Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 78-79: Văn bản: Cố hương - Lỗ Tấn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 78-79: Văn bản: Cố hương - Lỗ Tấn

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có hiểu biết bước đầu vè nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cố hương”.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

 - Tinh thần phân phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

 - Màu sắc trữ tình đạm đà trong tác phẩm.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2674Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 78-79: Văn bản: Cố hương - Lỗ Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: 30/11/2010 - Ngày dạy: 7 /12/2010
Tiết 78-79:
	Văn bản: 
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Có hiểu biết bước đầu vè nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cố hương”.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
	- Tinh thần phân phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
	- Màu sắc trữ tình đạm đà trong tác phẩm.
	- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện “Cố Hương”.
2. Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
	- Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm quê hương, đất nước.
III- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:	- Giáo án, tranh chân dung (sưu tầm-nếu có), bảng phụ
	- Phương pháp: vấn đáp, đọc tái hiện, thảo luận, động não , khăn trải bàn,
	- Phương tiện: máy chiếu (Thao giảng cụm), bảng phụ.
2. Học sinh: học bài cũ, đọc, tóm tắt, soạn nội dung bài mới.
IV- LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình tổ chức các học động dạy - học bài mới:
a/ GTB: (1’) Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Trung Quốc, tác phẩm tiêu biểu là “Cố Hương”. Đây cũng là xã hội TQ thu nhỏ lúc bấy giờ. Vậy tác phẩm phản ánh điều gì ở xã hội TQ, đặc sắc nội dung, nghệ thuật là gì? Hôm nay, ta cùng tìm hiểu.
b/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Mục tiêu: 
+ Nắm được một vài điểm về tác giả, xuất xứ văn bản.
+ Xác định được vị trí của các nhân vật, bố cục VB.
+ Kể được câu chuyện.
- Phương pháp:
+ Đọc - tái hiện.
+ Vấn đáp.
- Thời gian: 15 phút.
I- Tìm hiểu chung:
? Nêu những nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn.
? Về những đóng góp của ông với nền văn học TQ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt/ kể lại văn bản (phần đọc thực hiện ở nhà)
? Xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính? Vì sao?
? Xác định bố cục, phương thức biểu đạt?
-GV: Đặc điểm “đầu cuối tương ứng” của bố cục Cố hương : Sự lặp lại đơn thuần :
- Rời quê có mẹ “tôi” và Hoàng.
-Về quê “tôi”dự đoán được thực trạng của cố hương, rời quê “tôi”ước mơ cố hương đổi mới.
GV : Nhân vật “tôi”là nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Cố hương rất giàu màu sắc trữ tình.
- HS dựa vào chú thích để trả lời.
- Để lại công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương rất đồ sộ..
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS xác định, lý giải.
( TL: Hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “tôi”.-Nhân vật “tôi”là trung tâm vì “tôi”là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn hệ thống nhân vật, từ nó , toát lên tư tưởng chủ đạo của tac phẩm)
- TL: Gồm ba phần :
+ Phần 1 : “Tôi không quản đang làm ăn sinh sống”: “Tôi” trên đường về quê.
+ Phần 2 : “Tinh mơ sáng hôm sau sạch trơn như quét”: những ngày “tôi” ở quê.
+ Phần 3 :”Thuyền chúng tôi thẳng tiến thành đường thôi”:”tôi” trên đường xa quê.
- Tự sự xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
1. Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn TQ nổi tiếng. Bối cảnh xã hội TQ trì trệ, lạc hậu,. của người dân TQ đã thôi thúc nhà văn  mục đích lập nghiệp cao cả.
 Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng. Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.
2. Nhân vật trung tâm: tôi; nhân vật chính: Nhuận Thổ.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc - hiểu VB
- Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thảo luận, giảng giải.
- Phương tiện: máy chiếu/ hoặc bảng phụ.
- Thời gian: 48 phút. (tiết 1 phân tích hết phần về nhân vật NT-25’, tiết 2 phân tích về nhân vật tôi, nghệ thuật - 30’)
II- Đọc - hiểu VB:
? Nhân vật NT trong truyện hiện lên trong tác phẩm qua mấy giai đoạn?
