Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 73 : Nhớ rừng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 73 : Nhớ rừng

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs:

-Cảm nhận được niềm khát hkao tự do mãnh liệt, nỗi chán giét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

II. Chuẩn bị

- GV ; Giáo án, bảng phụ

- HS: Soạn và trả lời câu hỏi sgk

 

doc 63 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 9780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 73 : Nhớ rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LONG ĐIỀN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
Giáo án Ngữ văn
Giáo viên : Chu Thị Phương
 Tuần 20 .Tiết 73 : NHỚ RỪNG 
 (Thế Lữ)
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs:
-Cảm nhận được niềm khát hkao tự do mãnh liệt, nỗi chán giét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
II. Chuẩn bị
- GV ; Giáo án, bảng phụ
- HS: Soạn và trả lời câu hỏi sgk
III Lên lớp
 1.Ổn định
 2.Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn thơ 1,4 của bài thơ “ Nhớ rừng” . cho biết tâm trạng của con hổ ở trong vườn bách thú thể hiện như thế nào?
 3.Bài mới
 GTBM: "Thơ mới" là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn, tự do, phóng khoáng phát triển rầm rộ từ 1932- 1945, gắn liền với các tên tuổi như Thê Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan tọng vào việc đổi mới thơ ca & đem lại chiến thắng cho thơ mới.
 Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ & là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi đó. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu để thấy rõ giá trị nội dung & nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Hoạt động 1:Giới thiệu chung:
-Bài thơ Nhớ rừng được viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền. Đây là thể thơ vừa mới xuất hiện và được sử dụng khá rộng rãi trong thơ mới.
-Thế Lữ là tác giả tiêu biểu cho phong trào thơ mới chặng ban đầu. Tên là Nguyễn Thứ Lễ, ông sáng tác rất nhiều loại thể.(SGK/5,6)
Hoạt động 2: /.Đọc hiểu văn bản:
-Giáo viên đọc mẫu một lần.
-Hướng dẫn học sinh cách đọc.
(Đọc chính xác và có giọng điệu đoạn 1, 4 là giọng chán chường, nhễ nhại, khinh miệt của con hổ; Đoạn 2, 3 giọng điệu nuối tiếc một thời oanh liệt huy hoàng của con hổ.)
-Cho học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
-Chú ý các từ Hán Việt trong SGK đã dẫn.
-Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ
(bài thơ được chia 5 đoạn, chia làm 3 ý: tâm trạng con hổ trong vườn bách thú; chốn sơn lâm với 1 thời oanh liệt trong tâm tưởng; cảnh thực tại và lời nhắn nhủ) 
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
-Học sinh đọc 8 câu đầu.
-Câu đầu tiên có từ ngữ nào đáng chú ý?Vì sao? 
-Thử thay từ gậm từ khối bằng các từ khác, so sánh ý nghĩa biểu đạt của chúng?
(Gậm: dùng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút, chậm chạp, kiên trì. Động từ diễn tả hành động bứt phá của con hổ nhưng thể hiện chủ yếu sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do.
-Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? Tư thế nằm dài..qua nói lên tình thế gì của hổ? Nhận xét về nghệ thuật?
(từ chỗ là chúa tể của muôn loài nay bị nhốt chặt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi, chịu ngang bầy với những hạng tầm thường vô nghĩa lý làm nó vô cùng ngao ngán buông xuôi, bất lực. Hổ nằm gặm khối căm hờn cứ lớn dần lên trong lòng nó như một khối u sầu nhức nhối. Nó khinh lũ người bên ngoài và nó nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo)
-Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về tâm trạng con hổ trong khổ thơ đầu?
 (Giáo viên giảng thêm tâm sự con hổ là tâm sự của người dân mất nước)
- 
I/.Giới thiệu chung:
1/Tác giả:SGK
2/Tác phẩm: SGK
a.Hoàn cảnh ra đời:
Nhớ rừng được in trong tập Mấy vần thơ (1943)được Hoài Chân và Hoài Thanh tuyển bình trong Thi nhân Việt Nam.
b.Nội dung: SGK.
II/.Đọc hiểu văn bản:
 /.Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú
 a/.Trước thực tại:
à Giọng thơ u uất, nghệ thuật nhân hoá, từ ngữ chọn lọc.
