Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 89: Câu trần thuật

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 89: Câu trần thuật

Giúp h/s:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 903Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 89: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 02/ 2009
Tuần: 24 
Tiết: 89
Tiếng việt
CÂU TRẦN THUẬT
A. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
C. Lên lớp.
	I. Ổn định tổ chức.
	II. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Đánh dấu x vào các câu trả lời đúng về đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến.
 	+ Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, hả, không, chưa,.), khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi; trong một số trường hợp kết thúc bằng dấu chấm, chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 	+ Câu cầu khiến là câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, trời ôi, xiết bao, chừng nào. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than.
 Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như:..
	- Điền tiếp nội dung vào chỗ trống để có câu trả lời đúng về chức năng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
	+ Câu nghi vấn có chức năng chính dùng để
	+ Câu cầu khiến dùng để.
	+ Câu cảm thán dùng để.
	III. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: 1’
 	Trong các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán về đặc điểm hình thức và chức năng của nó. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về câu trần thuật. Vậy câu trần thuật là gì? Chức năng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
	2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
16’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- GV: gọi HS đọc VD SGK.
? Dựa vào đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán cho biết những VD trên có câu nào là câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn?
- GV: Vậy các câu trên gọi là câu trần thuật.
? Các câu ở VD a, b, c, d có chức năng dùng để làm gì?
? Qua tìm hiểu VD trên em rút ra nhận xét gì về câu trần thuật?
? Chức năng chính của câu trần thuật là gì?
? Trong các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
? Gọc h/s đọc phần ghi nhớ?
? Lấy ví dụ về câu trần thuật và chỉ ra chức năng của nó?
- HS đọc VD.
- Cả 3 ví dụ a, b, c, không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến và cảm thán.
VD d: C1 là câu cảm thán vì có chứa từ ngữ cảm thán “Ôi!”.
C 2, 3 mặc dù có dấu chấm than ở cuối câu những không phải là câu cảm thán vì không có chứa những từ ngữ cảm thán.
- VDa: C1;2 trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.
C3: yêu cầu những người đang sống hôm nay phải có trách nhiệm ghi nhớ công lao ấy.
VDb: C1: vừa kể và vừa tả.
C2: thông báo.
VDc: dùng để miêu tả ngoại hình của Cai Tứ.
VD d: C2: nêu lên một nhận định, đánh giá.
C3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vốn là chức năng chính của câu cảm thán).
- Không có đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán.
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu trần thuật được dùng nhiều nhất, vì nó thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và tư tưởng tình cảm của con người trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn bản.
Ngoài chức năng thông tin, thông báo câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc vốn là chức năng của câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán. Nghĩa là gần như tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể thực hiện bằng câu trần thuật.
- HS đọc.
- Ngày mai, tôi đi học.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Không có đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán.
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
* Ghi nhớ.
18’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s làm bài tập.
? Đọc yêu cầu bài tập 1?
“Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”.
? Nhận xét kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó?
? Xác định kiểu câu và chức năng (những câu này dùng để làm gì?). Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này?
? Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan?
? Viết đoạn văn theo nhóm. Đoạn đối thoại giữa người mua hàng và người bán hàng có sử dụng 4 kiểu câu đã học?
8-> 10 dòng.
- Gọi các nhóm lên trình bày bài của từng nhóm.
- GV: nhận xét, bổ sung, chữa lỗi cho h/s.
- HS đọc.
Hình thức làm: Cá nhân.
C1: dùng để kể.
C2;3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
Nguyên tác: câu nghi vấn.
Dịch: câu trần thuật.
=> Cả hai câu đều diễn đạt một ý nghĩa, đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó.
Nhưng câu dịch đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hồi “biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch “Khó hững hờ” cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong người Bác.
Hình thức : thảo luận (5’).
a, Câu cầu khiến.
b, Câu nghi vấn.
c, Câu trần thuật.
=> Cả ba câu có chức năng giống nhau dùng để cầu khiến.
- Về ý nghĩa: câu b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).
- HS làm cá nhân trên bảng.
Hình thức : thảo luận nhóm (6’)
- Viết bài (giấy nháp).
- Yêu cầu: viết đúng chủ đề.
Sử dụng bốn kiểu câu đã học một cách chính xác, hợp lí.
Viết đúng yêu cầu một đoạn văn đối thoại.
II. Luyện tập
Bài 1:
Bài 3:
Bài 5:
	IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Thế nào là câu trần thuật?
	- Câu trần thuật có đặc điểm gì khác với các kiểu câu đã học?
	- Câu trần thuật được sử dụng trong các trường hợp nào?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Học thuộc ghi nhớ. làm bài tập còn lại.
	- Chuẩn bị bài: “Câu phủ định”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 89.doc