- GV chia 4 nhóm thảo luận tìm những đặc điểm về nhân vật NT qua 2 giai đoạn đã xác định.
? Qua sự miêu tả khác nhau của một con người như vậy, điều đó có phẩn ảnh gì về xã hội TQ lúc bấy giờ hay không?
- GV: Qua sự thay đổi của nhân vật NT, cũng như một số nhân vật khác: Thím Hai Dương (Ngày trước: “nàng Tây Thi đậu phụ”, “hàng đậu phụ bán chạy là vì có chị ta” --> Có nhan sắc .
- Bây giờ: dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính.
- Giọng nói the thé.
- Hành vi kỳ cục : “Mụ com-pa.chạy biến”),.. Trọng điểm vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ “mua đồ gỗ”, mượn cớ đưa tiễn mẹ con “tôi”để “lấy đồ đạc”, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ.
 Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ, đặc biệt là đối chiếu Nhuận Thổ (quá khứ) với Thuỷ Sinh (hiện tại).
- Qua hai giai đoạn.
- Thảo luận và tham gia trả lời.
- Tìm dẫn chứng chứng minh:
+ Hai mươi năm trước: cậu bé khỏe mạnh, da bánh mật, nhanh nhẹn, cổ đeo vòng bạc, hiểu biết nhiều điều về bẫy chim, bắt tra, nói chuyện tự nhiên.
+ Hiện tại: ăn mặc rách rưới, nghèo khổ, vàng vọt, gầy còm, nói chuyện thưa bẩm.
- HS tham gia trả lời.
1. Nội dung:
a/ Nhân vật Nhuận Thổ:
- Là nhân vật chính trong tác phẩm.
* Nhuận Thổ trong kí ức người kể chuyện:
- Nhuận Thổ trong quá khứ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh thần tiên và kì dị.
-> thơ ngây, hiền hậu, chất phác.
- Nhuận Thổ ở hiện tại: nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp.
=> Sự khác biệt như vậy phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội Trung Quốc.
? Ở tiết 1, ta đã học những nội dung gì về văn bản “Cố hương”?
? Hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Lỗ Tấn? 
- GV: Như vậy, ở tiết 1 ta đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, về nhân vật Nhuận Thổ, ở tiết học này, thầy trò ta sẽ cùng tìm hiểu về nhân vật “tôi”, về những đặc sắc nghệ thuật của truyện.
- GV: Chúng ta vào bài mới.
? Các em hãy nhắc lại, trong truyện có những nhân vật nào?
? Vậy hãy nhắc lại đâu là nhân vật chính? Nhân vật trung tâm của truyện?
-> mục b.
? Vì sao ta có thể xác định “tôi” là nhân vật trung tâm? 
- GV: Nhân vật “tôi” trở về sau 20 năm xa cách quê hương có những cảm nhận gì, -> vào ý tiếp theo.
? Nhận xét về khung cảnh làng quê, sau hai mươi năm xã cách như thế nào?
? Cảnh quê là vậy, thế còn con người ơ chốn cố hương như thế nào?
- GV: Trọng điểm vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, và cả tính cách của những người khách mượn cớ “mua đồ gỗ”, mượn cớ đưa tiễn mẹ con “tôi” để “lấy đồ đạc”, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ (như ta đã học ở tiết 1: 
+ Hai mươi năm trước: cậu bé khỏe mạnh, da bánh mật, nhanh nhẹn, cổ đeo vòng bạc, hiểu biết nhiều điều về bẫy chim, bắt tra, nói chuyện tự nhiên.
+ Hiện tại: ăn mặc rách rưới, nghèo khổ, vàng vọt, gầy còm, nói chuyện thưa bẩm.
 - GV: Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ, đặc biệt là đối chiếu Nhuận Thổ (quá khứ) với Thuỷ Sinh (hiện tại).
? Như vậy, nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
- GV Cố hương với cảnh làng xóm tiêu điều, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, những hủ tục, làm cho con người có những thay đổi không chỉ về diện mạo mà còn tính cách, tinh thần càng ngày có sự giảm sút. 
-> Cuộc sống lạc hậu đã làm cho nhiều người trở nên thấp hèn đi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận: Từ những thay đổi của làng quê, của con người nơi đây, nhân vật tôi đã nhận thấy được những điều gì từ cố hương?
