:Ông đồ xuất hiện vào thời gian, không gian ra sao?
- Hs: Ông đồ xuất hiện vào mùa xuân khi hoa đào nở. Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui , hạnh phúc của mọi người 
- Gv:Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất?
- Gv:Ý chính của khổ thơ thứ hai là gì ? 
- Hs: ông đồ viết chữ 
- Gv:Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào? 
- Hs: Hoa tay thảo những nét – như phượng 
- Gv:Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? sử dụng nghệ thuật đó có tác dụng gì ? 
- Gv:So sánh , nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng , bay bổng , sinh động và cao quý
- Gv:Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị như thế nào trong mắt người đời ? 
- Hs:quý trọng và mến mộ.
- Gv:Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ, em đọc được cảm xúc nào của người viết lời thơ này ? 
-Hs:trân trọng nếp sống văn hóa dân tộc.
 Gọi hs đọc khổ 3, 4
- Gv:Ý chính của khổ thơ này là gì ? Những lời thơ nào buồn nhất ? 
- Hs:Giấy đỏ buồn không thắm  ... - Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 
b, Báo cáo 
- Các chi đội viết báo cáo 
- Ban chỉ huy Liên đội nhận báo cáo 
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng 
C, Ban quản lí dự án viết thông báo 
- Bà con nông dân có đất, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án 
- Nội dung thông báo: chủ trương của ban dự án 
Bài 2 : Phát hiện lỗi sai trong bản thông báo 
A, Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới. 
- Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo 
B, Sửa lại 
- Sắp tới trường tổ chức đột kiểm tra về sinh từ ngày . Đến ngày tháng, thành lập Ban kiểm tra, đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể .
Bài 3 : 
- Giáo viên chủ nhiệm viết thông báo về việc thu các khoản tiền đầu năm học. 
- Giáo viên chủ nhiệm viết thông báo về tinh hình học tập và rèn kuyện của học sinh cá biệt trong tuần.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Ôn lại lí thuyết về văn bản thông báo về mục đích, yêu cầu, bố cục.
- So sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau về nội dung của văn bản thông báo và tường trình.
* Bài mới:Soạn bài “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”. 
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 34	 Ngày soạn: 04/05/2011
Tiết 137 	 	 Ngày dạy : 09/05/2011
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A/Mức độc ần đạt
Thấy được sự đa dạng trong từ ngữ xưng hô ở địa phương mình và một số địa phương khác.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: 
- Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở địa phương và ngôn ngữ toàn dân.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoafnc ảnh giao tiếp.
- Tìm hiểu, nhận biết từ xưng hô ở địa phương đang sinh sống(hoặc quê hương).
3.Thái độ:Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tình chất nghi thức.
C/Phương pháp: Phát vấn, thảo luận, thuyết trình, tích hợp với các văn bản văn đã học, tích hợp với các bài Tiếng Việt về Hành động nói và Hội thoại.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 8a1..................................................... 8a2....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Từ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, từ xưng hô địa phương càng phong phú hơn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
* Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Luyện tập 
- Gv:Em hiểu thế nào là xưng hô ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- Hs:Xưng : người nói tự gọi mình.Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe 
VD : Học trò tự gọi mình là “ em”, gọi GV là” thầy, cô”
- Gv: Trong giao tiếp hằng ngày ta dùng những từ nào để xưng hô ?
- Hs:Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình, chúng mình 
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước: ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, bác tổng thống, bộ trưởng, nhà giáo, nhà văn, nhà điêu khắc 
 - Gv:Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì ? 
- Hs:Phải luôn luôn chú ý đến các “vai” : trên – dưới, dưới – trên, ngang hàng 
Gọi hs đọc 2 đoạn văn trên bảng phụ
- Gv:Hãy Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên ? 
- Hs:a, từ xưng hô địa phương là “ u” b, “Mợ”
- Gv: Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương. Đó là một biệt ngữ xã hội 
- Gv:Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ? ( HSTLN)
- Hs:Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau( tao); bầy tui (chúng tôi); mi( mày); hấn (hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ, thầy, tía, ba( bố); u, bầm, đẻ, mạ, má ( mẹ); ôông ( ông); bá ( bác); eng( anh); ả( chị) 
- Gv:Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? 
- Hs:dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình, gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm 
- Gv:Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt ở học kì I và cho nhận xét ?
- Hs: Trả lời
Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Đối chiếu từ xưng hô địa phương với những từ xưng hô địa phương của bạn học.
* Bài mới:
- Chuẩn bị chu đáo kiến thức và dụng cụ để làm bài kiểm tra học kì II.
- Luyện tập các dạng bài trắc nghiệm, tự luận theo kiến thức trọng tâm giáo viên yêu cầu.
I.Luyện tập
1.Từ xưng hô 
- Xưng : người nói tự gọi mình 
 - Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe 
- Vd : Học trò tự gọi mình là “em”, gọi giáo viên là” thầy, cô”
* Trong giao tiếp cần chú ý đến các “ vai”: trên - dưới, dưới-trên, ngang hàng. 
