Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 26 - Bài 25 – Tiết 101 : Bàn luận về phép học ( luận học pháp )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 26 - Bài 25 – Tiết 101 : Bàn luận về phép học ( luận học pháp )

A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp học sinh :

-Thấy được mục đích , tác dụng của việc học chân chính : học để làm người , học để biết và làm , học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh , đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức cầu danh lợi.

-Nhận thức được phương pháp học tập đúng , kết hợp học với hành .

-Học tập cách lập luận của tác giả , cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định .

· CHUẨN BỊ ;

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 26 - Bài 25 – Tiết 101 : Bàn luận về phép học ( luận học pháp )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Ngữ văn 8 Bài 25 – Tiết 101 : BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
Tuần 26 ( LUẬN HỌC PHÁP ) 
 La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
 ( 1723-1804 )
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 Giúp học sinh :
-Thấy được mục đích , tác dụng của việc học chân chính : học để làm người , học để biết và làm , học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh , đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức cầu danh lợi.
-Nhận thức được phương pháp học tập đúng , kết hợp học với hành .
-Học tập cách lập luận của tác giả , cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định .
CHUẨN BỊ ;
Thầy : 
 + Nắm chắc nội dung nghị luận của văn bản .
 + Dựï kiến các khả năng tích hợp cho bài học ( Văn nghị luận , phương pháp lập luận , cách trình bày luận điểm . . . ) .
 + Dự kiến các hình thức dạy học tích cực ( Hệ thống câu hỏi , đọc , giảng , thảo luận nhóm , đèn chiếu . . . ) .
Trò : 
 + Đọc diễn cảm văn bản , tìm hiểu phần chú thích và chuẩn bị trả lời câu hỏi Đọc – Hiểu văn bản trong SGK. 
 + Nhớ lại kiểu văn bản nghị luận , bố cục và phương pháp lập luận , cách trình bày luận điểm đã học . 
B / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
Hoạt động 1 : Dẫn vào bài .
1. Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , của Cách mạng Việt Nam . Sinh thời , Người rất quan tâm đến tương lai nước nhà và đặt trọn vẹn niềm tin vào sự học tập của thế hệ trẻ . Người đã dạy : “ Non sông Việt Nam . . . . phần lớn nhờø ở công học tập của các em “.Thật vậy , học tập là nhiệm vụ bức thiết của con người ở bất kì thời đại nào .Chẳng thế mà cách dây hơn hai trăm năm , Nguyễn Thiếp – một nhà nho “ thiên tư sáng suốt học rộng hiểu sâu “ – đã có bài văn bàn luận về việc học tập . Học như thế nào ? Học để làm gì ? . . . Chúng ta sẽ tìm hiểu quan điểm của ông qua bài “ Bàn luận về phép học “ ( Luận về phép học )
- Nghe
Hoạt động 2 : Đọc –Tìm hiểu chú thích 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm
+Hỏi HS một số thông tin về tác giả và tác phẩm sau khi các em đã đọc kĩ phần chú thích (˜) trong SGK .
+Văn bản là một phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung . Dựa vào chú thích của SGK , em hãy nêu đặc điểm chính của thể tấu ? ( Mục đích viết , hình thức diễn đạt )
+ HS trình bày những hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm .
+Tấu là loại văn thư của bề tôi thần dân để trình bày sự việc , ý kiến , đề nghị.
-Được viết bằng văn xuôi , văn vần , văn biền ngẫu 
2. Đọc văn bản
+ GV hướng dẫn HS cách đọc và đọc mẫu : Đọc rõ ràng , lưu loát chú ý giọng điệu thể hiện sự chân tình , chân tình , bày tỏ lẽ thiệt hơn , vừa tự tin vừa khiêm tốn .
- Gọi HS đọc văn bản 
 GV nhận xét và sửa chữa các lỗi đọc
- HS đọc sau đó cả lớp nhận xét cách đọc .
3. Tìm hiểu chú thích
+ Cho HS đọc toàn bộ chú thích trong SGK chú ý 
đọc kĩ chú thích 2 ,3
+ Đọc các chú thích trong SGK và nêu nội dung thông tin trong chú thích 2 , 3 .