- Xã hội phong kiến TQ lúc bấy giờ có nhiều biến động nào là giặc trong, giặc ngoài, trộm cướp, hủ tục, lạc hậu đã làm cho người dân có phần biến đổi, ngu muội đi. 
? Trong chương trình Ngữ văn ta đã học, có những văn bản, cụ thể là những câu thơ nào nói về cảnh xã hội loạn lạc cũng làm thay đổi 1 phần nào đó tính cách con người?
- GV: Tình cảnh ngu muội của người dân TQ lúc bấy giờ được LT khắc họa sâu sắc qua tác phẩm “Thuốc” của ông.
- Nhìn lại bối cảnh nước ta lúc bấy giờ cũng vậy, các em đã từng học qua những tác phẩm, đoạn trích từ các tác phẩm văn học hiện đại như: Tức nước vỡ bờ hay Sống chết mặc bay.hay đổi của làng quê, của con người nơi đâyâyát hiện ra những chiến bát, đĩa dưới đống tro tro
? Qua “Cố Hương”, nhân vật “tôi ” có những mong ước gì?
 Những thay đổi mà tác giả miêu tả trong Cố hương là những thay đổi có tính điển hình của xã hội Trung Quốc cận đại. Miêu tả sự thay đổi của làng quê, tác giả đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết: phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”, hình ảnh con đường ở cuối truyện mang tính triết lí sâu sắc, nó là ước mơ của nhà văn LT về một xã hội hiện đại.
- Nói về những ước mơ, những khát vọng về cuộc đời mới cũng có rất nhiều nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”của nhà văn Kim Lân, hình ảnh đoàn người phá cướp kho lương thực, lá cờ đỏ bay ở cuối truyện cũng thể hiện ước mơ về hòa bình, tự do.
- GV: Hình ảnh vòng hoa đặt trên nấm mộ của chiến sĩ Hạ Du trong tác phẩm “Thuốc” của LT cũng là một ước mơ về cuộc sống tốt đẹp. 
? Nhìn đất nước TQ bây giờ, em thấy ước mơ của LT như thế nào?
? Em có ước mơ gì?
-GV: Con người, ai cũng có một mơ ước, nhưng để ước mơ trở thành hiện thực là cần có sự cố gắng nổ lực không ngừng của mỗi cá nhân. Thầy chúc ước mơ tốt đẹp của các em đều thành hiện thực.
* Tiết 79*
- HS: .
- Lỗ Tấn (1881-1936), là nhà văn nổi tiếng của TQ, ông đã từng làm rất nhiều nghề, nhưng cuối cùng ông nhận thấy rằng văn học là vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thần dân chúng đang ở tình trạng ngu muội và hèn nhát. Trong số các tác phẩm văn chương của ông có tập truyện ngắn xuất sắc Gào thét, và Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét.
- Nhuận Thổ, tôi, mẹ, thím Hai Dương, Hoàng, Thủy Sinh,.
- NV chính: NT.
- NV trung tâm: tôi.
- Là nhân vật trung tâm của truyện, đồng thời là người kể chuyện. Đó là nhân vật nhạy cảm, hiểu biết sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ hệ thống với các nhân vật, từ đó, thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
-Hình ảnh làng quê hiện ra thật buồn : Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, thấy xa gần mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới bầu trời vàng úa. --> Làng quê sa sút.
- Con người có những đổi thay.
+ Thím Hai Dương :Ngày trước: “nàng Tây Thi đậu phụ”, “hàng đậu phụ bán chạy là vì có chị ta”, lưỡng quyền không nhô cao, môi không mỏng --> Có nhan sắc .
- Bây giờ: dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, dáng địu com-pa.
- Giọng nói the thé, hay phân bua, gắt gỏng, chua chát (qua việc chị ta phát hiện ra những chiếc bát, đĩa dưới đống tro, cho rằng mình có công, rồi lấy “cần khí sát” rồi biến mất).
- HS:.
- HS thảo luận và tham gia trả lời.
+ Tình cảnh sa sút, suy nhược của người TQ đầu thế kỷ XX mà “Cố hương” là hình ảnh thu nhỏ của xã hội TQ thời đó.
