Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 77 - Bài 19: Văn bản: Quê hương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần  21 - Tiết 77 - Bài 19: Văn bản: Quê hương

a. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

 - Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

 - Rèn kĩ năng đọc thơ tám chữ.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 77 - Bài 19: Văn bản: Quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 01/ 2009
Tuần: 21 
Tiết: 77
Bài 19
Văn bản QUÊ HƯƠNG
 Tế Hanh
a. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
	- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
	- Rèn kĩ năng đọc thơ tám chữ.
b. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
c. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 4’
	- Đọc diễn cảm bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? Nội dung của bài thơ?
	- Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ “Nhớ rừng”?
	A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
	B. Để gây ấn tượng đối với người đọc.
	C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
	D. Để hoàn thiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài 1’
 	Tế Hanh là nhà thơ của quê hương. Ngay từ những sáng tác đầu tay hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh đã gắn bó thiết tha với làng quê (Quê hương, Lời con đường quê, Một làng thương nhớ). Trong bài “Quê hương” hình ảnh làng chài ven biển có dòng sông bao quanh được tái hiện lại một cách sống động bằng tình cảm yêu quê hương nồng thắm.
 2. Tiến trình bài dạy. 35’
Thời 
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
8’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục.
Yêu cầu đọc: giọng nhẹ nhàng, trong trẻo.
? Gọi 2 h/s nối tiếp nhau đọc bài.
? Nêu những nét ngắn gọn về nhà thơ Tế Hanh?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? HS hỏi - đáp chú thích: 2,3?
? Bài thơ có bố cục chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
? Đề tài và mạch cảm xúc của bài thơ?
- Hs đọc bài.
- Sinh năm 1921- làng chài ven biển Quảng Ngãi. Thơ ông thấm đượm tình yêu quê hương và niềm khao khát thống nhất Tổ quốc.
Nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
- Rút từ tập “Nghẹn ngào” (Hoa niên), xuất bản năm 1945.
HS hỏi - đáp chú thích dựa vào SGK.
- 4 phần:
2 câu đầu: giới thiệu chung về làng tôi.
6 câu tiếp: cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
8 câu tiếp: cảnh đoàn thuyền cá trở về bến.
4 câu cuối: nỗi nhớ của nhà thơ.
- Thơ tám chữ (tiếng), gồm nhiều khổ, gieo vần chân, liền: sông - hồng; cá - mã; giang - làng; gió - đỗ.
- Bài thơ viết về quê hương, một làng chài ven biển. Mạch cảm xúc là ca ngợi cuộc sống lao động của làng chài, nỗi nhớ quê hương của tác giả. 
I. Đọc, chú thích, bố cục.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a) Tác giả.
b) Tác phẩm.
c) Từ ngữ chú thích.
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản.
- Gọi h/s đọc 2 câu đầu? Tác giả đã giới thiệu về làng chài quê mình ntn? Nhận xét về cách giới thiệu đó?
? Đọc 6 câu tiếp theo? Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả vào thời điểm nào?
? Nhận xét gì về cảnh trời, cảnh biển khi đoàn thuyền ra khơi?
? Hình ảnh người lao động miêu tả qua hình ảnh thơ nào? Em hiểu “dân trai tráng” gợi hình ảnh người lao động?
? Làng chài được miêu tả qua hình ảnh nổi bật nào?
? Để làm nổi bật vẻ đẹp chiếc thuyền tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Em hiểu “con tuấn mã” ở đây ntn? Hình ảnh so sánh có tác dụng gì?
? Đọc hai câu thơ tiếp theo ? Tác giả dùng hình ảnh nào để đặc tả con thuyền? Nghệ thuật gì sử dụng ở đây?
- GV: Hình ảnh cánh buồm mang vè đẹp lãng mạn, nó gợi những chuyến đi xa, những ước mơ khoáng đạt, bay bổng của tuổi trẻ đầy hoài bão.
? Đoạn thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên và lao động ntn?
? Không khí đón đoàn thuyền đánh cá trở về được tái hiện ntn?
- GV: Chắc hẳn phải là con em của làng chài tác giả mới lột tả hết niềm vui, phấn khởi khi đón ghe cá.
? Hình ảnh người dân chài được miêu tả ntn? Cảm nhận của em về hình ảnh người dân chài qua hai câu thơ đó?
- GV: Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và có tầm vóc phi thường.
? Hình ảnh con thuyền được đặc tả ntn? Hãy so sánh với hình ảnh con thuyền ở khổ thơ 2?
- GV: Nếu không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần có hồn như vậy.
? Tình cảm của nhà thơ với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nỗi nhớ đó cuộc sống điều gì đặc biệt?
? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại nhớ tới những hình ảnh đó? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào?