 III.Hoạt động 3 : Đọc - Tìm hiểu văn bản : 
A. Đọc – Hiểu cấu trúc văn bản
 1.Văn bản Bàn luận vể phép học là một phần bài tấu của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung . Em hãy nhận xét các đặc điểm (mục đích viết , hình thức diễn đạt ) của văn bản Bàn về phép học ?
2. Quan điểm chính của văn bản Bàn về phép học là gì ? 
3.Để thuyết phục vua , tác giả đã trìnhbày quan điểm của mình trên các khía cạnh nào?Hãy xác định các đoạn văn tương ứng với từng khía cạnh đó ?
4.Từ đó , em hãy xác định kiểu văn bản của bài tấu “ Bàn luận về phép học “ ?
 1. –Mục đích : Bày tỏ kiến nghị của mình về việc chấn chỉnh việc học trong nước .
-Hình thứùc diễn đạt : Được viết bằng văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu .
2. Nguyễn Thiếp dùng lí lẽ nêu lên quan điểm về phép học chân chính với niềm tin phép học này có thể đào tạc được nhân tài , làm cho quốc gia hưng thịnh . 
3. Trong văn bản này , quan điểm về phép học chân chính được trình bày theo 3 khía cạnh :
- Bàn về mục đích của việc học (“ Ngọc không mài . . . điều tệ hại ấy “) 
 - Bàn về cách học (“Cúi xin . Chớ bỏ qua “ ).
 - Tác dụng của việc học chân chính ( Đoạn còn lại )
4. Kiểu văn nghị luận .
B. Đọc – Hiểu nội dung văn bản
1. Bàn về mục đích chân chính của việc học
Đọc đoạn “Ngọc không mài . . . điều tệ hại ấy “
 +Mục đích của việc học:
a. Mở đầu đoạn văn , tác giả dùng câu châm ngôn “ Ngọc không mài không thành đồ vật ; người không học , không biết rõ đạo.” để bày tỏ suy nghĩ gì ? 
b.Em có nhận xét gì về cách giải thích các khái niệm “ học “ và “ đạo “ của tác giả ?
c. Qua cách giải thích của tác giả , em hiểu mục đích chân chính của việc học là gì ?
 ( Lời bình để GV tham khảo :
 Trong phần nêu vấn đề về sự học , tác giả không bàn đến việc vì sao phải học mà nhấn vào một khía cạnh: Học để làm gì? ( mục đích ) . Theo đó , học để làm người , học để “lập đức “ cho mình , để “ lập công “ nghĩa là phải cống hiến tài năng cho xã hội . Đó là nền tảng của “chính học “ , là cơ sở của một quốc gia dân giàu nước mạnh , xã hội thái bình thịnh trị . Cách nhìn của Nguyễn Thiếp đúng là có tầm chiến lược dài lâu vì nó có quan hệ đến sự an nguy của xã tắc .)
d. Theo các em , quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào cần được việc học ngày hôm nay phát huy ? Có những điểm nào cần điều chỉnh , bổ sung ?
 + Phê phán những biểu hiện , lệch lạc sai trái .
a. Cũng trong đoạn văn này , sau khi xác định mục đích của việc học , tác giả đựa vào cơ sở nào để đưa ra nhận xét “ Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi , không còn biết đến tam cương , ngũ thường “ ? Nhận xét này đã phê phán lối học nào ?
b. Khi nhận định “ Chúa tầm thường , thần nịnh hót . Nước mất , nhà tan đều do những điều tệ hại ấy “ , tác giả đã chỉ ra những tác hại của việc học lệch lạc , sai trái như thế nào ?
c. Nhận xét về đặc điểm lời văn và thái độ của tác giả trong đoạn văn này ? 
