Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 2 - Tiết 7: Trường từ vựng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 2 - Tiết 7: Trường từ vựng

Giúp h/s:

 - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết cách xác lập các trường từ vựng đơn giản.

 - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá.

 - Rèn luyện kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trong nói, viết.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 2 - Tiết 7: Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/ 9/ 2008
Tuần: 2 
Tiết: 7
tiếng việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
a. mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết cách xác lập các trường từ vựng đơn giản.
 	- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá.
 	- Rèn luyện kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trong nói, viết.
b. chuẩn bị .
 	- GV: Giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài và bài tập.
c. lên lớp 
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 5’
 	1. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp? Lấy ví dụ minh họa?
 	2. từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: h/s, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ.
 	A. Con người. 	C. Nghề nghiệp.
 	B. Môn học. D. Tính cách.
 III. Bài mới .
1. giới thiệu bài 2’
 	Dẫn dắt từ phần KTBC: tất cả những từ h/s, sinh viên, bác sĩ .... đều bị bao hàm trong từ nghề nghiệp. Những từ đó đều có điểm chung về nghĩa, nằm trong một trường từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 2. Tiến trình bài dạy 35’
Thời
gian
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
ND cần đạt
10’
Hoạt động 1: Hình thành cho h/s khái niệm trường từ vựng.
- GV chép đoạn văn (bảng phụ). Yêu cầu h/s đọc kĩ đoạn văn trên.
? Các từ in đậm trong đoạn văn trên dùng để chỉ đối tượng nào?
? Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?
? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em trường từ vựng là gì?
- GV: Cơ sở hình thành trường từ vựng là đặc điểm chung về nghĩa không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ .....
? Gọi h/s đọc ghi nhớ/ sgk?
Bài tập nhanh: Hãy đặt tên trường từ vựng cho dãy từ dưới đây: nồi, chảo, bếp, đũa nấu. 
- HS đọc kĩ đoạn văn và chú ‎ý các từ in đậm.
- Người mẹ của bé Hồng.
- Chỉ bộ phận cơ thể của con người.
- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
HS đọc ghi nhớ.
- Dụng cụ nấu nướng .
I. Thế nào là trường từ vựng
1.Ví dụ 
2. Ghi nhớ 
10’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s một số lưu ‎ý về trường từ vựng.
- Cho h/s chơi điền nối dãy từ phù hợp với trường từ vựng. Trường từ vựng ''mắt'' có những trường nhỏ sau:
+ Bộ phận của mắt.
+ Đặc điểm của mắt.
+ Cảm giác của mắt.
+ Bệnh về mắt.
+ Hoạt động của mắt.
- GV: Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
? Các từ thuộc trường từ vựng trên thuộc từ loại gì?
? Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau được không?
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn VD:
+ Trường mùi vị: cay, đắng, ngọt.
+Trường âm thanh: the thé.
+Trờng thời tiết: rét ngọt.
? Qua VD em rút ra nhận xét gì?
- GV cho quan sát VD sgk.
? Hãy cho biết đoạn văn trên tác giả dùng phép nghệ thuật gì?
? Hãy tìm những từ chỉ suy nghĩ, hành động, cách xưng hô của con người?
- GV: Trong đoạn văn tác giả đã chuyển các từ thuộc trường từ vựng về người sang trường từ vựng về động vật.
? Cách chuyển trường từ vựng như vậy có tác dụng gì?
* GV chốt: 
- Thường có hai bậc trường từ vựng: là lớn và nhỏ.
- Các trường từ vựng khác nhau về từ loại.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trờng từ vựng khác nhau.
- Cách chuyển trường từ vựng làm tăng sức gợi cảm.
- HS điền các dãy từ phù hợp theo gợi ‎ý sgk.
- Từ loại DT chỉ sự vật, ĐT chỉ hoạt động, TT chỉ tính chất.
- Có thể tập hợp những từ khác nhau trong một trường từ vựng.
- HS quan sát ví dụ.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Nhân hoá con chó Vàng của lão Hạc có suy nghĩ, hành động như con người.
- Suy nghĩ của con người: tưởng, ngỡ.
- Hành động của con người: mừng, chực.
- Cách xưng hô: cậu.
- Làm tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt cho bài văn.
II. Lưu ‎ý 
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ ngữ khác biệt nhau về từ loại.
c. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d. Trong thơ văn, trong cuộc sống người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng làm tăng sức gợi cảm.
* Ghi nhớ 
15’
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
? Cho h/s làm bài tập: hình thức cá nhân?
? Đọc yêu cầu bài tập 4 (làm cá nhân)?
? Chia nhóm làm bài tập 5. Mỗi nhóm làm 1 từ?
? Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào? 
- Trường từ vựng ''người ruột thịt'' : thầy, mẹ, cô.
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tâm lí.
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết (đồ dùng học tập).
Khứu giác: mũi, thơm, thính 
Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ. 
Những từ in đậm đợc chuyển từ trờng quân sự sang trờng chiến sĩ.
- HS trả lời cá nhân.
III. Luyện tập 
Bài 1:
Bài2: Đặt tên trường từ vựng.
Bài 4:
Bài 5:
a. Lưới (N1) 
- Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, vó, câu. 
- Trường các hoạt động săn bắt của con người: lưới, bẫy, bắn, đâm.
b. Lạnh (N2) 
- Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng, hanh, ẩm, mát.
- Trường tính chất của thực phẩm: lạnh (đồ lạnh, nóng) 
- Trường tính chất tâm lí hoặc tình cảm của con người: lạnh, ấm. 
c. Tấn công: (N3) 
- Trường tự bảo vệ bằng sức mạnh của chính mình: tấn công, phòng thủ, cố thủ.
- Trường các chiến lược, chiến thuật hoặc phương án tác chiến: phản công, tấn công, tổng tấn công.
Bài 6:
IV. Hướng dẫn về nhà 3’
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Làm lại bài tập.
 	- Chuẩn bị bài mới: Từ tượng hình, từ tượng thanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7.doc