Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 75: Câu nghi vấn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 75: Câu nghi vấn

A. Mục tiêu:

 Giúp h/s:

 - Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.

 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn.

B. chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi trong phần I.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 75: Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 01/ 2009
Tuần: 20 
Tiết: 75
Tiếng việt
CÂU NGHI VẤN
A. Mục tiêu:
 	Giúp h/s: 
	- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
	- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn.
B. chuẩn bị:
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi trong phần I.
C. Lên lớp:
I. Ổn định tổ chức. 1’
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học về câu nghi vấn em hãy lấy hai ví dụ về câu nghi vấn?
	- Dòng nào xác định đúng nhất về các từ in đậm trong hai câu thơ sau?
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 ( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang )
	A. Là các từ tượng thanh. C. Là các tình thái từ.
	B. Là các từ tượng hình. D. Là các trợ từ.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 1’
 Trong Tiếng Việt, mỗi kiểu câu có một số đặc điểm, hình thức nhất định, nhưng đặc điểm này thường gắn với một chức năng chính. Vậy chức năng của câu nghi vấn là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Tiến trình bài dạy: 34’
Thời 
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
17’
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính.
- Gọi HS đọc VD SGK.
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên?
? Đặc điểm hình thức nào cho
biết đó là câu nghi vấn?
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
- GV: Câu nghi vấn bao gồm cả câu tự hỏi: 
 Người đâu gặp gỡ..
 Trăm năm biết có..
? Đặt một số câu nghi vấn?
- GV: Sửa chữa lỗi cho h/s.
? Hãy nêu một số từ ngữ nghi vấn?
? Câu nghi vấn có đặc điểm gì và chức năng chính của nó là gì?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK/11.
- Đọc VD.
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá?
- Sau mỗi câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi.
Trong câu có dùng từ nghi vấn: không, saokhông, hay (là).
- Dùng để hỏi.
- Hôm nay anh đi học phải không?
- ai, gì, nào, sao, không.
- Hs rút ra từ ghi nhớ.
Hs đọc ghi nhớ.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1. Ví dụ.
2. Ghi nhớ/11.
17’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập.
- GV chép bài tập trên bảng.
? Xác định câu nghi vấn?
? Xét các câu sau và trả lời câu hỏi?
- N 1, 2: Câu a, b và trả lời câu hỏi 1.
- N 3, 4: Câu c và trả lời câu hỏi 2.
? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao?
- GV: lấy ví dụ.
- Tôi không biết nó ở đâu.
(so sánh với “Nó ở đâu?”)
- Chúng ta không thể nói ta đẹp ntn.
(So sánh với “Tiếng ta đẹp ntn?”).
Yêu cầu h/s thảo luận nhóm bài tập 4 và 6?
Hình thức làm cá nhân:
a) Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c) Văn là gì? Chương là gì? 
d) Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì? 
- Hừhừcái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
=> Sau các câu nghi vấn thường có dâu chấm hỏi.
Hình thức thảo luận.
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ “hay”.
- Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc”câu sẽ sai ngữ pháp, nó sẽ dễ lẫn với câu ghép.
Hình thức làm cá nhân:
- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu vì đó không phải là câu nghi vấn.
- Câu a, b: có các từ nghi vấn “có không, tại  sao” nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu.
- Câu c,d: nào (cũng), ai (cũng) là từ phiếm định.
 HS thảo luận nhóm.
Bài 4: - Khác nhau về hình thức: có  không; đã  chưa.
- Khác nhau về ý nghĩa: Anh đã khoẻ chưa? giả định người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ. Nếu giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí. Câu hỏi 1 không có giả định đó.
VD: Cái áo này có mới (lắm) không?
Cái áo này đã mới (lắm) chưa?
Bài 6:
a) Đúng vì người hỏi đã tiếp xúc với sự vật hỏi để biết trọng lượng chính xác của sự vật đó.
b) Câu này sai vì người hỏi chưa biết giá chính xác của chiếc xe thì không thể thắc mắc về chuyện xe đắt hay rẻ được.
II. Luyện tập.
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 6:
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
	1. Củng cố: 3’
	- Câu nghi vấn có những đặc điểm gì?
	- Chức năng chính của câu ghi vấn là để làm gì?
	- Đặt một câu nghi vấn và phân tích đặc điểm.
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm bài tập 5.
	Gợi ý: 
	+ Từ ngữ ghi vấn? 
 + Vị trí?
 => Khác nhau về ý nghĩa?
	- Soạn : “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 75.doc