( Lời bình đoạn này để GV tham khảo :
Thông qua nội dung trình bày và lập luận chặt chẽ , logic theo kết cấu nhân – quả , tác giả đã giúp chúng ta nhận thức đươc những biểu hiện đáng buồn đang diễn ra trong bối cảnh xã hội đương thời . Theo đó , mục đích của người đi học đã sai mà cách đánh giá của xã hội lúc bây giờ về người đỗ đạt cũng sai ở cả đạo đức lẫn tài năng . Mục dích học sai khi biến sự học vốn chân chính , có ý nghĩa xã hội thiêng liêng thành một nấc thang danh vọng tầm thường . Vì mục đích sai nên cách học cũng sai , người đi học không gia công dùi mài kinh sử để nắm bắt tri thức , đạo lí thánh hiền , mà thay vào đó chỉ là một cách học hình thức mang tính máy móc giáo điều , học thuộc mà không hiểu , chỉ biết chép sao cho đúng từng chữ , thi sao cho đỗ mà thôi . Thử hỏi , những người đỗ đạt bằng cách học kiểu ấy để rồi trở thành trụ cột trong bộ máy điều hành nhà nước thì nguy cơ tới đâu. Uy tín và sự tồn tại của họ do không có thực đức thực tài chắc chắn đối với bề trên ( vua , chúa ) chỉ biết luồn cúi nịnh nọt . Bên cạnh đó , người giữ quyền uy tối cao là vua chúa laiï trọng dụng nịnh thần thì cái thói chạy theo hư danh , hư vinhtrong xã hôi mạêc sức tung hoành thâm chí tạo điều kiện cho bọn bất tài hống hách , lộng hành,kéo bè kéo phái hãm hại lẫn nhau . Cái lôgic tất yếu không thể tránh được là nhà tan , nước mất. Rõ ràng ,sức hấp dẫn không cưỡng được từ cách lập luận ở chính trong lập luận bởi tính khoa học khách quan của nó.)
a. -Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp.
 -Không thể không học mà tự thành người tốt đẹp .
 -Do vậy học tập là một quy luật trong cuộc sống của con người.
 _ Dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu ,vừa tăng sức mạnh thuyết phục.
b. Khái niệm “học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên thật dễ hiểu . Khái niệm “ đạo “ vốn trừu tượng , phức tạp được giải thích thật ngắn gọn , rõ ràng: “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người “ .
 c . Mục đích cùa việc học : Học để làm người. ( Hình thành đạo đức , nhân cách ) .
d. Thảo luận nhóm :
- Điểm tích cực : Coi trọng mục tiêu đạo dức của việc học . Khẩu hiệu “ Tiên học lễ ,hậu học văn “ trong các nhà trường hôm nay là sự phát huy đạo học ngày trước .
- Điểm cần bổ sung : Mục đích việc học không chỉ là rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực , trí tuệ , thể chất dể học sinh sau này có sức mạnh xây dựng cải tạo xã hội trên mọi lĩnh 
vực : đạo đức , văn hóa , kinh tế , khoa học kĩ thuật . . .
a. Tác giả soi vào thực tế đương thời để đưa ra nhận xét nhằm phê phán :
- Lối học lệch lạc : Chuộng hình thức , không chú ý đến nội dung học , thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung ý nghĩa.
- Lối học sai trái : học vì danh lợi bản thân.
b. - Đảo lộn giá trị của con người .
 - Không còn người tài , đức .
 - Từ đó dẫn đất nước tới thảm hoạ diệt vong.
c. Đoạn văn được cấu tạo bằng những câu ngắn , liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc .Qua đó , thái độ xem thường lối học chuộng hình thức lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính và coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp làm cho đất nước vững bền được thể hiện rõ nét . Đây là thái độ đúng đắn và tích cực cần được phát huy trong việc học ngày hôm nay . 
2. Bàn về cách học 
Đọc đoạn văn tiếp theo.
a. Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, trong việc học tác giả  ...  dân trị quốc . Nội dung kế sách ấy thể hiện tầm nhìn có chiều rộng , chiều sâu về một chiến lược lâu dài không phải ngày một ngày hai mà làm được . Chính vì vậy , vua Quang Trung xem tác giả như một người tri âm mới triệu kiến vào Phú Xuân để bàn quốc sự .
 Rất tiếc là triều đại Quang Trung mở ra chẳng được bao lâu , do đó chương trình chấn hưng việc học của Nguyễn Thiếp bị dang dở . Nhưng dù sao , quan điểm của Nguyễn Thiếp vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo V iệt Nam.)
e . Đây là văn bản được viết theo phương thức nghị luận , em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Em hãy xác định trình tự lập luận bằng sơ đồ ?
+ GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các sơ đồ xác định trình tự lập luận thông nhất chọn sơ đồ phù hợp nhất .
+GV đúc kết và cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK trang 79
d. Thảo luận nhóm :
( - Đạo học lấy mục đích chính là làm hưng thịnh nước nhà và làm người tốt cần được phát huy trong nhà trường với khẩu hiệu “ Tiên học lễ , hậu học văn “.
- Cách học gắn liền với hành đang được phát huy thông qua đổi mới phương pháp dạy – học “ lấy học sinh làm trung tâm “ ; thể hiện ở quan điểm tăng cường ý nghĩa ứng dụng và thực hành trong các môn học theo chương trình thay sách GK. )
e. Lập luận chặt chẽ , logic ,có sức thuyết phục.
HS tự vẽ sơ đồ và trình bày trước lớp .
HS đọc phần Ghi nhớ.
 IV. Hoạt động 4 : Luyện tập –Củng cố – Dặn dò :
 1.Yêu cầu HS làm phần luyện tập trong SGK trang 79 : Phân tích sự càân thiết và tác dụng của phương pháp “ Học đi đôi với hành “ .
2. GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học .
3. Dặn dò nội dung luyện tập ở nhà và chuẩn bị bài học kì tới .
1- Đọc nội dung phần luyện tập .
- Xác định yêu cầu .
- Trình bày nhận thức .
2. HS trả lới các câu hỏi trắc nghiệm .
3.HS ghi những nội dung chính theo yêu cầu của GV.
BÀI 25 – Tiết 102
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS
+ Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
+ Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động 1:
- GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu các đoạn văn bản bài 1 ở SGK trang 80.
- GV cho HS chuẩn bị các câu hỏi.
- GV chỉnh sửa và chốt lại
=> câu chủ đề có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn. Sự khác biệt đó giúp ta phân biệt 2 dạng đoạn văn thường gặp trong văn Nghị luận
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- HS thảo luận (2’)
- HS các nhóm lần lượt trình bày.
PHẦN GHI BẢNG
I. Tìm hiểu bài:
1. Câu chủ đề (câu nêu luận điểm):
a. “Thật là chốn hội tụ nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
-> Vị trí cuối đoạn
-> Viết theo cách quy nạp.
b. “Đồng bào ta ngày nay tổ tiên ta ngày trước.”
-> Vị trí đầu đoạn văn.
-> Viết theo cách diễn dịch.
Hoạt động 2:
- GV tiếp tục hướng dẫn HS và tìm hiểu bài 2 SGK trang 80.
- Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn NL, ta cần chú ý điều gì?
- GV cho HS đọc ghi nhớ
- HS đọc và thảo luận các câu hỏi (2’)
- HS trình bày, trả lời câu hỏi thông qua sách NV7 tập 2.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ và nêu ý chính cần nhớ.
2/ a. Luận cứ chính xác, chân thực sẽ làm luận điểm có sức thuyết phục cao.
b. Luận điểm, luận cứ phải được sắp xếp rõ ràng, hợp lý.
c. Luận điểm, luận cứ cần được trình bày chặt chẽ, hấp dẫn.
II. Bài học: (Ghi nhớ SGK trang 81)
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV cho HS đọc BT1 và xác định yêu cầu đề bài.
- GV bổ sung và chốt lại
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu, xác định yêu cầu BT2.
- GV chỉnh sửa sau các phần trình bày của HS.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu BT4 và xác định yêu cầu BT.
- Đối với BT3, GV cho HS đọc, tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- HS đọc, xác định yêu cầu diễn đạt ý mỗi câu thành 1 luận điểm ngắn gọn, rõ.
- HS giải bài tập
- HS đọc, xác định yêu cầu tìm luận điểm, luận cứ và nhận xét cách sắp xếp các luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT: đưa ra những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”. Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT, định hướng cách làm.