=>Tâm trạng uất hận, ngao ngán, căm hờn, bất lực trước thực tại.
4.Củng cố: 
- HS đọc lại đoạn thơ 2.3
- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh con hổ vùng vẫy ở trong giang sơn của nó
 5. Dặn dò: -
 -Về nhà học thuộc bài thơ 
 + Đọc và trả lời câu hỏi sgk
 +Làm trứoc bài tập ở nhà 
------------------------------------------------------------------------ 
Tuần: 20-Tiết:74
NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
	-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
B/CHUẨN BỊ
-Sách giáo viên- sách học sinh.
-Tích hợp kiến thức về Tiếng (từ Hán Việt), tích hợp kiến thức ngữ văn: văn bản Muốn làm thằng Cuội (ý thức cá nhân, gắn với cái tôi, cái tôi bất hoà với xã hội). Liên hệ với thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX.
-Giáo viên đọc thêm về Thế Lữ Thi nhân Việt Nam, Tuyển tập Thế Lữ.
-Học sinh chuẩn bị soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và nêu nội dung khổ thơ đầu của bài thơ Nhớ rừng?
3/Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu VB.
. Gv cho Hs nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu ở tiết 1.
Cho học sinh đọc đoạn 2.
-Cho học sinh xem tranh minh hoạ.
-Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? 
Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, hét núi, lá gai cỏ sắc, thảo hoa
Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thể ra sao?
Ta bước chân lênđường hoàng.
Lượn tấm thân  nhịp nhàng
đã quắc..im hơi
-Cho học sinh đọc tiếp đoạn 3.Tím ý chính?
- Hổ nhớ lại những kỉ niệm nào? Tác giả sử dụng NT gì?
-Đêm vàngtrăng tan
-Ngày mưa..
-Bình minh cây xanh nắng gội..
-Hoàng hôn đỏ máu..
à Các hình ảnh tuyệt đẹp, thơ mộng, hùng tráng và đầy bí mật
-Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?
-Có ý kiến cho rằng đoạn thơ: Ta đợi chết.còn đâu? Như bộ tranh tứ bình, ý kiến của em? Cho học sinh thảo luận.
(Trên nền của từng cảnh hoà vào từng cảnh là hình ảnh con hổ hiện ra mỗi lúc một vẻ: Một chàng trai một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng rừng bên suối vắng nhưng vẫn phù hợp với tập tính của hổ khi ra suỗi uống nước, thật lãng mạn; Một đế vương oai vũ đang ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình như là được thay áo mới sau trận mưa lớn; Một chúa rừng đang ru mình trong giấc ngủ bởi tiếng chim hót rộn ràng.. ; Câu thơ cuối có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình của văn học đầu thế kỷ XX)
- Hổ có tâm trạng như thế nào khi hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp?
-Cho học sinh đọc đoạn 4-5
-Trở về thực tại, cảnh vật ở đoạn thơ có gì giống và khác so với cảnh vật ở đầu bài thơ?
-Hoa chăm, cỏ xén
-Dải nước đen
-Những mô gò thấp kém..
-Dăm vừng lá hiền lành
-Hỡi oai linh ghê gớm của ta ơi!
-Thật ra cái mà con hổ căm ghét nhất là gì? Vì sao?
- Ctác giả sử dụng NT gì? Nhận xét về cảnh ở vườn Bách Thú ?
* GV chuyển tiết .
1/.Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú
 b/. Khi hồi tưởng về quá khứ.
 * Cảnh núi rừng và hình ảnh con hổ:
- Từ gợi tả, so sánh. nhân hoá
 - Sự uy vũ, vẻ đẹp oai hùng, quyền uy của chúa sơn lâm giữa cảnh hùng vĩ. dữ dội, hoang vu, linh thiêng.
 *Những kỉ niệm 
à Câu cảm thán, câu hỏi tu từ
- Kỉ niệm tuyệt đẹp, thơ mộng, hùng tráng, dữ dội, hổ chế ngự cả giang sơn.
=>Nỗi uất hận vì phải xa lìa quá khứ oai hùng, sự đau đớn lúc sa cơ, nuối tiếc tự do.
 2/.Thái độ của hổ trước thực tại và lời nhắn gửi.
