Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 84: Tập làm văn: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 84: Tập làm văn: Ôn tập về văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Củng cố, nắm vững các khái niệm về văn bản thuyết minh, các kiểu văn bản thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục, lời văn trong văn bản thuyết minh.

 - Rèn kĩ năng nhận biết đề bài, lập dàn bài, viết đoạn văn thuyết minh.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi đã cho về nhà.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 84: Tập làm văn: Ôn tập về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 02/ 2009	 
Tuần: 22 
Tiết: 84
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
	- Củng cố, nắm vững các khái niệm về văn bản thuyết minh, các kiểu văn bản thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục, lời văn trong văn bản thuyết minh.
	- Rèn kĩ năng nhận biết đề bài, lập dàn bài, viết đoạn văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi đã cho về nhà.
C. Lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 4’
	- Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh trước khi viết bài giới thiệu nơi đó?
	- Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
	A. Có tính chính xác và biểu cảm. C. Có nhịp điệu và giàu cảm xúc.
	B. Có tính hình tượng. D. Có tính hàm súc.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 1’
 	Trong các giờ học trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn bản thuyết minh (định nghĩa, các kiểu bài thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục của bài văn thuyết minh). Bài học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hoá lại những kiến thức đó.
2. Tiến trình bài dạy. 35’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lí thuyết.
? Thuyết minh là kiểu văn bản ntn? Nó có tác dụng gì trong cuộc sống?
? Đưa câu hỏi thảo luận nhóm (5’).
- Có các kiểu văn bản thuyết minh nào? Lấy ví dụ?
- Nêu các phương pháp thuyết minh.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong bài văn thuyết minh.
? Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV: nhận xét và bổ sung
Lập bảng thống kê.
- Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa . của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Đại diện các nhóm trình bày.
* Các kiểu đề:
- Thuyết minh về một đồ vật.
- Thuyết mminh về phương pháp (cách làm).
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Thuyết minh về thể loại văn học.
- Thuyết minh về phong tục tập quán.
* Các phương pháp.
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê, nêu ví dụ.
- Dùng số liệu.
- So sánh đối chiếu.
- Phân loại, phân tích.
* Các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận không thể thiếu trong văn bản thuyết minh nhưng phải được sử dụng hợp lí làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh cách lập dàn ý với một số kiểu bài.
I. Lí thuyết.
- Các kiểu đề văn thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
12’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s ôn lại cách lập dàn ý với 1 số kiểu bài.
- Đưa câu hỏi thảo luận: Lập ý và dàn ý đối với các đề bài. (5’)
N1: Giới thiệu đồ dùng trong học tập.
N2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương.
N3: Giới thiệu một thể loại văn học.
N4: Giới thiệu phương pháp, cách làm một đồ dùng học tập.
? Gọi h/s các nhóm trình bày. HS nhóm khác nhận xét?
=> Bổ sung, sửa chữa và chốt kiến thức. Mỗi đối tượng thuyết minh lại có phương pháp khác nhau vì vậy ta cần lưu ý khi lập dàn bài và viết bài thuyết minh về một đối tượng nào đó.
HS thảo luận nhóm -> Làm bài tập.
N1: Lập ý: - Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng.
Dàn bài:
a. MB: Giới thiệu đồ dùng và công dụng của nó.
b. TB: Hình dáng, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng.
c. KB: ý nghĩa đồ dùng đối với bản thân.
N2: Lập ý: Tên danh lam, vị trí, quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội.
Dàn ý 
a. MB: Vị trí, ý nghĩa danh lam thắng cảnh đối với quê hương.
b. TB: - Vị trí địa lí, quá trình hình thành và phát triển.
- Cấu trúc, quy mô, tính chất.
- Phong tục, lễ hội.
c. KB: Tình cảm của em đối với danh lam thắng cảnh đó.
N3: Lập ý: Tên thể loại văn học, bố cục, số chữ, cách gieo vần, nhịp
Lập dàn bài:
a. MB: Giới thiệu thể loại, vị trí của nó đối với văn học, xã hội.
b. TB: Giới thiệu phân tích cụ thể nội dung và hình thức của thể loại.
c. KB: Những lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại, văn bản.
N4: Lập ý: Tên đồ dùng, mục đích, tác dụng, nguyên liệu, qui trình, cách thức tiến hành, yêu cầu chất lượng.
Dàn bài:
a. MB: Tên đồ dùng, mục đích, tác dụng của nó.
b. TB: Nguyên liệu, số lượng, chất lượng.
- Qui trình, cách thức tiến hành từng bước, từng khâu.
- Chất lượng thành phẩm.
c. KB: Những lưu ý, giải quyết tình huống khi tiến hành.
II. Cách lập dàn ý với một số kiểu bài.
13’
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết đoạn văn thuyết minh.
? Viết đoạn văn giới thiệu cảnh đẹp lúc bình minh?
? Gọi h/s trình bày. HS khác nhận xét?
? Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập? Viết phần cấu tạo đồ dùng?
- GV: bổ sung và sửa cách diễn đạt, hình thức trình bày. Viết tốt đoạn văn thuyết minh tức là các em đã viết tốt bài văn thuyết minh. Vì vậy, cần rèn luyện viết đoạn văn thuyết minh cho tốt để đem lại kết quả tốt cho bài văn thuyết minh.
Hình thức: h/s làm cá nhân.
- Có thể giới thiệu tổng quát về cảnh đẹp lúc bình minh.
+ Mặt trời lên, không gian từ từ bừng sáng.
+ Mặt sông phẳng lặng như gương, phản chiếu ánh mặt trời.
- Có thể giới thiệu cụ thể (từ bắt đầu đến kết thúc) 
- HS trình bày.
Nhận xét: - Về hình thức.
- Về nội dung, cách diễn đạt.
- HS viết phần cấu tạo của đồ dùng. Gồm mấy phần -> chức năng -> tác dụng.
III. Luyện tập.
Viết đoạn văn thuyết minh.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố:
	- Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào?
	- Có những phương pháp thuyết minh nào?
	- Để có tư liệu cho văn bản thuyết minh chúng ta phải làm như thế nào?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Ôn lại phần lí thuyết. (Bố cụ bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh,)
	- Viết đoạn văn cho các đề bài còn lại.
	- Chuẩn bị tiết viết bài tập làm văn số 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 84.doc