Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Bài 25 - Tiết 126: Văn bản : Mây và sóng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Bài 25 - Tiết 126: Văn bản : Mây và sóng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1 - Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, đặc sắc nghệ thuật trong việc sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. Tích hợp các văn bản đã học.

2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.Phân tích những hình ảnh nghệ thuật.

3- Giáo dục : Tình cảm nhân văn , tình cảm gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

 1.GV : Nghiên cứu, soạn văn bản, chân dung Ta Go.

 

doc 90 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2059Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Bài 25 - Tiết 126: Văn bản : Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 25 - Tiết 126
Ngày giảng:
Văn bản : Mây và sóng
 ( R- Tago )
I. Mục tiêu bàI học.
1 - Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, đặc sắc nghệ thuật trong việc sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. Tích hợp các văn bản đã học.
2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.Phân tích những hình ảnh nghệ thuật.
3- Giáo dục : Tình cảm nhân văn , tình cảm gia đình.
II. Chuẩn bị: 
 1.GV : Nghiên cứu, soạn văn bản, chân dung Ta Go.
 2. HS : Học bài cũ, đọc- soạn văn bản .
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức..
2. Kiểm tra bài cũ . : 
 ?Đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Nói với con” và cho biết nội dung chính của bài thơ.
3 . Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Tình mẹ con có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Nếu Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao, Nguyễn Khoa Điềm là “ Khúc hát ru . ..” thì đại thi hào ấn Độ trong những năm đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời ( 1902- 1907) đã viết “Mây và sóng”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 2
? Dựa vào chú thích SGK hãy nêu vài nét chính về tác giả ?
( HS quan sát chân dung Tago trong sgk)
- Ta Go là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn độ.
- Ông để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ.
-Trong 5 năm(1902- 1907) ông đã mất 5 người thân : Vợ -1902, con gái thứ 2- 1904, cha và anh -1905, và con trai đầu – 1907 -> nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của Tago.
- Mây và sóng được in trong tập thơ Trẻ thơ .
*GV: Giọng đọc thay đổi giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây , trong sóng.
- Gv đọc 1 đoạn. HS đọc tiếp.
- H/s đọc và nắm vững phần chú thích dấu (*)
- Gv yêu cầu H/s giải thích từ ngao du.
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào?
- Thể thơ: Tự do.(Thơ văn xuôi) Các câu dài ngắn rất tự do, rất ít, thậm chí không vần, nhịp điệu nhịp nhàng nhưng cũng linh hoạt.
? Văn bản trên được chia làm mấy phần, , nêu giới hạn và nội dung của từng phần ? 
- Bố cục : 2 đoạn .
+ Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé.
+ Câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của em bé.
=> P2 là đợt sống lòng dâng lên thứ 2, bộc lộ tình cảm sâu sắc của em bé đối với mẹ trong hoàn cảnh thử thách và cũng góp phần thể hiện tình yêu thương mẹ trọn vẹn của em bé.
* HS đọc đoạn 1. 
? Có mấy lời hỏi? Mấy lời đáp trong từng phần đối thoại?
- Hai lời hỏi 2 lời đáp.
? Tại sao em bé lại hỏi. . .?
- Lời gọi rất hấp dẫn phù hợp với tâm lý tuổi thơ. Chơi suốt ngày với bình minh vàng, vầng trăng bạc. . . ngao du hết nơi này đến nơi nọ.
? Trước lời hỏi của em bé, những người trên mây và sóng đáp lại ntn?
? Qua lời đáp của mây và sóng, em suy nghĩ gì về cách đi?
- Lời mời gọi tới những cách “ngao du” rất hấp dẫn..
- HS.
*GV bình
? Em bé có đi chơi cùng những người kì lạ không?
? Em bé đã dùng cách nói nào để từ chối?
+ Câu hỏi tu từ -> Khẳng định , kiên quyết từ chối trước những lời mời gọi.
Em bé từ chối vì mẹ thân yêu. Tình cảm của bé với mẹ thật sâu nặng.
? Vì sao em bé không từ chối ngay từ đầu?
- Em bé không từ chối ngay -> phù hợp tâm lí trẻ thơ, tình yêu mẹ thắng những trò chơi hấp dẫn đó.
? Quyết định này chứng tỏ em là đứa con ntn?
? Cho biết họ có thể là những ai?
- Những người trên mây trên sóng có thể là thần tiên trong truyện cổ tích, thần thoại... Thế giới mà họ hứa hẹn với em thật kì diệu -> bé vẫn từ chối -> Tình yêu thương mẹ sâu sắc -> Tinh thần nhân văn của bài thơ chính là sự khắc phục những ham muốn của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ.