Cảnh giả tạo, tầm thường, đơn điệu.
4/Củng cố:
-Nêu lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
5/Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ.
- Tìm hiểu kĩ đoạn thơ cuối.
	-----------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 20-Tiết:74B
NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
	-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
B/CHUẨN BỊ
-Sách giáo viên- sách học sinh.
-Tích hợp kiến thức về Tiếng (từ Hán Việt), tích hợp kiến thức ngữ văn: văn bản Muốn làm thằng Cuội (ý thức cá nhân, gắn với cái tôi, cái tôi bất hoà với xã hội). Liên hệ với thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX.
-Giáo viên đọc thêm về Thế Lữ Thi nhân Việt Nam, Tuyển tập Thế Lữ.
-Học sinh chuẩn bị soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và nêu nội dung khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng?
3/Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu VB.
. Gv cho Hs nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu ở tiết 2.
 (Đoạn này khác hẳn với 1 cũng miêu tả tâm trạng chán chường, uất hận của con hổ, là ở chỗ: cái nhìn của Chúa rừng mở rộng ra tỉ mỉ, chi tiết hơn khi thu vào tầm mắt cảnh vật thiên nhiên trong vườn bách thú- giang sơn của hổ bây giờ là cảnh gọn gàng sạch sẽ, được chăm sóc hằng ngày nhưng đó là cảnh không thay đổi nhàm chán, đặc biệt là cảnh tầm thường giả dối, thiên nhiên ở đây không là tự nhiên mà là thiên nhiên nhân tạo được sắp xếp bởi bàn tay con người. Đó chính là tâm trạng của những thanh niên trí thức Việt Nam về tình hình xã hội thực da ... a giặc và lòng căm thù . Phê phán thói hưởng lạc cá nhân , từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của các tướng sĩ) 
(?) Hãy tìm những trong văn tương ứng với luận điểm đó ? - Từ Huống chi ta ,,đến ta cũng vui lòng 
- Từ các ngươi ở cùng ta đến . Được không 
 Đọc đoạn văn mang luận điểm 1 
(?) Thời lạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói tới ở đây thuộc về thời kì nào của nước ta ? 
- Thời trần , quân Mông – Nguyên lăm le xâm lược nước ta 
(?) Trong thời buổi ấy , hình ảnh kẻ thù hiện lên qua những từ ngữ nào ?
- Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều , sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ , đòi ngọc lụa , hạch sách bạc vàng , hung hản như hổ đói 
(?) Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ kẻ thù ? 
- ngôn từ gợi hình gợi cảm , lời văn mỉa mai châm biếm 
(?) Cách tạo lời văn như thế có tác dụng gì ? 
- Khắc hoạ sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù . Gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc , người nhe 
(?) Từ đó kẻ thù hiện ra như thế nào ? 
Bạo ngược , vô nhân đạo , tham lam 
(?) Nhận xét thái độ của người viết đoạn văn này ? 
- Căm ghét , khinh bỉ kẻ thù . Đau xót cho đất nước 
 Gọi hs đọc luận điểm 2 
(?) Hãy tìm những từ ngữ ï thể hiện nỗi lòng của tác giả trước sự bạo ngược , vô nhân đạo của bọn xâm lược ? 
- Quên ăn mất ngủ , đau đơn đến thắt tim , thắt ruột , uất ức , căm tức khi chưa trả thù được , sẳn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước 
(?) Qua đó ta thấy được tâm trạng của tác giả ntn? 
Tâm trạng uất hận trào dâng trong lòng 
(?) Theo dõi đoạn văn diễn tả aân tình của chủ tướng đối với tướng sĩ cho biết : Đoạn văn này liên kết các câu văn có cấu tạo ntn ? ( Liên các câu có 2 vế song hành đối xứng , gọi là câu văn biền ngẫu )
(?) Các câu văn có cấu tạo hai vế song hành đối xứng ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả mối quan hệ chủ – tướng ? ( hstln) ( Diễn tả mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời )
(?) Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ những việc làm sai trái của tướng sĩ như thế nào ? (Vui chọi gà , cờ bạc , ham săn bắn , thích rượu ngon , mê tiếng hát )
(?) Trước việc làm sai trái đó sẽ dẫn đấn hậu quả gì ? 