- HS có thể làm miệng (hoặc làm ở nhà)
III. Luyện tập:
BT1: 
a. Cần tránh lối viết dài dòng, khiến người đọc khó hiểu.
b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
BT2: 
- Luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm”
- Luận cứ: “Tế Hanh đã ghi được đôi nét cảnh sinh hoạt chốn quê hương”
- “Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới âm thầm trao cho cảnh vật”
à Tăng tiến, mức độ tinh tế cao hơn.
BT4: Luận cứ có thể được sắp xếp như sau:
- Văn giải thích nhằm làm cho người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu, thì người viết càng khó đạt được mục đích.
- Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế văn giải thích phải được viết sao cho dễ nhớ.
4/ Củng cố :
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Hoàn tất BT, học ghi nhớ.
5 / Dặn dò: -
 Chuẩn bị bài“phần chuẩn bị ở nhà” của bài “Luyện tập xây dựng và trình bày 
luận điểm”.
BÀI 25 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
TIẾT 103 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 Giúp HS :
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
	- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dàn bài ở nhà
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điểm nào?
3. Bài mới:
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết 103. đọc kỹ lại các bài “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” để học tập cách tổ chức và trình bày luận điểm.
- HS đọc lại đề bài (phần chuẩn bị ở nhà)
- Để thực hiện được nhiệm vụ mà đề bài nêu ra, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
Đề bài cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì? Cần xây dựng những luận điểm nào?
à Yêu cầu đề: “Khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn.”
Hoạt động 2: Đọc phần luyện tập 1 (Tr 83)
- Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác, cần phải thêm bớt hoặc điều chỉnh sắp xếp lại cho hợp lý không?
à Luận điểm (a) không phù hợp với đề bài vì nói đến “lao động tốt”.
- Sắp xếp lại các luận điểm cho hợp lý
- Cần thêm vào luận điểm làm bố cục rành mạch, rõ ràng, chặt chẽ.
Luyện tập:
Đề bài: “Hãy viết một bài cho tờ báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn”.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm:
a. Đất nước cần người tài giỏi.
b. Nhiều tấm gương phấn đấu học giỏi.
c. Muốn học giỏi phải chăm học
d. Thế mà một số bạn chểnh mảng học tập.
e. Càng ham vui chơi, không chịu học sau này khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g. Nên bớt vui chơi, chịu khó học hành sẽ trở thành người có ích.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS trình bày một trong những luận điểm của bài làm.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những điều cần chú ý khi trình bày luận điểm.
- Có phải các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a trong bài đều chính xác không, vì sao?
à Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đúng trên. Không thể nối bằng “do đó” vì không có quan hệ nhân quả.
- Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác nhau không? Em thích câu nào nhất? 
- Hãy nghĩ thêm vài câu giới thiệu luận điểm khác.
- Thảo luận: nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm được rành mạch, chặt chẽ. (phần 2b tr84)
à Các luận cứ được trình bày theo trình tự hợp lý.
- Cho HS viết câu kết đoạn mà đề bài đưa ra ở phần 2.1.
- Làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành qui nạp và ngược lại?
à Thay đổi vị trí câu chủ đề và sửa lại những câu văn sao cho sự liên kết đoạn chặt chẽ.
2. . Trình bày luận điểm:
a. câu 2: xác định sai quan hệ giữa hai luận điểm. Không có quan hệ nhân quả lại nối bằng “do đó”.
- câu 1: đơn giản, dễ làm
- câu 3: có giọng điệu gần gũi, thân thiết.
à Dùng nhiều cách chuyển đoạn khác nhau để tránh đơn điệu.
b. Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
c. Có thể có hoặc không có câu kết thúc đoạn.
d. Đoạn văn diễn dịch à qui nạp. Đổi vị trí câu chủ đề.
- Luyện tập ở nhà: bài 1, 2.
- Củng cố lại kỹ năng để viết bài văn nghị luận.
Hoạt động 4: Cho HS trình bày trước lớp luận điểm vừa chuẩn bị, các em khác nghe, nhận xét GV đánh giá, rút ra ưu khuyết điểm.
BÀI 25 – Tiết 104
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN NGHỊ LUẬN
I / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II / TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Nhắc lại kiến thức
3. Nêu những yêu cầu chính của bài làm.
4. Đề bài:
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩa về mối quan hệ giữa “học” và ‘hành”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8 - HK II.doc