* HS đọc những câu thơ còn lại phần 2
? Em bé nghĩ ra những trò chơi gì?
? Nhận xét về trò chơi mà em bé nghĩ ra? Sự thú vị của trò chơi thể hiện ở chỗ nào?
- Chơi đùa với vầng trăng là ôm mặt mẹ.
- Nô dỡn với bến bờ kì diệu là tiếng cười giòn tan của con, là tiếng cười dịu dàng của mẹ
? So sánh những cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng- giữa thế giới tự nhiên và trò chơi Mây và sóng do em bé tạo ra?
- Trò chơi mây và sóng chỉ có . . thiên nhiên, trò chơi của em thú vị hơn vì em và mẹ đã hóa thân vào thiên nhiên, trò chơi lại ở ngay chính dưới ngôi nhà thân yêu -> em luôn có mẹ, trăng – bờ biển bao dung, dịu dàng luôn đón chờ em “ lăn lăn mãi”
? PT ý nghĩa của 2 câu thơ cuối?
- Điệp từ “Lăn” - ĐT “vỡ tan”
- Khẳng định TY thương mẹ con, HP của tình mẹ con gần gũi thiêng liêng và bất diệt không ai có thể tách rời, chia cắt được.
? Thành công về nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên?
- Lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên đẹp lung linh, kì ảo, sinh động , chân thực, giàu ý nghĩa.
Giọng thiết tha trìu mến.
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, BT còn gợi cho ta suy ngẫm về điều gì?
- Con người trong cuộc sống có thể có những cám dỗ và quyến rũ-> muốn khước từ phải có những điểm tựa mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc.
H? Nội dung chính của văn bản?
* Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Lời thơ phát triển theo bố cục cân đối .
- Đối thoại lồng trong lời kể.
- Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình em bé.
- Những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
* HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
I. Tìm hiểu chung
1- Tác giả :
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ân Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su (Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó.
1. Đọc
2. Từ khó
III. Tìm hiểu văn bản
1. Em bé trước lời mời gọi, của mây và sóng.
- Lời gọi: 
+ “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy .....vầng trăng bạc”
+ “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...nơi nao”
- Lời hỏi: 
+ “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
+ “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được”
-> Em bị hấp dẫn cuốn hút.
- Lời đáp: 
+ Hãy đến nơi tận cùng trái đất.... đưa tay lên trời. . . cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.
+ Hãy đến rìa biển cả nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
- Em bé từ chối : 
+ “Nhưng mẹ mình đang đợi ở nhà....làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?”
+ “Mẹ luôn muốn mình ở nhà. Làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?”
-> Tình yêu thương mẹ dã chiến thắng lời gọi hấp dẫn. 
2. Những trò chơi của em bé. 
- Bé tưởng tượng trò chơi: 
+ bé làm mây, 
+ mẹ làm vầng trăng bạc 
+ mái nhà là bầu trời xanh
+ con làm sóng 
+ mẹ - bến bờ kì lạ.
-> Trò chơi sáng tạo và thú vị ở chỗ: Sự hòa hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình cảm mẹ con.
- Con lăn, lăn, lăn mãi. . .ở chốn nào.
-> niềm hạnh phúc vô biên của con, tình yêu giữa 2 mẹ con.
 =>Tình mẹ con thiêng liêng, bất tử.
IV. Tổng kết
1. Nội dung – sgk
- Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
2. Nghệ thuật
- Lời thơ phát triển theo bố cục cân đối .
- Đối thoại lồng trong lời kể.
- Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình em bé.
- Những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
* Ghi nhớ.
V. Luyện tập
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài học. Nhắc HS tìm những bài thơ cùng chủ đề.
5. Hướng dẫn học bài: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK, học thuộc bài thơ.
- HS làm đề cương ôn tập về thơ để tiết sau ôn tập.
* Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: Bài 25 – Tiết 127 
Ngày giảng:
Ôn tập về thơ
I. Mục tiêu bài học.
1 - Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong chương trình HKII. Củng cố kiến thức về thể loại thơ trữ tình. Bước đầu nắm được thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam.Tích hợp phần Tiếng Việt và văn bản . 
2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng hẹ thống hóa, so sánh, phân tích, cảm thụ thơ trữ tình..
3- Giáo dục : Có thái độ tốt khi học văn thơ.