- Thái ấp , bổng lộc không còn ; gia quyến vợ con khốn cùng , tan nát ; xã tắc tổ tông bị giày xéo ; thanh danh bị ô nhục ; chủ và tướng , riêng chung  tất cả đều đau xót biết chừng nào 
(?) Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống ntn cần phê phán ? (Quên danh dự và bổ phận . Cầu an hưởng lạc )
(?) Những lời văn đó đã bộc lộ thái độ nào của tác giả ? 
- Phê phán dứt khoát , rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ 
(?) Tiếp theo tác giả đã khuyên răn tướng sĩ điều gì ? 
- Biết lo xa , tăng cường võ nghệ ( huấn luyện quân sĩ ..)
(?) Lợi ích của những lời khuyên đó được khằng định trên những phương diện nào ? 
- Chống giặc ngoại xâm , còn nước . còn nhà 
(?) Theo em , trong 2 đoạn văn đó , tác giả đã thuyết phục người đọc , người nghe bằng lối nghị luận ntn? 
- Dùng phép điệp ngữ , liệt kê , so sánh , sử dụng câu biền ngẫu , lí lẽ sắc sảo 
 Hs đọc đoạn cuối 
(?) Theo em , vì sao Trần Quốc Tuấn có thể nói với tướng sĩ rằng : Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy của ta thì mới phải đạo thần chủ  tức là kẻ nghịch thù ? ( HSTLN)
(?) Đối lập thần chủ và nghịch thù , cũng có nghĩa vạch rõ 2 con đường sống và chết . Điều đó cho ta thấy TQT có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ của ông và với kẻ thù ? (thái độ dứt khoát , cương quyết , rõ ràng . Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược )
(?) Em có cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài Hịch ? ( Ghi nhớ sgk )
b , Phân tích tình hình địch- ta 
 ngôn từ gợi hình gợi cảm , lời văn mỉa mai châm biếm đã - Khắc hoạ sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù: bộ mặt bạo ngược , vô nhân đạo , tham lam của kẻ thù 
 ->Tâm trạng uất hận trào dâng trong lòng tác giả
 Phê phán dứt khoát , rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ . 
- Lời khuyên : Biết lo xa , tăng cường võ nghệ ( huấn luyện quân sĩ ..)
c, Nhiệm vụ cấp bách , khích lệ tinh thần chiến đấu 
- Chọn một trong 2 con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ 
thái độ dứt khoát , cương quyết , rõ ràng . Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược 
III, Ghi nhớ : sgk 
4, Củng cố :Hãy khái quát lập luận của bài Hịch tướng sĩ ? 
- Theo em tư tưởng của bài hịch là gì ? 
5, Dặn dò : nắm chắc cách lập luận , học thuộc ghi nhớ . Soạn bài mới “ Nước Đại Việt ta”
 ================================================
Tiết 95 : HÀNH ĐỘNG NÓI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Nói cũng là một thứ hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, lập kế hoạch dạy học.
HS : Soạn các câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
Đặc điểm hình thức , chức năng câu phủ định? Cho ví dụ
3/ Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Hành động nói là gì?
GV yêu cầu hs đọc vd trên bảng phụ. Thảo luận và trả lời câu hỏi. 
1.Li Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
2. Có, vì nghe Lí Thông nói Thạch Sanh vội vã đi ngay.
GV : chú ý trong hành động nói có lúc đạt được hiệu quả giao tiếp có khi không. VD :
A: Bạn ơi cho mình hỏi mấy giờ rồi?
B có thể ứng xử
B1: Im lặng khônng trả lời
B2: Xin lỗi, tôi không biết
B3: Đã ba giờ rồi
Vậy căn cứ vào các câu trả lời trên để biết A có đạt được hiệu quả giao tiếp không
A đạt hiệu quả trong câu trả lời của B3
3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói
4. Việc làm của Lí Thông là một hành động vì nó có mục đích.
Gv nhận xét 
Gv thực hiện : hướng đến một hs
- Cô mời X đứng dậy
Sau đó gv nói tiếp
- Cô mời X ngồi xuống
? Như vậy cô đã dùng hành động gì để điều khiển x?
