Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 91: Câu phủ định

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 91: Câu phủ định

Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.

 - Nắm vững chức năng của câu phủ định.

 - Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 961Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 91: Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 02/ 2009
Tuần: 24 
Tiết: 91
Tiếng việt
CÂU PHỦ ĐỊNH
A. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.
 - Nắm vững chức năng của câu phủ định.
 - Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Nêu dấu hiệu nhận biết và chức năng của câu cảm thán? Lấy VD về câu cảm thán?
	- Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
	A. Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố).
	B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao).
	C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
	D. Ở ngoài kia vui sướng biết bào nhiêu! (Tố Hữu).
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 1’
 	Câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó có gì khác so với các kiểu câu đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng.
- GV gọi h/s đọc VD.
? Các câu (b, c, d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
? Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
- GV: Những câu (b, c, d) chứa từ ngữ phủ định người ta gọi đó là câu phủ định.
? Đọc VD 2 trong SGK?
? Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
? Vậy câu phủ định là gì? Nó có những chức năng gì? 
- Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc VD.
- Các câu (b, c, d) khác với câu (a) ở các từ: không, chưa, chẳng.
- Câu (a) dùng để khẳng định việc Nam đi Huế là có thể diễn ra.
Câu (b, c, d) phủ định việc đó sẽ không diễn ra.
- HS đọc VD.
- Không phải nó trần trẫn như cái đòn càn.
Đâu có: Nó bè bè như cái quạt thóc.
- Để phản bác một ý kiến, một nhận định của người đối thoại.
- HS rút ra từ phần ghi nhớ/ 53.
19’
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Đọc yêu cầu bài tập 1? 
Hình thức: Thảo luận nhóm xác định các câu phủ định bác bỏ?
? Đọc VD. Những câu trên có phải là phủ định không? Vì sao?
? Đặt câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với câu trên?
? Nếu thay từ phủ định “không” bằng “chưa” thì viết lại câu ntn? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với những câu chuyện không?
? Các câu ở bài tập 4 có phải là câu phủ định không? Dùng để làm gì? Đặt câu có ý nghĩa tương đương?
- H thảo luận nhóm (5’).
a) Bằng hành động đócho tương lai.
b) Cụ cứ tưởnggì đâu!
c) Không, chúng con không đói nữa đâu.
- Cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có từ ngữ phủ định. Nhưng những từ phủ định này lại kết hợp với một từ ngữ phủ định khác tạo thành ý khẳng định.
a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường  nhất định.
b, Tháng támkhông ai không từng ăn.
c, Từng qua thời., ai cũng có một lần
- Nếu thay thì câu văn này phải viết lại: “Choắt chưa dậy được”.
ý nghĩa câu thay đổi “chưa”: sau đó có thể dậy được.
“không”: không thể dậy được
 => Có thể chết.
=> Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
- Các câu đó không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định) nhưng cũng dùng để biểu thị ý phủ định.
a, Ngôi nhà này đẹp thật!
b, Bài thơ này hay thật!
c, Ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
II. Luyện tập
Bài tập 2/53.
Bài tập 3/ 54.
Bài tập 4/54.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định có đặc điểm hình thức như thế nào?
	- Chức năng của câu phủ định dùng để làm gì?
	- Em hiểu “phủ định của phủ định” có nghĩa là gì?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Soạn bài: “Hành động nói”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91.doc