+ Thấy được nguyên nhân của những thực trạng đáng buồn đó.
 + Những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.
 - Trong bài thơ: Nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ có nói: “Trẻ con thôn nam khint ta già không sức, Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật”, những câu thơ này có nhắc đến bối cảnh loạn An Lộc Sơn những năm 755-763.
- HS:..
- Nghe.
- Đã thành hiện thực.
-HS: bộc lộ.
b/ Nhân vật tôi:
- Là nhân vật trung tâm của truyện, đồng thời là người kể chuyện. 
- Là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ hệ thống với các nhân vật, từ đó, thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
- Cảm nhận của nhân vật tôi trong chuyến về quê lần cuối:
+ Tình cảnh sa sút, suy nhược của người TQ đầu thế kỷ XX mà “Cố hương” là hình ảnh thu nhỏ của xã hội TQ thời đó.
 + Thấy được nguyên nhân của những thực trạng đáng buồn đó.
 + Những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.
- Nhân vật tôi còn được khắc họa với những ước mơ về một đất nước TQ trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thủy Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.
? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
? Việc kết hợp các phương thức ấy như thế nào?
? Việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật trong văn bản như thế nào?
- Tham gia trả lời:
+ Tự sự: kể lại lần về quê cuối cùng.
+ Miêu tả: trời càng u ám; thôn xóm tiêu điều; trên mái ngói, mấy cộng tranh khô phất phơ; miêu tả về ngoại hình các nhân vật,..
+ B/cảm: lòng tôi se lại; Làng cũ tôi đẹp hơn kia; ..khiến tôi lại càng thêm ảo não.
+ Nghị luận: hình ảnh con đường cuối văn bản.
- Nhuần nhuyễn.
- Giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Xây dựng hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết, củng cố:
- Mục tiêu: 
+ HS nắm được ý nghĩa văn bản.
+ Khái quát nội dung, nghệ thuật của VB.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu (nội dung phần ý nghĩa VB).
- Thời gian: 7’
3. Ý nhĩa văn bản:
“Cố hương” là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
* Ghi nhớ SGK trang 219.
? Ý nghĩa có thể rút ra từ văn bản?
- GV khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS tham gia trả lời.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố lại kiến thức về nhân vật NT.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Phương tiện: bảng phụ.
- Thời gian: 7’
III. Luyện tập
- GV hướng dẫn thực hiện BT2/219: cho HS điền vào bảng phụ chuẩn bị sẵn.
- Thực hiện theo yêu cầu.
4. Hướng dẫn tự học: (1’)
	- Học kĩ nội dung bài học.
	- Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
	- Chuẩn bị cho tiết học sau: Trả bài TLV số 3. Soạn dàn bài cho đề TLV đã làm.
	* Phần phụ lục ĐDDH:
	1/ Về nhân vật tôi.
Những thay đổi về làng quê Tình cảnh sa sút, suy nhược 
Nhân vật tôi
 Thể hiện tư tưởng 
Những thay đổi về chủ đạo của tác phẩm Những hạn chế, tiêu cực,
con người (qk-ht, ng-ng)
 Ước mơ về một đất nước TQ trong tương lai
	Nhân vật trung tâm - người kể chuyện
	Là đầu mối của toàn bộ câu chuyện
	2/ BT2 luyện tập.
Söï thay ñoåi ôû nhaân vaät Nhuaän Thoå
Nhuaän Thoå luùc coøn nhoû
(20 naêm tröôùc)
Nhuaän Thoå luùc ñöùng tuoåi
(luùc “toâi” trôû veà)
Hình daùng, ngoại hình
Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên , cổ đeo vòng bạc, tay mập mập, cứng rắn.
Cao gấp hai trước, da vàng sạm, có nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm, tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ.
Ñoäng taùc
Nhanh nhẹn, lanh lẹn.
Người co ro cúm rúm.
Thaùi ñoä ñoái vôùi “toâi”
Thân mật, gần gũi.
Cung kính, xa lạ.
Tính caùch
Cởi mở, thật thà, ngây thơ.
Nhút nhát.
V/ ĐÁNG GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT79_L9_2.doc