II. Chuẩn bị: 
 1. GV : Nghiên cứu các VB đã học trong phần thơ . 
2. HS : Học bài cũ, đọc làm đề cương ôn tập.
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ choc.
2. Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS : Đề cương ôn tập.
3 . Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Bài học hôm nay là sự tổng kết toàn bộ phần thơ đã được học trong chương trình ngữ văn 9.
Câu 1: Bẳng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam.
TT
Tên bài thơ
(Tác giả)
Năm
sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
(Chính Hữu)
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực, vừa lãng mạn “Đầu súng trăng treo” 
2
BT về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không có kính khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường TS trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng MN.
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng đIệu tự nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá.
(Huy Cận)
1958
7 chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người LĐ trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá. Qua đó thể hiện LĐ, niềm vui trong c/s mới.cảm xúc về TN,
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan.
4
Bếp lửa.
(Bằng Việt)
1963
Kết hợp7,8 chữ
Những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình quê hương đất nước.
Kết hợp với miêu tả và biểu cảm và bình luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
1971
Chủ yếu 8 chữ
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà ôi gắn lion với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai
Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến.
6
ánh trăng
(Nguyễn Duy)
1978)
5 chữ
Từ hình ảnh ánh trăng gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người línhgắn bó với thiên nhiên, đất nước bình di, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa , thủy chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu
7
Con cò
(Chế Lan Viên)
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con n ...  dẫn học bài: 
- Chuẩn bị tiếp cho tiết 2.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:... Bài 29 - Tiết 148
Ngày giảng:.
Tổng kết về ngữ pháp
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức : Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học. Tích hợp các văn bản .
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào giao tiếp và tạo lập văn bản .
3. Giáo dục : giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ ,câu.
II. Chuẩn bị : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đề cương học sinh đã chuẩn bị ở nhà.
3. Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Chúng ta sẽ tiếp tục đi tổng kết về các loại từ loại và các cụm từ đã được học ở các lớp dưới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 2
* HS đọc đề bài và xác định yêu cầu.
- HS lên bảng làm BT theo yêu cầu của giáo viên.
* Yêu cầu HS điền những từ đã tìm được vào bảng thống kê theo mẫu trong SGK. KT phần thể hiện đó trong vở của HS.
* Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
1. Đại từ dùng để hỏi 
- ai? gì? nào?-> hỏi người, sự vật.
- bao nhiêu, mấy-> hỏi về số lượng.
Sao, thế nào-> hỏi về hoạt động tính chất sự việc.
2. Một số loại tình thái từ khác
-Tình thái từ cầu khiến..: đi, nào, với.
-// // // cảm thán: thay, sao.
- // // // biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà.
? Thế nào là cụm DT, cụm ĐT, cụm TT?
 - Cấu tạo cụm từ gồm:
 PPT + TT + PPS
? Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm ?
Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm DT?
*Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm.
 Chỉ rõ dấu hiệu cho biết đó là cụm ĐT?
- H/s lên bảng làm bài tập -> Gv định hướng.
* Tìm phần trung tâm của các từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
Gv: Yêu cầu H/s lên bảng làm bài -> định hướng nhận xét.
II. Các từ loại khác.
1. Bài tập 1
- Số từ : ba, năm.
- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ.
- Lượng từ : những.
- Chỉ từ : ấy, đâu.
- Phó từ : đã, mới, đang.
- Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như.
- Trợ từ : Chỉ, cả, ngay, chỉ.
- Tình thái từ : hả.
- Thán từ : trời ơi.
2. Bài tập 2:
- à, ư, hử, hả, chứ, chăng.
-> tình thái từ nghi vấn.
B. Cụm từ
1. Bài tập 1
a. Các từ đóng vai trò trung tâm: ảnh hưởng, Nhân cách, Lối sống.
-> dấu hiệu là những lượng từ đứng trước : (tất cả) những, một, một.
b. Ngày (...)
-> dấu hiệu là : những
c Tiếng (cười, nói), 
-> dấu hiệu có thể thêm những vào trước.
2. Bài tập 2
a. Từ trung tâm : Đến, Chạy, Ôm 
-> dấu hiệu có các phó từ : “đã, sẽ, sẽ” ở phía trước
b. Lên (cái chính) 
-> dấu hiệu là phó từ “vừa”
3. Bài tập 3.
Phần TT
Các yếu tố phụ
a. Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại, bình dị.
b. Êm ả.
c. Phức tạp sâu sắc, , phong phú
- rất (phía trước)
- sẽ (trước)
- hơn (sau)
4. Củng cố: 
- GV Hệ thống, khái quát lại những kiến thức đã ôn tập.