HS trả lời: cô dùng lời nói
Gv: Vậy là cô đã thực hiện một hành động bằng cách nói , trong trường hợp này là yêu cầu.
? Hành động nói là gì?
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hành động nói ? 
1. HS đọc câu hỏi SGK và trả lời câu hỏi
- Trong đọan trích mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lý Thông điều nhằm một mục đích nhất định. 
Câu 1 : Dùng để trình bày
Câu 2 : Dùng để đe dọa
Câu 3 : Dùng để khuyên bảo
Câu 4 : Dùng để hứa hẹn
2. GV yêu cầu HS đọc VD 2 SGK và trả lời câu hỏi
- Lời cái Tí dùng để hỏi hoặc bộc lộ cảm 
I/ Hành động nói là gì ?
*Ghi nhớ : sgk.
VD :
II/ Một số kiểu hành động nói thường gặp :
* Ghi nhớ SGK
III. Luyện tập :
Bài tập 1 :
Bài tập 2 : 
 - Nhưng để cháo nguội: Mục đích trình bày
 - Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.(cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
b. - Đây là trời có ý  cho minh côn làm việc ( Mục đích nhận định, khẳng định)
 - Chúng tôi nguyện : Mục đích hứa hẹn
c. - Cậu vàng đi đời rồi: Mục đích báo tin, cảm xúc.
- Cụ bán rồi ? Mục đích hỏi
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong : Mục đích trình bày, xác nhận, báo tin
- Mặt lão: Mục đích kể và tả
- Khốn nạn. Oâng giáo ơi ! mục đícg bộc lộ cảm xúc
- Nó thấy tôi: Mục đích kể, tả
4/ Củng cố - dặn dò : 
- Thế nào là hành động nói? Cho ví dụ
- Trong đời sống hằng ngày ta thường gặp những kiểu hành động nói nào? Cho ví dụ
- Về nhà học bài, làm những bài tập còn lại.
- Soạn bài : trả bài tập làm văn số 5
 văn thuyết minh
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 26
TIẾT 96 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 VĂN THUYẾT MINH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs : 
-Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn thuyết minh .
- Nắm được ưu điểm và nhược điểm qua bài làm của các em để có hướng phát huy và khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải trong kiểu văn thuyết minh .
II.CHUẨN BỊ :
-Hs: Lập dàn ý đề bài đã làm.
Vg: Chấm bài, vô điểm, nhận xét.
III.Các bước lên lớp :
1.Ổn định:
2Bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3Bài mới : GV ghi đề bài lên bảng .
I.Đề bài :
Em hãy thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em .
II.Đáp án và biểu điểm :
* Yêu cầu về nội dung :
Cần đảm bảo đúng nội dung như phần dàn bài
1.Mở bài :(1.5đ)
Giới thiệu khái quát trò chơi .
2.Thân bài :(6đ)
-Số người chơi ,dụng cụ chơi 
-Các chơi (luật chơi ) thế nào thì thắng ,thế nào thì thua ,thế nào thì phạm luật 
-Yêu cầu đối với trò chơi .
3.Kết bài :(1.5đ)
Bày tỏ thái độ đối với trò chơi .
* Yêu cầu về hình thức ( hình thức 1đ)
- Đảm bảo có bố cục ba phần: Mb, Tb, Kb
- Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, diễn đạt câu tốt 
III/. Nhận xét ưu - khuyết điểm .
	- Đa số các em nắm được đặc trưng thể loại , phương pháp làm bài, nội dung khá hoàn chỉnh theo yêu cầu đề ra, trình bày khá rõ ràng, hoàn chỉnh.
	- Bên cạnh đó còn một số bài làm sơ sài, cẩu thả, chữ viết sai chính tả, diễn đạt chưa trôi chảy, mạch lạc.
IV/.Sửa lỗi sai
	Gv hướng dẫn Hs sửa các lỗi sai về diễn đạt, dùng từ, chính tả
4.Cũng cố, dặn dò :
	- Nhắc lại các phương pháp thuyết minh?
-Chuẩn bị bài : Nước Đại Việt ta: đọc kĩ vb, tìm hiểu chú thích, trả lời các câu hỏi đọc hiểu, xem nội dung ghi nhớ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8(3).doc