- Nghề nghiệp truyền thống cua làng đánh cá (chài lưới).
- Vị trí của làng: bao bọc bởi nước sông đi thuyền nửa ngày xuôi sông ra tới biển.
=> Cách giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, giản dị.
- Buổi sớm mai hồng.
- Bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh: Thời tiết thuận lợi hứa hẹn buổi ra khơi tốt đẹp.
- Hình ảnh “Dân trai tráng....”
-> Người lao động mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ.
- Chiếc thuyền và cánh buồm.
- Nghệ thuật so sánh, sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt.
- Con “tuấn mã” ngựa đẹp, khoẻ và phi thường. Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
Cánh buồm giương.
- NT so sánh, ẩn dụ -> con thuyền chính là linh hồn, sự sống của làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật -> mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng.
- Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, hùng vĩ, cuộc sống lao động của con người vui vẻ, hào hứng, rộn ràng. Một vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi, hoành tráng và thơ mộng biết bao.
- Bến ồn ào.
- Dân làng chài tấp nập đón ghe về những chiếc ghe đầy cá.
=> Tác giả không tả một ai cụ thể mà gợi không khí chung cả làng, âm thanh “ồn ào”, trang thái “tấp nập” một không khí vui vẻ, rộn ràng và mãn nguyện.
“Nhờ ơn trời” như 1 tiếng reo vui, lời cảm tạ chân thành trời đất đã sóng yên “biển lặng”để người dân chài trở về an toàn.
- Làn da ngăm rám nắng.
- Thân hình nồng thở vị xa xăm.
Người đi biển lâu ngày tắm nắng gió ở những vùng đại dương xa xôi khiến cơ thể khoẻ mạnh, rắn rỏi, họ như còn nóng hổi vị mặn mòi của biển lúc trở về -> Mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả.
- NT nhân hóa -> Hình ảnh con thuyền nằm im mệt mỏi, nghỉ ngơi và lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó.
=> Con thuyền vô tri, vô giác trở nên hồn, một tâm hồn tinh tế. Cũng như người dân chài con thuyền ấy thấm đậm vị muối mặn của biển khơi.
- Hoàn cảnh xa quê. tác giả nhớ tới hình ảnh làng chài với màu nước xanh (biển), Cá (cá bạc), cánh buồm (chiếc buồm vôi), Con thuyền, Mùi biển (cái mùi nồng mặn quá).
- Những hình ảnh đó chính là hương vị riêng của làng chài, nơi tác giả đã từng gắn bó cả tuổi ấu thơ của mình => Tác giả là người rất yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Cảnh dân chài ra khơi đánh cá.
- Người lao động khoẻ khoắn, vạm vỡ.
- Con thuyền mang khí thế dũng mãnh khi ra khơi => vẻ đẹp hùng tráng.
Cánh buồm là linh hồn của làng chài => mang vẻ đẹp lãng mạn.
2. Cảnh đoàn thuyền trở về bến.
- Cảnh đón thuyền về: ồn ào, tấp nập -> không khí vui vẻ, rộn ràng, mãn nguyện.
- Hình ảnh người dân chài: khoẻ mạnh, rắn rỏi, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả.
-> Vẻ đẹp lãng mạn phi thường.
- Hình ảnh con thuyền.
NT nhân hóa.
3. Tình cảm của tác giả với quê hương.
=> Yêu thương gắn bó sâu nặng với quê hương.
7’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Nhắc lại những nét đặc sắc về NT của bài thơ?
? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì về sự sống và lòng người trong bài thơ?
? Qua bài thơ giúp em hiểu thêm gì về nhà thơ Tế Hanh?
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK.
- NT đặc sắc đó là sự sáng tạo hình ảnh thơ. Có những hình ảnh chân thực, không tô vẽ; nhưng lại có những hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn.
Có sự kết hợp hài hòa giữa phương thức miêu tả và biểu cảm. Qua miêu tả để bộc lộ cảm xúc của tác giả.
NT so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
- HS tự rút 2 nội dung từ ghi nhớ.
- Bức tranh thiên nhiên.
- Tấm lòng .
- Tinh tế trong cảm thụ cuộc sống quê.
Nồng hậu thuỷ chung với quê hương.
*/ Ghi nhớ -18.
5’
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
? Em hãy đọc một số câu thơ, bài thơ khác viết về quê hương?
? Gọi h/s đọc một đoạn thơ trong văn bản?
- HS đọc.
- Đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài “Quê hương” Tế Hanh. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa đọc.
III. Luyện tập.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Cảnh dân chài ra khơi đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào?
	- Cảnh đoàn thuyền trở về được đón tiếp như thế nào?
	- Qua đó cho thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?
	2. Dặn dò: 2’
 	- Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài thơ
	- Sưu tầm tiếp những câu, đoạn thơ viết về quê hương.
	- Soạn bài: “Khi con tu hú”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 77.doc