5. Hướng dẫn học bài: 
- Soạn: Luyện tập viết BB.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:.	Bài 28 - Tiết 149
Ngày giảng:.
Trả bài tập làm văn số 7
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức : 
- Ôn tập về văn nghị luận nói chung, kiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng bố cục, tạo liên kết và diễn đạt trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Rút kinh nghiệm qua một bài cụ thể.
3. Giáo dục : 
- Giáo dục ý thức học tập của học sinh.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : 
- Chấm , chữa bài kĩ càng, phân loại điểm.
2. Học sinh : 
- Xem lại dàn ý của đề bài đã làm.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức .
2. Trả bài kiểm tra:
Bước 1:
HS nêu lại đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề:
 Những đặc sắc trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Dạng đề: Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
Bước 2:
Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý.
A. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Nhận xét đánh giá chung về bài thơ.
B. Thân bài:
* Đánh giá nội dung bài thơ :
- HS phân tích theo trình tự bài thơ:
+ Khổ 1: Từ miền Nam Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến sĩ ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu.
+ Khổ 2: miêu tả cảnh quan (phía ngoài) lăng Bác , nhà thơ tạo nên những suy nghĩ sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta.
+ Khổ 3: Sự vĩnh hằng , bất diệt của bác.
+ Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi ra về biết bao lưu luyến, buồn thương.
* Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc.
- Hình ảnh ẩn dụ: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng. . .
- Hình ảnh thơ đẹp, độc đáo.
C. Kết bài.
- Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ.
- Cảm xúc, thái độ của bản thân.
Bước 3:
GV gọi lần lượt 3-5 HS tự nhận xét những ưu điểm, tồn tại trong bài viết của mình.
+ Nội dung: đã đủ ý chưa? Đúng yêu cầu bài nghị luận không? Thiếu xót chỗ nào?
+ Hình thức: Đảm bảo yêu cầu bài nghị luận không?
 Đối với những tồn tại cần sửa chưa ntn?
Bước 4:
GV nhận xét chung những ưu, nhược điểm của HS:
1, Ưu điểm:
- Nội dung: đảm bảo những yêu cầu cơ bản về nội dung, làm nổi bật được tình cảm thành kính, biết ơn của Viễn Phương, nhân dân MN với Bác.
+ 1 số bài viết hay: Ngọc, Thương ,Trang, Yến.
- Hình thức: Đảm bảo yêu cầu về hình thức, giữa các phần có sự liên kết khá hợp lý.
2, Tồn tại:
- Nội dung: một số không thuộc hoàn chỉnh bài thơ, phân tích sơ sài, chưa hết ý thơ: Trần Hải, Hào, Đinh Hải, Bảo Anh, Lê Anh, ...
+ Luận điểm chưa rõ ràng.
+ Thiếu dẫn chứng.
+ Không phát hiện được những đặc sắc về nghệ thuật.
* Hình thức:
- Luận cứ chưa có sự kết hợp hài hòa
- Diễn đạt vụng, tối ý.
- Thiếu mạch lac, chép thơ như văn.
- Dùng từ sai, viết hoa tùy tiện.
- Sai chính tả, chữ xấu, viết ẩu.
* Chữa lỗi:
- Tác giả với sự bứt dứt, đầy đau xót.
- Cảm súc dâng chào trong lòng tác giả.
- Càng tiến sâu vào trong lăng.
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” cũng chỉ như bao bài thơ khác.
- Nhìn bề ngoài chúng có vẻ nhỏ bé như vậy , nhưng thực ra mỗi khí có gió lớn mưa to nhưng chúng vẫn đứng thẳng hàng ,không lung lay
- Tất cả cảnh vật trong lăng đều im lìm.
- Bác chính là mặt trời thật đỏ, mà cũng thật sáng.
3. Củng cố .
 - Gv chốt lại bài và giải đáp thêm những thắc mắc của HS. (nếu có)
4. Hướng dẫn học bài: 
- Soạn bài: Biên bản.
* Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : Bài 28 - Tiết 150
Ngày giảng :..
Biên bản
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức : Giúp HS biết viết một biên bản thông dụng
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng viết một biên bản hành chính theo mẫu.
3. Giáo dục : 
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
- Giáo án, Bảng phụ ghi biên bản sinh hoạt đội và thực hiện bài tập 1. 
2. Học sinh : 
- Đọc, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra: 
 ở các lớp dưới các em đã được học những VB hành chính công vụ nào ? 
3. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Gv giới thiệu với HS loại VB hành chính công vụ mới sẽ được học. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 Hoạt động 2
* Yêu cầu HS quan sát văn bản mẫu.
- Gọi 1 HS đọc 2 VB mẫu.
? Biên bản 1 ghi lại sự việc gì? (mục đích)
? Nội dung chính của biên bản 1?
? Biên bản 2 ghi lại sự việc gì?
? Nội dung chính của biên bản 2?
- Ngoài ND chính còn có 1 số nội dung khác.
? Hai biên bản trên có dấu hiệu hình thức nào đáng chú ý?
(Chữ viết, quy cách)
- Ngoài ra không sử dụng phép tu từ, có câu tách ra nhiều dòng.
- Các lớp từ hành chính, lớp từ xưng hô mang tính chất CT-XH.
? Từ 2 biên bản trên em hiểu thế nào là biên bản?
- Là loại VB ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.
- Tác dụng (mục đích) làm cơ sở cho các nhận định, quyết định và kết luận xử lý.
? Những sự viẹc ghi trong biên bản trên được lấy từ đâu?
- Chính thực ttế các sự việc đó đã xảy ra.
? Từ đó em rút ra đặc điểm chung nhất của biên bản?
- Biên bản 1: BB hội nghị
- Biên bản 2: BB sự vụ
? Ngoài hai văn bản mẫu trong SGK em hãy kể các biên bản khác mà em biết?
* Một số loại biên bản khác :
- Biên bản bàn giao công tác.
- Biên bản đại hội chi đoàn.
- Biên bản về việc vi phạm ATGT.
- BB kiểm kê thư viện
* Yêu cầu HS xem lại 2 biên bản mẫu.
? Biên bản gồm mấy phần ?
- Bố cục : 3 phần
? Phần mở đầu của biên bản bao gồm những mục nào?
- Viết in hoa.
- Đối với biên bản hội ghị cần ghi lên góc trái hoặc sau tên biên bản cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân viết.
- Tên BB thể hiện rõ ND chính của BB. 
? Phần nội dung của biên bản bao gồm những mục gì?
- Có thể đánh số cột mục rõ ràng.
? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào ?
- Tính chính xác của biên bản, giúp cho người có trách nhiệm, xem xét để dưa ra những kết luận đúng đắn .
? Phần kết thúc của biên bản bao gồm những mục nào?
? Mục kí tên vào biên bản nói lên điều gì ?
- Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập BB.
*1 HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc
* HS đọc yêu cầu đề bài .
? Lựa chọn các tình huống viết biên bản ?
- b. vbđề nghị
- e. bản kiểm điểm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
I. Đặc điểm của biên bản.
1. Ví dụ - Sgk
2. Nhận xét:
a. Nội dung:
* Biên bản 1: Ghi lại nội dung, diễn biến các thành phần tham dự buổi sinh hoạt chi đội.
- Nội dung chính:
+ Bạn Lê Thành Sơn đánh giá hoạt động đội.
+ ý kiến của các bạn dự họp.
+ Phát biểu của đại biểu.
+ Bạn sơn phổ biến công tác đội trong tuần tới.
* Biên bản 2: ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm sau khi đã xử lí.
 - Nội dung chính :
Thống kê toàn bộ tang vật, số lượng. .đặc điểm của giấy tờ, tang vật , phương tiện được trả lại 
b. Hình thức :
- Theo mẫu quy định.
- VD: 
+ Tên biên bản: viết in hoa
+ Có thể đánh số thứ tự các sự việc
+ Không trang trí các hoạ tiết
+ Lời văn rõ ràng, chính xác
3. Đặc điểm chung:
* Nội dung :
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
- Ghi chép đầy đủ, trung thực.
- Thủ tục chặt chẽ.
- Lời văn chính xác, ngắn gọn.
* Hình thức:
- Đúng mẫu quy định
II. Cách viết biên bản.
1. Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ. 
- Tên biên bản.
- Thời gian, địa điểm, thành phần .
2. Phần nội dung:
- Ghi lại diễn biến , kết quả sự việc một cách khách quan theo một trình tự nhất định.
3. Phần kết thúc.
- Thời gian kết thúc.
- Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.
* Ghi nhớ – SGK.T126
III. Luyện tập.
Bài tập 1 :
Các tình huống cần lập biên bản : a, c, d,
Bài tập 2 :
4. Củng cố: 
- GV chốt lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài: 
HS học thuộc ghi nhớ SGK.
Soạn: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 da chinsartT tiet 126 150.doc