2.Xác định các từ xưng hô 
Bài 1 : Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên : 
a, từ xưng hô địa phương là “ u”
b, .” Mợ”
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương
Bài 2 : Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết 
- Đại từ trỏ người: tui, choa, qua ( tôi); tau(tao); bầy tui ( chúng tôi); mi( mày); hấn ( hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba( bố) ; u, bầm, đẻ, mạ, má ( mẹ); ông ( ông); bá ( bác); eng( anh); ả( chị) 
Bài 3 : Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp 
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình, gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm 
Bài 4 :
- Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với 
+ Thầy / cô : em – thầy / cô hoặc con – thầy / cô 
+ Chị của mẹ mình là : cháu – bá hoặc cháu – dì 
+ Chồng của cô mình là: cháu – chú hoặc cháu – dượng 
+ ông nội là: ông – cháu hoặc cháu – nội 
+ bà nội là: cháu – bà hoặc cháu – nội 
* Nhận xét: Trong Tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
II.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:Đối chiếu từ xưng hô địa phương với những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt mà bản thân biết.
* Bài mới: Hướng dẫn kiểm tra học kì II
- Trắc nghiệm: Nắm vững tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời của văn bản; xác định được kiểu câu.
- Tự luận:cảm nhận được nội dung của một đoạn văn, đoạn thơ; cách viết bài văn thuyết minh, nghị luận.
E/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 35 	 Ngày soạn: 09/05/2011
Tiết 138-139 Ngày dạy: 11 /05/2011
 KIỂM TRA HỌC KỲ II
A/Mức độ cần đạt
- Nhận biết tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Nắm vững các kiểu câu và cho vì dụ.
- Biết cách xây dựng một bài văn nghị luận, thuyết minh.
B/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Trao đổi với tổ chuyên môn để làm đề cương ôn tập, ôn tập chu đáo cho học sinh.
2.Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, tìm hiểu các vấn đề xã hội ở địa phương, chuẩn bị bút giấy để làm bài kiểm tra học kỳ II.
C/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 8ª1................................................. 8ª2............................................
2.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
3.Bài mới:
Giáo viên phổ biến nội quy giờ kiểm tra, hướng dẫn học sinh cách làm bài, phát đề.
Đề bài: ( Có kèm theo đề và đáp án của phòng giáo dục Đam rông).
D/Hướng dẫn tự học:
	Về nhà xem lại các kiến thức liên quan đến bài thi để tự chấm điểm cho bài thi của mình.
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 35 	 Ngày soạn: 14/05/2011
Tiết 140 Ngày dạy: 20 /05/2011
	 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
A/Mức độ cần đạt:
 Củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản đã học. Rút kinh nghiệm cho học sinh về một số lỗi thường gặp. 
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Nắm vững tác giả, thể loại, nội dung nghệ thuật của các văn bản đã học.
- Hiểu biết về một số vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội.
2.Kĩ năng:
- Nhớ tác phẩm, tác giả nước ngoài, phân tích nội dung nghệ thuật của từng văn bản.
- Rèn cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
3.Thái độ: Chăm chú nghe giảng, rút kinh nghiệm.
C/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chấm bài khách quan, chính xác, nhận xét chi tiết, cụ thể.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong bài kiểm tra, tự đánh giá bài viết của mình.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 8ª1............................................ 8ª2.................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài: Tiết trả bài hôm nay cô sẽ giúp các em nhận ra các mặt chưa được trong bài viết để rút kinh nghiệm cho mình. Vì thế các em cần chú ý theo dõi để tiếp thu. 
* Tiến trình bài dạy:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Đáp án
- Gv: Phát vấn vềđáp án của phần trắc nghiệm.
- Gv: Đọc đoạn văn có kiểu câu nghi vấn và cầu khiến.
- GV: Qua bài viết của mình em nào có thể lập dàn ý cho đề bài này?
- HS: Trả lời các ý chính của bài.
- Gv: Viết dàn ý và thang điểm. Nhận xét:
-Ưu điểm:
* Sửa lỗi 	
-GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa.
- GV nhận xét, sửa sai
* GV đọc một số bài tốt cho cả lớp nghe( Ngọc, Phương)
- Gv: Đọc tên, ghi điểm.
1. Đáp án và thang điểm 
( Xem đáp án của phòng giáo dục Đam Rông trong tiết kiểm tra học kỳ II)
2.Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Làm tốt phần trắc nghiệm
- Có kiến thức sâu rộng về các tệ nạn xã hội.
* Hạn chế:
- Viết chữ khó đọc
- Đoạn văn chưa thống nhất về nội dung.
- Còn nhầm lẫn về kiểu câu.
- Chưa phân biệt rõ ẩn dụ và hoán dụ.
3.Sửa lỗi:
a, Lỗi kiến thức
- Ma túy truyền qua đường máu, từ mẹ sang con.
- Trẻ chưa đầy 5 tuổi đã hút thuốc.
b, Lỗi diễn đạt
- Dùng từ:
- Lời văn: 
+ Vì cha hút nên con hút, cha xấu nên con xấu-> Là người cha người mẹ thì phải gương mẫu, đừng để con cái bắt chước tật xấu.
+ Nếu muốn hút thì đừng hút trước mặt mọi người. Nên cai bỏ thuốc lá.
c,Sửa lỗi chính tả.
- Suống-> Xuống, xuốt đời-> Suốt đời.
4. Đọc bài khá:
5. Đọc điểm:
4. Hướng dẫn tự học:
Về nhà viết lại bài viết tập làm văn vào vở. Củng cố các kiến thức còn mơ hồ, chưa hiểu.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp 
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm >TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm 
< TB
 8a1
28
 8a2
30
E/.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 hoc ki 2.doc